Báo Đất Việt
Chủ Nhật, 31/05/2015 09:32
Các chuyên gia bày tỏ lo ngại trước tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc đang gia tăng khá nhanh, còn nhập khẩu từ thị trường khác sụt giảm.
Cụ thể, tại hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015 do Viện Nghiên cứu và Chính sách (VEPR) tổ chức với chủ đề “Tiềm năng hội nhập, thách thức hòa nhập”, báo cáo của VEPR đã đánh giá cơ hội, tiềm năng cũng như thách thức khi VN gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đặt trong sự so sánh với đối thủ Trung Quốc.
Đoàn xe lên cửa khẩu Lạng Sơn xuất khẩu
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong TPP chính là xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK).
Trong các năm qua, XK của VN vào các nước TPP liên tục tăng nhanh nhưng đáng tiếc tỷ trọng lại không ổn định. Hiện chỉ chiếm 38 - 39% tổng kim ngạch XK sau khi đạt đỉnh 50%.
Ở chiều NK, tỷ trọng từ TPP lại giảm dần, chỉ chiếm 23% tổng kim ngạch NK năm 2014. Thay vào đó kim ngạch nhập khẩu từ TQ tăng mạnh, chiếm 29,6% tổng kim ngạch NK.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan vừa công bố cũng cho thấy, năm 2014 tăng thu nhập lên 29 tỉ USD. Dự kiến năm nay nhập siêu TQ có thể lên tới 35 tỉ USD.
Trả lời báo chí, TS Lê Xuân Nghĩa (thành viên Hội đồng Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia) thông tin tại hội nghị ASEAN vừa rồi, đại diện TQ cho biết, thâm hụt của VN với TQ năm 2015 lên tới 44 tỉ, chứ không phải 29 tỉ USD như thống kê của VN.
Trong các năm qua, XK của VN vào các nước TPP liên tục tăng nhanh nhưng đáng tiếc tỷ trọng lại không ổn định. Hiện chỉ chiếm 38 - 39% tổng kim ngạch XK sau khi đạt đỉnh 50%.
Ở chiều NK, tỷ trọng từ TPP lại giảm dần, chỉ chiếm 23% tổng kim ngạch NK năm 2014. Thay vào đó kim ngạch nhập khẩu từ TQ tăng mạnh, chiếm 29,6% tổng kim ngạch NK.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan vừa công bố cũng cho thấy, năm 2014 tăng thu nhập lên 29 tỉ USD. Dự kiến năm nay nhập siêu TQ có thể lên tới 35 tỉ USD.
Trả lời báo chí, TS Lê Xuân Nghĩa (thành viên Hội đồng Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia) thông tin tại hội nghị ASEAN vừa rồi, đại diện TQ cho biết, thâm hụt của VN với TQ năm 2015 lên tới 44 tỉ, chứ không phải 29 tỉ USD như thống kê của VN.
Sở dĩ có sự khác biệt nói trên do TQ đã thống kê giao dịch qua biên giới hai nước rất chi tiết, kể cả tiểu ngạch, buôn lậu. Trong khi đó, VN chỉ thống kê các con số chính ngạch.
Giải thích cho việc số lượng nhập khẩu tăng mạnh, theo ông Nghĩa, là do các nhà sản xuất VN chỉ có thể NK nguyên liệu rẻ tiền, sản xuất ra sản phẩm rẻ tiền và XK vào các thị trường dễ tính.
Sự phụ thuộc vào TQ càng đáng lo ngại hơn khi tốc độ và sự chủ động tham gia sân chơi quốc tế, mở mang ra các thị trường khác rất chậm.
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng, vốn FDI giảm bất thường trong những năm gần đây phản ánh môi trường kinh doanh bị cạnh tranh khi luồng vốn vào Đông Nam Á tăng nhưng VN lại giảm.
Việc con số nhập khẩu từ TQ tăng mạnh, làm chúng ta nhớ đến chương trình thoát Trung được phát động từ tháng 6/2014, cách đây 1 năm.
Nhiều người cho rằng nếu không nhanh chóng “thoát Trung” thì có nguy cơ Trung Quốc sử dụng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc làm công cụ chi phối. Trước xu thế này, nên tỉnh táo phân tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một cách cực đoan, cảm tính.
Trong khi, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết: "Phải mở rộng, đa dạng hóa thị trường thì ai chẳng nói được. Vấn đề là thị trường nào, mặt hàng gì, từng vùng Bắc, Trung, Nam, từng ngành phải làm gì... cái này phải làm rõ hơn rất nhiều".
Giải thích vì sao đã nói mãi về đa dạng hóa thị trường nhưng biến chuyển thay đổi sự phụ thuộc vào Trung Quốc lại rất chậm, ông Đỗ Thắng Hải nói: "Đó là vì Việt Nam mình như thế, nước đến chân mới nhảy nhưng nhảy rất ngoạn mục! Cứ yên tâm, ai cũng biết thế nhưng chưa chịu làm, kể cả doanh nghiệp, nên phải từng bước đẩy lên.
