Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

KINH TẾ KHÓ KHĂN, GIẶC TÀU LĂM LE BỜ CÕI, VẪN XÂY KHỔNG MIẾU

Đầu tư 271 tỷ đồng xây Văn Miếu hoành tráng, 
thờ Khổng Tử

Dân trí
Chủ Nhật, 07/06/2015 - 10:50 


Trong giai đoạn kinh tế khó khăn (2011-2016), tỉnh Vĩnh Phúc đã “mạnh dạn” đầu tư xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử với số vốn lên tới 271 tỷ đồng. Và việc này hiện đang gây ra nhiều tranh cãi.
.
 
Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến hoàn thành trong năm 2016.

Công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đầu tư xây dựng từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Chủ đầu tư là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.

Được xây dựng trên khu đất có diện tích 4,24 ha tại Khu đô thị Hà Tiên (phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên), Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc có tổng mức đầu tư 271 tỷ đồng với các hạng mục như: hồ Thiên Quang, tứ trụ, cầu đá, nghi môn, đền chính, bia tiến sĩ, gác chuông, gác trống, sân hành lễ, đại thành môn,... Trong đó, tứ trụ, cầu đá được làm bằng đá xanh Thanh Hóa, nghi môn làm bằng gỗ lim, đại thành ôn gồm 3 gian gỗ lim trang trí theo lối "cá chép vượt vũ môn",...

Trong tờ trình đề nghị phê duyệt dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử - nhà tư tưởng và giáo dục lớn thời cổ đại. Các nước theo Nho giáo trước đây như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam đều xây dựng Văn Miếu. Ở nước ta từ năm 1070 Nhà Lý đã cho xây dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, đến năm 1076 cho lập Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Do vậy ngày nay thường nói đến Văn Miếu Hà Nội là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

“Ngày xưa hầu như tất cả các địa phương ở các cấp tỉnh, huyện, xã đều có Văn Miếu từ và Văn Chỉ. Ở Vĩnh Phúc là khởi đầu của Văn Miếu phủ Tam Đới đời nhà Lê. Phủ này được thành lập vào niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) đời Lê Thánh Tông. Đến năm 1822 khi tên phủ Tam Đới đổi thành Phủ Vĩnh Tường, Văn Miếu phủ Tam Đới chuyển giao cho phủ Vĩnh Tường quản lý rồi trở thành Văn Miếu của tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) vào đầu thế kỷ XX. Văn Miếu ở nước ta là một biểu tượng văn hóa rất độc đáo và đẹp đẽ”- văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc nêu rõ.

Cơ quan này cho rằng việc xây dựng (tái hiện lại) Văn Miếu Vĩnh Phúc là cần thiết nhằm tái hiện, kế thừa một di tích lịch sử quan trọng (Văn Miếu phủ Tam Đới), tưởng niệm các danh nhân văn hóa đạo cao đức trọng của đất nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng; tiếp nối và phát huy truyền thống hiếu học, truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, của người Vĩnh Phúc; khuyến khích thế hệ trẻ trên đường hoàn thiện học vấn, nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh….

Tuy nhiên theo ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử. Đã có ý kiến đề nghị không đưa bài vị của Khổng Tử vào thờ tại Văn Miếu. Sắp tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tổ chức hội thảo để xin ý kiến các nhà khoa học, lịch sử và cơ quan liên quan xung quanh chuyện này.

 

Cổng vào Văn Miếu

 

Tứ trụ

 

Sân hành lễ

 

Nhà bia tiến sĩ

 

Hồ Thiên Quang

 

Hậu cung của Văn Miếu

 

Một góc phía trong Hậu cung





 

Nhiều hạng mục được làm bằng gỗ lim với hoa văn trạm trổ cầu kỳ

 

Gác trống

 

Công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện

Trao đổi với chúng tôi, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc cho biết với gần 1.000 di tích (65 di tích quốc gia) thì nguồn tiền ngân sách dành cho các di tích hiện tại của Vĩnh Phúc rất thiếu. Trước khi lập dự án xây dựng công trình này, Vĩnh Phúc đã tham khảo Văn Miếu ở Hà Nội và một số nơi khác nên trong kết cấu xây dựng có nhiều điểm tương đối giống nhau. Hai hàng bia trong Văn Miếu dự kiến sẽ khắc tên 99 cụ đại khoa, trung khoa của tỉnh Vĩnh Phúc.


