Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

LẦN ĐẦU BÁO CHÍ VN GỌI ĐÍCH DANH KẺ THÙ TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

Tưởng niệm các liệt sĩ Vị Xuyên

Báo Tuổi trẻ
12/07/2015 09:03 GMT+7

TT - Sáng 11-7, hàng trăm cựu chiến binh thuộc sư đoàn 356 từng chiến đấu tại chiến trường Vị Xuyên đã tổ chức lễ thắp hương tưởng niệm, cầu siêu cho vong linh những liệt sĩ đã hi sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc.


 Các cựu binh sư đoàn 356 tưởng niệm đồng đội trên điểm cao 468, nơi diễn ra trận đánh 
ác liệt ngày 12-7-1984 - Ảnh: Hà Hương

Ngày 12-7 hằng năm được sư đoàn 356 coi là ngày giỗ trận của sư đoàn, ngày cách đây 31 năm (12-7-1984), hơn 600 cán bộ chiến sĩ sư đoàn đã ngã xuống để giành lại các cao điểm 772, 685... trước quân xâm lược Trung Quốc.


Trên đài hương tưởng niệm đồng đội tại cao điểm 468, cựu binh Đỗ Quang Huy, thay mặt các đồng đội còn sống, chia sẻ: “Giờ đây, những đồng đội đã hi sinh trên các điểm cao, sườn đồi, hốc đá mà chưa tìm được để đưa về nghĩa trang Vị Xuyên. Chúng tôi là những người may mắn sống sót trong cuộc chiến bảo vệ biên cương Tổ quốc sẽ luôn làm tất cả những gì có thể để linh hồn đồng đội được yên nghỉ”.

Đại tá Nguyễn Đức Cam (nguyên sư đoàn phó, tham mưu trưởng sư đoàn 356) chia sẻ: “Mỗi năm trở lại Vị Xuyên, chúng tôi vui niềm vui của ngày gặp mặt, anh em vẫn còn khỏe mạnh để hội ngộ với nhau. Nhưng chẳng biết bao giờ có thể quy tập được đầy đủ hài cốt anh em về”.

Cuối tháng 4-1984, Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự đánh vào biên giới tỉnh Hà Tuyên (tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang bây giờ) kéo dài hơn 100km, từ huyện Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc mà huyện Vị Xuyên là chiến trường khốc liệt nhất.

Ngày 12-7-1984, ta mở chiến dịch trên toàn mặt trận nhằm lấy lại các cao điểm mà Trung Quốc xâm chiếm. Tham gia trận đánh có các sư đoàn 313, 314, 316, 356... Riêng sư đoàn 356 được chọn làm đơn vị chủ công đánh các điểm cao 1100, 772 685, 233, đồi cô X, 1509, 1030, 1250.

Ta đã lấy lại được những điểm then chốt nhưng trong chiến dịch này, khoảng 600 cán bộ chiến sĩ sư đoàn 356 hi sinh, 400 cán bộ chiến sĩ sư đoàn 316 và 312 cũng ngã xuống. Phần lớn hài cốt các liệt sĩ hi sinh trong trận đánh này đến nay vẫn chưa được tìm thấy và quy tập về nghĩa trang liệt sĩ.

Tối 11-7, tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), UBND huyện Vị Xuyên cùng lực lượng thanh niên tình nguyện, các cựu binh sư đoàn 356 đã thắp nến tri ân các liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Hà Hương

14 nhận xét :

  1. Ơ, vậy là năm 1984 cũng đụng độ trên biên giới phía Bắc chứ không chỉ 1974, 1979, 1988. Chắc chắn nhiều người thế hệ 7x, 8x không biết vụ này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những năm 1984-1986 bảo vệ biên giới phía Bắc gay go ác liệt lắm , nhất là mặt trận Hà Tuyên . Em trai nhà văn Phạm viết Đào hy sinh trong thời kỳ này. Ta đã phải tổng động viên cục bộ (chỉ quân khu thủ đô) để tăng viện cho các Quân khu 1 (Cao Bằng -Lạng Sơn) và quân khu 2 (Hà Giang- Tuyên Quang).
      CCB đánh Tàu!

      Xóa
    2. lịch sử bị lãng quên thật khốn nạn , chúng khai hỏa vào ngày 02-04-1984 hủy diệt tieeur đoàn pháo binh của sư 313 tê liệt và đánh chiếm điểm cao 1509 sau đó, kèm Theo ở huyện Yên Minh chúng chiếm tiếp điểm cao 1250 , kết thúc năm 1989 nhìn trung hao tổn người và của chăc k dám tổng kết ,vậy mà bưng bít 30 năm k dám há mồm tuyên truyền vì đại cục Cứt

      Xóa
    3. Suốt từ 1979 cho đến những năm 1984, 1985 trên biên giới phía Bắc luôn xẩy ra đụng độ giữa bộ đội ta và quân xâm lược TQ. Bọn giặc TQ vẫn không ngừng lấn chiếm các điểm cao, còn ta thì quyết tâm giành giật và chiếm lại nên sự hi sinh và khốc liệt những năm đó là không hề nhỏ.