Nhận định, chuyên gia kinh tế, ThS Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, chỉ nhìn các con số nhập khẩu nói trên cũng cho thấy Việt Nam khó thoát khỏi sự lệ thuộc vào một thị trường, thậm chí còn lệ thuộc sâu hơn, nhất là khi Trung Quốc đã trở thành một nền kinh tế mạnh và chuyển sang giai đoạn phát triển công nghệ cao, đào thải những công nghệ cũ, lạc hậu.
Bởi vậy, Ths Bùi Ngọc Sơn cho rằng dẫu vấn đề giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường, cụ thể là Trung Quốc đã được thống nhất từ ý chí tới quyết tâm hành động nhưng nguyện vọng, ước mong, hô hào là một chuyện, còn thực tế có làm hay không lại là một chuyện khác.
Tuy nhiên, cho đến nay, sau 1 năm lên tiếng nhiều về vấn đề "thoát Trung" nhưng những con số trên đã minh chứng cho việc VN vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường TQ.
Giải thích cho việc số lượng nhập khẩu tăng mạnh, theo ông Nghĩa, là do các nhà sản xuất VN chỉ có thể NK nguyên liệu rẻ tiền, sản xuất ra sản phẩm rẻ tiền và XK vào các thị trường dễ tính.
Sự phụ thuộc vào TQ càng đáng lo ngại hơn khi tốc độ và sự chủ động tham gia sân chơi quốc tế, mở mang ra các thị trường khác rất chậm.
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng, vốn FDI giảm bất thường trong những năm gần đây phản ánh môi trường kinh doanh bị cạnh tranh khi luồng vốn vào Đông Nam Á tăng nhưng VN lại giảm.
Việc con số nhập khẩu từ TQ tăng mạnh, làm chúng ta nhớ đến chương trình thoát Trung được phát động từ tháng 6/2014, cách đây 1 năm.
Nhiều người cho rằng nếu không nhanh chóng “thoát Trung” thì có nguy cơ Trung Quốc sử dụng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc làm công cụ chi phối. Trước xu thế này, nên tỉnh táo phân tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một cách cực đoan, cảm tính.
Trong khi, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết: "Phải mở rộng, đa dạng hóa thị trường thì ai chẳng nói được. Vấn đề là thị trường nào, mặt hàng gì, từng vùng Bắc, Trung, Nam, từng ngành phải làm gì... cái này phải làm rõ hơn rất nhiều".
Giải thích vì sao đã nói mãi về đa dạng hóa thị trường nhưng biến chuyển thay đổi sự phụ thuộc vào Trung Quốc lại rất chậm, ông Đỗ Thắng Hải nói: "Đó là vì Việt Nam mình như thế, nước đến chân mới nhảy nhưng nhảy rất ngoạn mục! Cứ yên tâm, ai cũng biết thế nhưng chưa chịu làm, kể cả doanh nghiệp, nên phải từng bước đẩy lên.
Nhận định, chuyên gia kinh tế, ThS Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, chỉ nhìn các con số nhập khẩu nói trên cũng cho thấy Việt Nam khó thoát khỏi sự lệ thuộc vào một thị trường, thậm chí còn lệ thuộc sâu hơn, nhất là khi Trung Quốc đã trở thành một nền kinh tế mạnh và chuyển sang giai đoạn phát triển công nghệ cao, đào thải những công nghệ cũ, lạc hậu.
Bởi vậy, Ths Bùi Ngọc Sơn cho rằng dẫu vấn đề giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường, cụ thể là Trung Quốc đã được thống nhất từ ý chí tới quyết tâm hành động nhưng nguyện vọng, ước mong, hô hào là một chuyện, còn thực tế có làm hay không lại là một chuyện khác.
Tuy nhiên, cho đến nay, sau 1 năm lên tiếng nhiều về vấn đề "thoát Trung" nhưng những con số trên đã minh chứng cho việc VN vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường TQ.
Ngân Giang (Tổng hợp)
Thương mại VN đối với TQ như rơi vào vũng xình lâu năm , càng cố thoát càng lún sâu !
Trả lờiXóaHãy nhìn phong thái của quan chức cs xứ Việt qua công du bên Tàu!? thì sẽ biết ngay nội tình cán cân thương mại của 2 bên!!!
Trả lờiXóaKhông cần phân tích nhiều!?
Cần cho bộ truỏng công thương nghỉ gấp. Thay người để thoát Trung Quốc
Trả lờiXóaHuy Hoàng trước là bí thư Lạng Sơn , tôi nghi đã bị TQ mua từ đó để cài cắm sâu bây giờ và sau này.
XóaNhập siêu nhiều quá thì mang BCT ra mà bù, Ok!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaChả thấy nỗ lực thoát Trung đâu cả, toàn những nỗ lực chui vào bụng Trung: chuẩn bị dạy tiếng Trung trong trường phổ thông, chuẩn bị sử dụng song song tiền VNĐ và nhân dân tệ v.v…