Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

TQ CHỞ VŨ KHÍ TỚI CÁC ĐẢO NHÂN TẠO, VN PHẢI LÀM GÌ?

Trung Quốc đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo,
Việt Nam phải làm gì?

VOA
Trà Mi
28-05-2015

Các kiến trúc của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Bắc Kinh khẳng định hoạt động xây đảo nhân tạo qui mô lớn mà họ thực hiện tại các bãi cạn và đảo san hô ở Biển Đông đang có tranh chấp không khác gì những dự án sửa đường hay xây dựng cầu cống, chung cư.

Tin cho hay Trung Quốc đã đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, một bước tiến thêm nữa sau khi Bắc Kinh ráo riết tiến hành các hoạt động xây dựng lấy đất lấp biển hầu thay đổi nguyên trạng vùng biển giàu tài nguyên này.

Báo chí Úc hôm nay dẫn nguồn tin từ các giới chức nước này bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc có thể đưa radar tầm xa, súng chống phòng không, cùng các chuyến bay giám sát thường xuyên để triển khai sức mạnh quân sự của mình trên khắp vùng biển rộng lớn ở Biển Đông.

Diễn tiến này xảy ra vài ngày sau khi Bắc Kinh lên tiếng khẳng định các hoạt động của họ ở Biển Đông chỉ là các hoạt động xây cất bình thường như xây dựng đường sá mà thôi trong khi báo cáo quốc phòng của Trung Quốc mới đây tái khẳng định đường hướng quả quyết hơn của Bắc Kinh trong việc bảo vệ quốc phòng.
Rõ ràng Việt Nam đang đi nước đôi trong khi Hà Nội vui mừng vì đã khắc phục được những rạn nứt với Trung Quốc sau vụ giàn khoan 981, họ không muốn làm Bắc Kinh phật ý mà thể hiện rõ ràng nhất là báo chí nhà nước VIệt Nam đã giữ im lặng khá lâu mới trưng ra những hình ảnh vệ tinh về hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc ở Biển Đông cho công chúng trong nước biết.
Giáo sư Carl Thayer.
Việt Nam và các nước có thể làm gì để ứng phó với động thái mới này của Trung Quốc? VOA Việt ngữ đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Carl Thayer chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia để ghi nhận ý kiến của giới phân tích quốc tế.

VOA: Về khả năng Trung Quốc đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo, Giáo sư Thayer nhận xét thế nào?

GS Carl Thayer: Tin nói Trung Quốc đã đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo trên Biển Đông, nhưng các bản tin không nói rõ đó là những loại vũ khí gì và họ cũng không nêu rõ các nguồn tin. Nhưng các bài báo có liên hệ tới phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Úc Dennis Richardson khi ông nói rằng sự thiếu minh bạch có thể dẫn tới kết luận rằng Trung Quốc có thể phát triển quân sự tại các nơi này bao gồm hệ thống radar tầm xa và rằng điều này có thể gây ra các vấn đề đối với quyền tự do hàng hải đặc biệt là đối với các tàu bè của Úc trong khu vực.

VOA: Nếu quả đúng như vậy, theo ông, chính phủ Úc và các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Việt Nam chẳng hạn, có thể làm gì để ứng phó với bước tiến mới này của Trung Quốc?

GS Carl Thayer: Một vấn đề đang được thảo luận là vì Hoa Kỳ không phải là một bên đã ký kết vào Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển cho nên một số thách thức đối với các tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Quốc tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông có thể được thực hiện bởi các nước như Úc chẳng hạn, quốc gia đã ký Công ước này. Trung Quốc đã ngưng xây mới tại 4 trong số các địa điểm ở đó và hiện đang củng cố xây dựng các cao ốc, bến tàu, chỗ hạ neo cho các tàu có diện tích lớn. Họ không cần tiếp tục lấy đất lấp xung quanh các bãi cạn nữa. Việt Nam có thể làm gì trong khi Hà Nội luôn do dự khi đưa ra một phản kháng về mặt pháp lý đối với Trung Quốc.

