Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Mai Văn Lạng: CẦN CÓ CƠ CHẾ ĐẶC CÁCH DANH HIỆU NSND, NSUT

Phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT
có nên trưng cầu ý kiến?

VOV.VN
Thứ 2, 08:56, 20/07/2015
 

Làm sao để việc phong tặng danh hiệu cao quý không trở thành “lùm xùm”, phải là vui, nhìn thấy nhau tay bắt mặt mừng…

Những ngày qua, dư luận cả nước, đặc biệt là những nghệ sĩ chân chính hết sức quan tâm đến việc xét phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT). Người ta đổ dồn về 2 vấn đề nên đặc cách cho một vài nghệ sĩ hay cứ thẳng thừng xét theo quy định, quy chế? Cứ “Chuẩn” mà làm hay cũng phải có một cái ngoặc đơn, ví dụ như (Trường hợp đặc biệt nên chưng cầu ý kiến nhân dân, hoặc chưng cầu ý kiến nghệ sĩ trong ngành)… ? 


Soạn giả Mai Văn Lạng (bên phải)
Phóng viên VOV.VN đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với Ths nghệ thuật, soạn giả Mai Văn Lạng, trưởng phòng dân ca và nhạc cổ truyền Đài TNVN về vấn đề này.

Pv: Xin vào thẳng vấn đề. Điều làm anh trăn trở nhất về việc xét phong tặng NSND, NSƯT là gì?


Mai Văn Lạng:
Trước hết cho tôi xin chúc mừng tất cả các nghệ sĩ đã được xét phong tặng đợt này nói riêng và các nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu cao quý NSND, NSƯT. Điều tôi trăn trở nhất hiện nay là làm thế nào để việc phong tặng danh hiệu cao quý không trở thành “lùm xùm”, phải là vui, nhìn thấy nhau tay bắt mặt mừng. Chúc mừng nhau chứ không còn cảnh người này ưu tú, người kia buồn, mình có kém gì đâu mà sao số mình thế này thế nọ. Biết rằng sự công bằng 100/100 là khó. Nhưng chí ít công chúng, khán thính giả nhìn vào cũng thấy quả thật Ban cố vấn, hay ban xét duyệt, họ thực sự công tâm và đã làm hết trách nhiệm. 


Pv: Xin anh cho ví dụ cụ thể các trường hợp mà anh biết và cho là chưa công bằng trong việc xét tặng danh hiệu NSND đợt này? 

Mai Văn Lạng: Tôi may mắn được tiếp xúc với các nghệ sĩ, với nhiều phương thức khác nhau từ rất sớm. Đặc biệt từ khi là học sinh trường Đại học sân khấu điện ảnh đến nay cũng đã 24 năm. Sau đó may mắn về Đài TNVN công tác tiếp tục được “cọ xát”, được nghe, được xem các nghệ sĩ thể hiện, nên, với tư cách cá nhân, tôi có thể thẳng thắn nói về một số trường hợp. Ví dụ như trường hợp NSƯT Minh Thu, hơn 40 năm theo nghề, con nhà nòi nghệ thuật, chị đã hết sức cố gắng để thể hiện thành công hàng chục vai diễn chèo đạt đến trình độ mẫu mực, bên cạnh đó chị là một trong những giọng hát chèo hay nhất hiện của ngành chèo hiện này. Với tôi, điều đáng trân trọng là chị có ý thức vô cùng về việc giới thiệu quảng bá nghệ thuật chèo đến với công chúng. Bằng chứng là hầu hết các chương trình hát chèo của VOV, dân ca nhạc cổ của VTV, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chị đều có mặt, đều có ý thức thu kỹ, từng chi tiết, từng cái ngân, rung, nhịp phách… để mang đến cho công chúng món ăn tinh thấn vừa mang tính dân dã vừa mang tính thẩm mĩ cao… NSƯT Thanh Ngoan cũng vậy. Có thể nói nghệ sĩ nổi danh từ thủa đôi mươi, bên canh chất giọng trời cho chị còn có một lối diễn sắc xảo tinh tế, giàu sáng tạo, năm 1988, lúc ấy Thanh Ngoan ngoài 20 đã nổi danh với vai mụ chủ quán Hồng Lâu vở diễn “Hồ xuân Hương”, cùng với NSUT Minh Thu, vai đào Liên, NSƯT Quốc Anh vài Chiêu Hổ, NSƯT Vân Quyền vai Hồ Xuân Hương đã làm nên sự thành công vang dội của vở diễn. Cũng như NSUT Minh Thu, NSƯT Thanh Ngoan lăn lộn với chèo và nhiều loai hình nghệ thuật khác. . . . rồi NSƯT Khắc Tư. Có thể nói NSƯT Khắc Tư có một giọng hát vàng mười. Ông nổi danh trên sóng đài TNVN gần 40 năm qua. Giọng hát đẹp ấy, lối diễn tinh tế, giàu cảm xúc ấy… cũng đành ngậm ngùi khi không có tên trong danh sách đợt này phong tặng danh hiệu này… rồi trường hợp NSƯT Thanh Bình. Hiện nay ai xứng đáng hơn bà? Người thầy của hầu hết các nghệ sĩ chèo của các đoàn chèo, một giọng hát chèo mẫu mực, chín nhất… những trường hợp khác như NSƯT Út Bach Lan, Minh Vương v v của cải lương. . . NSƯT Chí Trung, Minh Hằng của kịch nói cũng vậy. Họ hoàn toàn xứng đáng được đặc cách....[...]

