Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

VÌ SAO TÔI KHÔNG ĐỌC NK ĐẶNG THÙY TRÂM, NGUYỄN VĂN THẠC

Vì sao tôi không đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm,
Nguyễn Văn Thạc

Người Đồng Bằng
Blog NĐB

Trí tò mò là động lực để đọc một quyển sách, coi một bộ phim... để tìm cái mà mình chưa biết.

Với những người từng trải trong chiến tranh như tôi, chưa đọc vẫn thể hình dung trong đó đã viết gì...

Mặt phải của tấm huân chương, quá thường tình, có hàng vạn người đã trải qua cuộc chiến như gương liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc...

Lý tưởng Cộng sản là chuyện có thật, là ước mơ, là lý tưởng bao thế hệ người Việt bên kia chiến tuyến, biết bao người đã sống và chiến đấu với tư cách người cộng sản. Người cộng sản chính danh có thể không màng bổng lộc không ngại hy sinh gian khổ nhưng cần phải phấn đấu tiến lên để có cương vị quan trọng hơn, làm nhiệm vụ tầm cỡ hơn, đóng góp nhiều hơn cho quân đội và đất nước.

3 năm lính có thể để lại dấu ấn đời người 30 năm, mình ở Campuchia 7 năm đã chiếm một nửa dung lượng bộ nhớ cả cuộc đời. Có vô số diễn biến bất ngờ, liên tục trong đời người cầm súng, có khi chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng ký ức sẽ không phai mờ đến chết thì thôi!

Người lính, ít ai viết nhật ký vì đời lính hay di chuyển, bút vở có nhưng đèn dầu tù mù, muốn viết phải tìm chỗ vắng, viết xong dấu tận đáy ba lô, đi xa thì sợ người khác xem trộm. Cho nên ai đó chịu khó viết thì chủ yếu là ghi lại sự kiện, vài suy nghĩ vẩn vơ mang tính văn nghệ và thiên về màu hồng của cuộc sống nhiều hơn.

Ai dám ghi xúc cảm thật ác ý đối với cấp chỉ huy của mình, ai dám ghi suy nghĩ "tiêu cực" bất mãn có trong đầu trước một vấn đề nào đó... Nếu Tổ chức phát hiện được, nặng là tội "phản động", chí ít là bị lên án có tư tưởng "tiểu tư sản" dao động trước khó khăn, thiếu kiên định, thiếu lập trường... Bị kiểm điểm lên bờ xuống ruộng từ cấp này lên cấp khác, ê chế nhục nhã với anh em đơn vị. Đang là đoàn viên cảm tình đảng chuẩn bị kết nạp đảng sẽ bị hoãn, đang là đảng viên dự bị không cho lên đảng viên chính thức, đang là đảng viên thực thụ thì chi bộ họp xem xét kỷ luật, chuẩn bị nâng quân hàm, giao chúc vụ mới sẽ bị treo. Con đường phấn đâu vươn lên sẽ bị tắt và khó cơ hội gột rửa, chỉ hy vọng bằng cách lập thành tích trong chiến đấu bằng máu của mình và đồng loại...

Chiến tranh là thế, anh giết được tôi, có ngày tôi sẽ bắn anh, chả lăn tăn nhân văn gì... Thông điệp của nó - Hãy sống hết mình không ân hận.

Đơn giản, giá như liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc có gan ghi lại sự thật nào đó về mặt trái của tấm huân chương hoặc nổi buồn chiến tranh thì người đời sau liệu có được tiếp cận 2 cuốn nhật ký đó không, báo chí nào dám ca ngợi, nhà xuất bản nào dám in?

Tất nhiên những người chưa từng ngửi mùi khói súng nhất là lớp trẻ ngày nay nên đọc để biết một phần người trong cuộc chiến, ai có nhu cầu thì đọc, mình thì không.


13 nhận xét :

  1. Tôi chả đọc... Kể cả khi nó đang còn làm cho khối anh nhảy nhót, lên đồng...

    Trả lờiXóa
  2. Chuẩn quá tác giả và Tễu ơi!
    "Tất nhiên những người chưa từng ngửi mùi khói súng nhất là lớp trẻ ngày nay nên đọc để biết một phần người trong cuộc chiến, ai có nhu cầu thì đọc, mình thì không."