Rõ ràng Việt Nam đang đi nước đôi trong khi Hà Nội vui mừng vì đã khắc phục được những rạn nứt với Trung Quốc sau vụ giàn khoan 981 năm ngoái, họ không muốn làm Bắc Kinh phật ý mà thể hiện rõ ràng nhất là báo chí nhà nước VIệt Nam đã giữ im lặng khá lâu mới trưng ra những hình ảnh vệ tinh về hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc ở Biển Đông cho công chúng trong nước biết và báo nhà nước cũng hạn chế các bài chỉ trích chính sách của Trung Quốc.

Một mặt, Việt Nam không muốn dính líu trực tiếp vào căng thẳng với Trung Quốc, nhưng một mặt họ muốn khuyến khích Hoa Kỳ can dự, với chuyến công du cấp cao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ sắp tới đây và ít nhất là 7 thành viên trong Bộ Chính trị Việt Nam thực hiện các chuyến thăm riêng rẽ khác tới Mỹ trong năm nay để đánh dấu kỷ niệm 2 thập niên bình thường hóa quan hệ song phương. Cho nên, VIệt Nam xem ra đang tìm cách vận động Mỹ đóng vai trò chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông.

VOA: Về mặt pháp lý, theo ông, có thể làm gì để chặn đứng các bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông?

GS Carl Thayer: Phải có những hành động thách thức Trung Quốc. Thứ nhất là về vấn đề từ ngữ, nhiều người mô tả các hoạt động Trung Quốc là cải tạo đất, bị kẹt chỗ đó. Không phải vậy, những gì đang diễn ra là Bắc Kinh đang lấy đất cát từ dưới đáy biển lên, không phải là từ các vùng đất nổi mà từ các vùng đất chìm dưới mặt biển mà theo luật gọi là bãi nổi khi triều xuống. Do vậy, bất kể những gì Trung Quốc xây dựng trên đó cho dù là đảo nhân tạo đi nữa, theo luật quốc tế, họ cũng không đủ tư cách pháp lý đối với một vùng phòng không mà chỉ đủ tư cách pháp lý với vùng an toàn riêng của họ mà thôi. Mà Trung Quốc thì đang tìm cách nhận chủ quyền vượt hơn những thứ đó nữa, ngay cả vùng 12 hải lý của họ cũng chồng chéo với khu vực 12 hải lý của Việt Nam.

Kế hoạch về các cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải do Mỹ nêu lên, dù chưa loan báo, là một cách để thách thức Trung Quốc bằng việc cho tàu bè qua lại các vùng biển để khẳng định quyền tự do hàng hải và thực hiện các chuyến bay ngang qua vùng biển mà Trung Quốc không có căn cứ pháp lý nhận đó là không phận quân sự của mình. Trung Quốc hành xử vô trách nhiệm và vô luật lệ. Cho nên, một trong những cách phản ứng là phải đương đầu với họ bằng các thách thức, cho tàu bè qua lại đó và tìm cách chấm dứt các cuộc tuần tra của họ. Tương tự như đối với vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Trung Quốc ở Đông Bắc Á, phải điều máy bay B52 bay ngang qua đó để chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng họ không thể thực thi vùng ADIZ ở Biển Đông.

VOA: Theo ông có thể nhìn thấy gì liên hệ tới vấn đề Biển Đông sau chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

GS Carl Thayer: Trước chuyến đi Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ sang tham dự Đối thoại an ninh Shangri-La. Tôi nghĩ, các bộ trưởng của Mỹ, Nhật, và Úc sẽ gặp nhau trước đó và cùng đồng thanh trong bản hợp ca. Tôi có mặt ở cuộc Đối thoại năm ngoái khi Trung Quốc nói là họ bị công kích. Năm nay, ở sự kiện này chúng ta cũng sẽ thấy những yêu cầu, tố cáo được đưa ra và sẽ có một cuộc khẩu chiến nữa tại Shangri-La. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên đường sang Việt Nam. Có những chỉ dấu cho thấy quan hệ quân sự đôi bên sẽ tiến triển sâu hơn. Hai bên sẽ ký Tuyên bố về Tầm nhìn chung. Dù chưa rõ nội dung Tuyên bố này, nhưng có thể nó sẽ đưa quan hệ quân sự hai nước tiến sâu thêm một bước nữa. Có phần chắc chúng ta sẽ nhìn thấy một số bước đi tới và có thể là sau đó chúng ta sẽ nghe loan báo về việc bán một số thiết bị và kỹ thuật quân sự cho Việt Nam để hỗ trợ Hà Nội trong lĩnh vực tuần duyên và bảo vệ biển.
Phải có những hành động thách thức Trung Quốc. Thứ nhất là về vấn đề từ ngữ, nhiều người mô tả các hoạt động Trung Quốc là cải tạo đất, bị kẹt chỗ đó. Không phải vậy, những gì đang diễn ra là Bắc Kinh đang lấy đất cát từ dưới đáy biển lên, không phải là từ các vùng đất nổi mà từ các vùng đất chìm dưới mặt biển mà theo luật gọi là bãi nổi khi triều xuống.
Giáo sư Carl Thayer nói 
Chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng bình luận hoặc cho biết sẽ ứng phó thế nào trước tin Trung Quốc đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo do chính Bắc Kinh bồi đắp ở Biển Đông.