Pv: Ông mong muốn gì trong việc xét phong tặng danh hiệu ?

Mai Văn Lạng: Tôi nghĩ, để đỡ cho việc “xì xào”, thì nên xét thẳng tưng, theo quy chế, không “đặc cách” bất kỳ trường hợp, dù đó là ai đi chăng nữa. Việc quan tôi cứ phép công tôi làm. Đánh chết tôi cũng không theo anh, chị nào đó đề xuất. Hoặc đã đặc cách thì có một quy chế đặc cách. Có thể mở một cái ngoặc đơn trong quy chế (trường hợp đặc biệt có thể xin ý kiến nhân dân, hoặc các nghệ sĩ trong ngành nghề đó. Ví dụ nghệ sĩ trong ngành chèo thì xin ý kiến ngành chèo, tuồng xin ý kiến ngành tuồng…) chứ nghệ sĩ A được đặc cách nghệ sĩ B không được đặc cách thì đúng là có vấn đề.

Pv: Xin cảm ơn Ths, soạn giả Mai Văn Lạng.
 
PV/VOV.VN.
__________

Nếu cứ chặt theo quy chế thì các NSUT Diễm Lộc (Chèo), Trần Thị Tuyết (Ngâm thơ) có đủ tiêu chuẩn Huy chương vàng hội diễn không? Nếu không đủ, sao vẫn được? Và nếu được thì các nghệ sĩ như Minh Thu, Thanh Ngoan sao lại bị trượt?

Còn những người không XIN, nhưng họ là những bậc thầy về nghề, hoặc rất giỏi nghề, như các nghệ sĩ; Thanh Bình, Kim Đức, Thanh Ngoan, Minh Thu, Xuân Hinh, Văn Chương,....thì sao? 

Họ không XIN nhé! Tôn vinh thì tôn, không thì đã có nhân dân đích thực tôn vinh!


3 nhận xét :

  1. Chúng tôi là người đóng thuế. Phong tặng danh hiệu chỉ là việc hư danh phù phiếm, giúp cho một số người lobby kiếm huê hồng và các giám khảo có cơ hội ăn. "ăn không từ một thứ gì", tốn tiền thuế của nhân dân. Nghệ sĩ Đào Duy Từ chẳng cần Vua phong tặng danh hiệu, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cần gì CSVN phong tặng... thế nhưng sự nghiệp và thanh danh của các Ông trường tồn cùng dân tộc. Bả danh hư phù phiếm, cần gì thứ này.

    Trả lờiXóa
  2. Giải tán cái cơ chế này đi?

    Trả lờiXóa
  3. Đẻ thêm ra "quy chế đặc cách" lại có lý do tranh cãi ai đáng ai không đáng được đặc cách, còn loạn nữa! rồi sẽ sinh ra nạn đặc cách cho người quen, cho ai có phong bì, chỉ tổ mở thêm một lối đi dẫn đến nạn hối lộ.! Ban đầu danh hiệu còn ý nghĩa cao quý, bây giờ lẫn vào những cái tên xa lạ với công chúng nhân dân, nhiều quá, lộn xộn quá, thượng vàng hạ cám! vàng thau lẫn lộn. Nên bỏ hẳn việc xét danh hiệu đi là văn minh nhất, cho môi trường Văn nghệ trở lại trong sạch, để người nghệ sĩ chỉ việc chuyên tâm vào sáng tạo nghệ thuật chứ không phải lo đến việc kiếm huy chương, như thế mới có tác phẩm hay.

    Trả lờiXóa