    Trả lờiXóa
  3. Tôi bị lừa từ bé đến giờ vì ông Lê Văn Tám , đến mức nằm mơ cũng hét toáng lên : Tám , Tám . Cuối cùng chẳng có Tám nào hết ( Ông Trần Huy Liệu bịa ra chứ ai ) . Toàn láo toét . Mẹ khỉ

    Trả lờiXóa
  4. Hãy để anh linh của những người con trai con gái đáng yêu ấy yên giấc ngàn thu cùng sông núi, chúng ta hãy bình tĩnh, hãy lăng lẽ chôn chặt và quên cái quá khứ đau xót tai hại ấy đi, Vì chúng ta là người bị lừa dối.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi và anh em là lính chiến trong những năm ác liệt ấy. Chúng tôi được giấy mời ( miễn phí) xem phim 'Đừng đốt' để họ lấy ý kiến... xem nửa chừng thì không chịu nổi và bỏ ra về. Nhiều anh em đã bực mình văng tục một câu cho đỡ tức .

    Trả lờiXóa
  6. Quá đúng, từ khi có Internet tôi từ giã tất cả các loại ấn phẩm của chế độ! Trước đây thì có đọc và đặt thêm dấu trừ(-) đằng trước, hoặc xem VTV thì phải đồng thời trồng cây chuối!

    Trả lờiXóa
  7. Người Đồng Bằng nói rất đúng !

    Trả lờiXóa
  8. Tôi cũng là người lính, đang học đi lính hay viết nhật ký ở đơn vị huấn luyện. Trước khi vào chiến trường phải bỏ lại tất cả: thư từ, nhật ký, sách vở, những vật dụng liên quan đến cá nhân, không dấu ấn cá nhân, tất cả chí có mã số, cá nhân, đơn vị, nếu bị địch bắt, hoặc chết, không ai biết mình là ai, ngoài đơn vị quản lý mình. Khi từ chiến trường ra, sẽ vào kho tìm ba lô của mình, balo vắng chủ là người đó đã hy sinh, sau này được gửi về gia đình. Nhật ký ĐTT, cũng là một sản phẩm tuyên truyền, nếu ko sẽ không được in, nhưng dù sao, cũng giúp ta biết được phần nào suy nghĩ của một trí thức nữ trong cuộc chiến, có lẽ cũng là hiếm. Chủ yếu ta biết là các nữ xung phong mở đường, hậu cần, những cũng ko mấy ai viết về cảm nghĩ của mình, ngoài các lá thư gửi người thân. Có thể coi Nhật ký ĐTT là một tư liệu của cuộc chiến, bỏ đi phần tuyên truyền. Ko chỉ ĐTT, mà cả một thế hệ thanh niên bị mê hoặc trở nên cuồng tín cộng sản, lao vào cuộc chiến Bắc Nam chém giết nhau, để cuối cùng quyền lãnh đạo đất nước thuộc về cộng sản , đất nước của cộng sản, để bây giờ nhân dân ly hương trên chính mảnh đất mất gần 4 triệu người.

    Trả lờiXóa
  9. Mình quá đủ kinh nghiệm để nghe, đọc các ấn phẩm của cs rồi. Sau ngày thống nhất nhật kí của cô Lý Mỹ đã làm mình sởn gai ốc. May cho ĐTT là không phải chứng kiến sự thật sau khi kết thúc chiến tranh để sang thế giới bên kia, với bộ não phẳng lì không gai góc như Lý Mỹ. Thật hợp lí là mình không phải chia sẻ một chữ nào của ĐTT.

    Trả lờiXóa
  10. Cùng là đứng về một chiến tuyến khi viết nhật ký, nhưng Trần Vàng Sao (Nguyễn Đính) bị cho lóp nhóp lên bờ xuống ruộng khốn khổ khốn nạn cả đời. Xin google "tôi bị bắt trấn vàng sao" để biết tại sao...

    Đỗ Chí Việt

    Trả lờiXóa
  11. NỖI BUỒN CHIẾN TRANH của Bảo Ninh nhận giải thưởng Châu á, nhưng những năm đầu khi mới xuất bản tại VN thì bị treo ' Búa liềm' và treo cả 'nồi cơm '. Vài năm sau mới được phục hồi. Sau nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh ngồi chơi, không viết lách gì nữa.

    Trả lờiXóa