Trong khi đó, cộng đồng người Việt ở Mỹ hôm 27/5 vừa khởi xướng chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ của Tổng thống Obama cương quyết bảo vệ Luật biển bằng các biện pháp quân sự và ngoại giao trước thái độ gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thỉnh nguyện thư gửi Tòa Bạch Ốc đang thu thập chữ ký trên trang WhiteHouse.gov lên án rằng các hành động khiêu khích của Bắc Kinh ở Biển Đông đe dọa an ninh khu vực và thế giới.

Thỉnh nguyện thư nhấn mạnh Mỹ, trong vai trò một quốc gia Thái Bình Dương, phải bảo vệ các lợi ích quốc gia và quốc tế, phải cho Trung Quốc thấy họ bắt buộc phải ngay lập tức chấm dứt kiểm soát hải phận và không phận ở Biển Đông, ngưng cải tạo đất cũng như thôi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng và tôn trọng luật quốc tế.
 

18 nhận xét :

  1. Phải ôm hôn thắm thiết,bắt tay bằng cả 2 tay chứ còn gì nữa

    Trả lờiXóa
  2. VN phải làm gì ? Câu này chỉ dành cho các ông lão đạo TW . Tôi thì nghĩ rằng các ông ấy đang "tụng" lại 16 chữ vàng và 4 tốt (chứ sao lâu vậy cà? Mỹ ở tận bên kia quả đất mà họ đã sôi lên từ mấy tuần nay rùi kia mà!) . Đây là cơ hội hiếm có để VN có thể phối hợp cùng Mỹ và TG lấy lại được các đảo bị đánh chiếm từ 1974 đén nay. Cơ hội này nếu bị bỏ qua thì coi như vĩnh viễn các đảo-biển bị mất về tay TQ.
    CCB

    Trả lờiXóa
  3. Việc VN cần phải làm là:
    - Thông báo cho Lê Đức Anh biết về tình hình Gạc Ma hiện nay, hậu quả của những năm ông làm Bộ trưởng Bộ QP.
    - Phùng Quang Thanh tăng cường ngắm chiếc "bình quý" mà Thường Vạn Toàn đã ưu ái tặng ở Lào Cai vừa rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam phải làm già à? Bác Cả Tổng nói rồi, phải "ăn đời ở kiếp" với ông anh vàng và tốt chứ còn gì nữa.
    Tháng sau bác Cả qua Mỹ, không biết có nói lại câu "mình có thế nào người ta mới tiếp chứ" không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ô, Lú đòi qua, chứ Mỹ không hề mời (GS J. London khẳng định).
      Do vậy, ông ta nên "lói" thế này:
      MỸ CÓ THẾ NÀO MÌNH MỚI ĐÒI QUA THĂM CHỨ?...

      Xóa
  5. Ông Thayer có một nhận xét rất quan trọng. xin trích: [Thứ nhất là về vấn đề từ ngữ, nhiều người mô tả các hoạt động Trung Quốc là cải tạo đất, bị kẹt chỗ đó. Không phải vậy, ]

    Cũng vì chữ "cải tạo" mà nhiều bài bài tiếng Anh của ta bị sai trầm trọng. Ví dụ bài này:
    http://english.vietnamnet.vn/fms/government/128499/china-publicly-renovates-reefs-as-world-supports-vietnam.html