      Xóa
    4. Ai nói mà biết? Thời gian trôi qua sự thật lịch sử mới được phơi bày !

      Xóa
  2. Lịch sử đã bị bưng bít hàng mấy chục năm,cuối cùng sự thật cũng phải được phơi bày.Trung Quốc không bao giờ là bạn tốt của nhân dân VN mà chỉ là bạn vàng của một nhóm người trong nước.Xúc động với tấm lòng của các CCB Sư đoàn 356.Không xác định được kẻ thù làm sao bảo vệ được Tổ Quốc

    Trả lờiXóa
  3. Hẫy để các anh hùng liệt sĩ được suy tôn là anh hùng liệt sĩ... Các cựu chiến binh đã không bị quân thù, cái chết khuất phục thì cũng không được khuất phục trước bạo quyền, bất công... Cách anh phải bảo vệ nhân dân trước bất cứ kẻ thù nào... Như vậy mới xứng danh người chiến sĩ nhân dân...

    Trả lờiXóa
  4. Năm 1984, 1988 có đụng độ với CSTQ à? Tại sao chính quyền CSVN lại giấu diếm 2 cuộc đụng độ này?
    Trong bài có câu: "Ta đã lấy lại được những điểm then chốt nhưng trong chiến dịch này". Thế tại sao sau khi lấy lại được những điểm đó, bộ đội ta lại kho không lấy được xác của các đồng đội? Tôi nghi ngờ câu nói trên quá?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đơn giản là ta chôn những chiến sĩ hy sinh ngay tại những điểm cao mà ta chiếm lại được, nhưng sau này khi đàm phán thì ta lại chấp nhận lùi, nhường phần đất đó cho TQ để đổi lấy hoà bình, bây giờ là đất TQ rồi thì lấy lại thế nào được nữa! Mà hoà bình thì cũng có đâu!

      Xóa
  5. Ai đã cắt nhượng đất có phần mộ của con em,chiến sĩ ta để họ vĩnh viễn không về được quê nhà? Các nhà làm sử cần phải có trách nhiệm nói rõ cho hậu thế rõ,đừng để họ những người đã ngã xuống phải đổ nước mắt dưới cõi âm vô cùng sầu thảm

    Trả lờiXóa
  6. Nên sửa lại tên bài: Lần đầu tiên kể từ sau năm ???... báo chí Việt Nam gọi đích danh...
    Bởi vì hình như trước thời điểm Hội nghị Thành Đô, chúng ta vẫn có ý chí dùng ngôn ngữ như thế!

    Trả lờiXóa
  7. Chúng tôi những thanh niên Thủ đô đã theo lệnh tổng động viên cục bộ lên đường nhập ngũ tăng viện cho các mặt trận biên giới phía Bắc vào những năm 1983-1987. Quân đoàn 26 chúng tôi đóng tại Cao Bằng (quân khu 1). Năm 1985 , một tiểu đoàn bộ binh cơ giới số 14 thuộc Sư đoàn bộ binh 346 Quân đoàn 26 được lệnh sang chi viện cho mặt trận Hà Tuyên , khi đó gay go nhất. Trên đường đi đến địa phận Hà Tuyên , một bên là vách núi cao , một bên là vực sâu . Tiểu đoàn 14 đã bị pháo và hỏa lực của Tàu bắn xối xả vào đội hình. Dường như chúng biết trước cuộc hành quân này nên đã bố trí phục kích , chặn đầu , chặn đuôi. Kết quả : gần như tiều đoàn này bị xóa xổ. Những người sống sót lao qua lửa đạn trở về nằm la liệt tại thị xã Cao Bằng. Trong đội ngũ cấp cao của Quân khu 2 khi đó có nội gián. Những thông tin này cần được làm rõ.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi tin các cựu chiến binh đã từng vào sinh ra tử vì đất nước này, họ không chịu được sự hèn nhát, nhục nhã trước kẻ xâm lược hung bạo, dù nó là kẻ nào!

    Trả lờiXóa
  9. Nói chung là bà con cũng không nên hồ hởi quá kẻo rồi lại vỡ mộng. Tôi ăn bánh vẽ 70 năm nay rồi nên tôi biết cái lò bánh này rõ lắm.

    Trả lờiXóa