Thế Kha

7 nhận xét :

  1. Đất nước nghèo, Dân khốn khổ chứ bọn cán bộ CS các cấp thì vẫn béo núc ních, vẫn sống cuộc sống đế vương nhờ vào các khoản thu nhập do móc túi ngân sách, móc túi Dân, trong đó có các kiểu dự án như thế này.
    Sống chết mặc bay là lẽ sống của "môt bộ phận không nhỏ" cán bộ CS.

    Trả lờiXóa
  2. Cầu Hàm rồng vượt và Cầu Hoàng Long bắc qua sông Mã với công nghệ Bê tông đúc hẫng do Liên danh Nhật Việt xây dựng tổng kinh phí chỉ hết 32 triệu đô la Mỹ khoảng 250 tỷ tại thời điểm xây dựng. Công trình Miếu Khổng tử này ngốn hết 314 tỷ.
    Các quan Văn Hoá và UBND tỉnh Vĩnh phúc phải ăn bớt "cắt xén" 1/3 tổng kinh phí...(Khoảng 100 tỷ ít nhất)

    Trả lờiXóa
  3. Tái lập Cửa Khổng Sân Trình, tỉnh Vĩnh Phúc thực sự đang đi vào góc tối . Với số tiền đó, Vĩnh Phúc làm một công viên khoa học có lẽ bổ ích hơn . Giờ này mà LĐ tỉnh VP còn quá mông muội về quá khứ với Khổng Tử , Không hiểu họ muốn gì ?

    Trả lờiXóa
  4. Tin nóng: Trong khi bọn cán bộ VP toàn tâm toàn ý xây miếu thờ tổ tiên thằng Tầu thì Trung cộng đã cho tầu thăm dò dầu khí Tân Hải 517 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, chỉ cách bờ biển tỉnh Bình Thuận có 40 hải lý.
    Nhà chức trách VN thay vì cho tầu ra đuổi hoặc tóm cổ bọn giặc này thì lại chỉ ra để "theo dõi" xem nó làm gì (trong khi nó đang lù lù trong vùng đặc quyền kinh tế VN).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. AI ĐỌC KHỔNG TỬ CHI THUYẾT, ĐỀU BẮT GẶP TƯ TƯỞNG BÀNH TRƯỚNG BÁ QUYỀN CỦA NHÀ HOC GIẢ CỔ ĐẠI TRUNG HOA NÀY. NAY TRUNG QUỐC MANG TƯ TƯỞNG ĐẠI HÁN CŨNG CHÍNH LÀ THỰC HIỆN CÁI TƯ TƯỞNG MÀ HỌ KHỔNG TRUYỀN LẠI: TRUNG HOA LÀ TRUNG TÂM CỦA VŨ TRỤ, TRÊN LÀ THIÊN TỬ, DƯỚI LÀ THIÊN HẠ (Thiên hạ= gầm trời này). CÁI THUYẾT THIÊN HẠ CÓ TỪ ĐẤY, NÓ ÂM Ỉ CHÁY VÀ CHƯA BAO GIỜ TẮT CHO ĐẾN HÔM NAY !
      ĐÚNG LÀ MỘT CÁI HỌA CHO NHÂN LOẠI ?

      Xóa
  5. Không có chủ nghĩa Khổng tử mà xây cái đền to thế.Chúng ta đang xây dựng CNXH thì ta phải xây đền thờ các đồng chí Mác-Lê-Mao chứ, đề nghị các đồng chí "làm" đi, phần trăm của mấy cái đền đó dòng tộc các đồng chí ăn nhiều đời không hết đấy! Tổ cha lũ mất dạy, chúng bòn rút của dân làm trò mất dạy!

    Trả lờiXóa
  6. Thằng nào làm bí thư , chủ tịch Vĩnh phúc phê duyệt cái của nợ này? Chúng mày là lũ mất dạy, bóp hầu bóp cổ nhân dân để thờ thằng khốn nạn!

    Trả lờiXóa