    Lỗi là vì người viết kém tiếng Anh, chỉ biết tra từ điển Anh-Việt tìm từ "cải tạo" thì ra được từ "renovate" mà không biết rằng "renovate" tuy có thể dịch sang tiếng Việt là "cải tạo" nhưng sẽ là sai nặng trong trường hợp này. Muốn biết tại sao thì phải tra từ điển Anh-Anh để biết nghĩa của "renovate", nó là: To restore to an earlier condition, as by repairing or remodeling. Có nghĩa là: Phục hồi trở lại trạng thái ban đầu, bằng cách sữa chữa hoặc phục chế.
    Trong khi Trung Quốc nó phá cũ xây mới, thậm chí là biến không thành có, thay đổi hẳn trạng thái ban đầu mà mình lại bảo là nó "renovate" đảo, tức là "To restore to an earlier condition" thì có phải là ngu hết chỗ nói không cơ chứ!
    Sao không thuê biên tập viên là người Anh Mỹ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bản thân tôi một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết nhưng nhiều khi thấy còn có nhiều kẻ trong chính quyền dốt hơn mình.
      Nhân tiện bác giải thích về từ "renovate", tôi cũng xin mạn phép nói lên một băn khoăn nhỏ của mình. Lâu nay Ngân hàng quân đội dùng từ tiếng Anh là "MB". Chữ "M" ở đây theo tôi hiểu là "military", tức là quân sự. Như vậy "MB" phải hiểu là "Ngân hàng quân sự", còn quân đội là "army". Nếu muốn gọi là Ngân hàng quân đội thì phải viết "AB".
      Không biết có đúng không? Nếu tôi sai thì xin lỗi bà con giỏi tiếng Anh và xin lỗi Ngân hàng Quân đội.

      Xóa
    2. Chắc là chữ nghĩa của BTGTW ! BTGTW mấy người giỏi tiếng Anh ? Nhưng mà dân Ăng lê thứ thiệc thì không vô đó được . Chỉ có dân tiếng Anh ba xu thôi .
      Còn MB . Nếu M là Military thì NH đó chắc được võ trang cùng mình . Còn họ muốn đọc MB là cái gì chả được. Tùy thích !

      Xóa
    3. "Cải tạo", trong trường hợp này, hiểu theo tiếng việt cũng trật chứ đừng nói là theo tiếng Anh. Cách mạng dùng nhiều từ lạ đời lắm, tra từ điển không ra, ai hiểu sao thì hiểu.

      Xóa
    4. To bác Nặc Danh 07:02
      Military vừa là quân sự (tính từ) vừa là quân đội (danh từ) nên tôi nghĩ họ dùng như vậy không sai. Army cũng là quân đội nhưng về nguyên thủy nghĩa hẹp hơn. Nhiều nước (kể cả Mỹ hiện giờ) chỉ tính army bao gồm lục quân, không gồm hải quân (the Navy) và không quân (the Air Force). Cả 3 binh chủng đó gộp lại mới thành quân đội (the Armed Forces).

      Xóa
  6. Tôi có ông bạn tốt đến giúp. Tôi đánh đuổi ông ấy đi rồi kết bạn với thằng bạn khác. Thằng bạn này sau quay đầu lại đánh tôi, ăn cướp đất của tôi. Nay tôi phải mời lại ông bạn tốt đến giúp tôi tự vệ và lấy lại phần đất bị cướp mất. Từ nay tôi phải chọn bạn tốt mà chơi.

    Trả lờiXóa
  7. cho người phát ngôn bộ ngại dao tien bố VN CÓ ĐỦ BẰNG CHỨNG PHÁP LÝ VÀ LỊCH SỬ CHỨNG MINH HOÀNG SA- TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

    Trả lờiXóa
  8. Còn nhiều việc khác phải làm lắm.
    1.Chuẩn bị đàn áp và bắt nhốt bọn phản động biểu tình phản đối Trung Quốc đưa vũ khí đến các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam.
    2.Chuẩn bị lực lượng DLV đủ mạnh để cản phá phong trào Nhân dân Việt Nam yêu nước.
    3.Ngấm ngầm tổ chức một cuộc biểu tình bạo động "đập, phá, đốt, đánh, giết" dưới danh nghĩa phản đối Trung Quốc như đã từng làm thành công năm 2014 để lấy cớ đàn áp những người chống kẻ thù xâm lược phương Bắc.
    4.Các việc tiếp theo sẽ tuỳ theo tình hình diễn biến của phong trào yêu nước của nhân dân.
    5.Tổ chức giao lưu thăm viếng Việt Trung ở cấp nguyên thủ, cấp bộ và cấp tỉnh.
    Ôi, còn nhiều việc lắm.
    Đã có Đảng và Nhà nước lo.

    Trả lờiXóa
  9. Thì Người phát ngôn lại lên án nghiêm khắc; các nhà lãnh đạo lại nói với dân rằng, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, đồng bào cứ ra khơi đánh cá...; Rồi lại bắt tay, tươi cười với lãnh đạo TQ, thực hiện 16 chữ, 4 tốt...Còn Trung cộng cứ muốn làm gì thì làm! Dân kêu lên, thì bảo có Đảng và Nhà nước lo!

    Trả lờiXóa
  10. đcsVN ở trong lòng đcsTQ rồi. Hỏi VN làm gì khi TQ đưa vũ khí ra đảo nhân tạo là câu hỏi thừa . VN vẫn cứ ngồi yên trong lòng TQ . Hai đcs là một .TQ giữ giùm Trường Sa cho VN đấy cũng như ngày trước TQ giữ giùm Hoàng Sa cho VN . đcsVN nhất định tin TQ anh em hơn tin Mỹ . Mỹ ở xa còn TQ ở gần , VN không thể tránh khỏi TQ !. Mỗi lần TCB mời NPT qua là để củng cố niềm tin. Cứ sau một chuyến viếng thăm quan trong tay bắt mặt mừng giữa TCB với NPT , lòng NPT lại như mở hội và TQ lại hân hoan , mạnh bạo làm những việc khiêu khích Mỹ trên BĐ . TQ ở gần mà . Bởi vậy trước khi NPT đi Mỹ , TCB đã gọi ngay NPT qua BK không cần phải dàn xếp trước . . Nhìn những cách tiếp rước đoàn NPT, , đọc bản tuyên bố chung được soạn sẵn, và việc làm của TQ ngay khi NPT chưa về tới nhà, người ta mới thấy TQ vội vã trong việc xây dựng đảo nhân tạo như thế nào . Điều đó cũng cho thấy TCB và NPT trao đổi với nhau những gì ! Có thể đường giây nóng TCB-NPT sẽ hóa giải cả cuộc viếng thăm của John Mac Cain và Ashton Carter tới Hà nội . Và Hà nội lại khư khư giữ Cam Ranh không cho ai thuê hết ! Mỹ có thể phải làm việc nhiều hơn ở BĐ vì thái độ mù mờ của đcsVN !
    Cho nên hỏi VN làm gì khi TQ đem vũ khí tới các đảo nhân tạo ở Trường Sa ? May ra vài lời tuyên bố vu vơ vô giá trị . NPT đã thỏa hiệp để TQ cùng khai thác Biển Đông !

    Trả lờiXóa
  11. Trung Quốc mang vũ khí ra các đảo nhân tạo mới xây ở Trường Sa quân đội Việt Nam phải làm gì?
    Trả lời : Hỏi ngu! Làm đéo gì phải lo vì đó là bạn 4T. Ở nhà! Vô Tân Sơn Nhất chơi golf, xong về nhà giữ "cái bình" mới được tặng!

    Trả lờiXóa
  12. Thì cứ ngồi đần độn ra, chứ biết làm gì? Xách ba vũ khí cổ ra làm trò cười cho thiên hạ?

    Trả lờiXóa
  13. GS Carl Thayer: Việt Nam phải làm gì?
    GS Nguyễn Phú Trọng: Anh hỏi tôi, tôi biết hỏi ai?
    Đại tướng Phùng Quang Thanh: Đây là chuyện nội bộ của chúng tôi.
    TS Đinh Thế Huynh: Không được mắc mưu chia rẽ của các thế lực thù địch.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết, kiên quyết, kiên quyết!
    ...
    Cụ Cố Hồng: Ờ ờ... mày vừa bảo tao cái gì ấy nhở?
    Lý Toét: Tôi đồng ý với Cụ Cố Hồng.

    (P/S: Đây chỉ là chuyện bịa của Lý Toét, bác Tễu post lên cho vui nhá, tội vạ đâu tôi chịu)

    Trả lờiXóa