“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn
địa chủ, tư sản…!?”
Bùi Hoàng Tám
Báo Dân trí
Thứ Sáu, 29/05/2015 - 05:55
Thứ Sáu, 29/05/2015 - 05:55
Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời.
Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất.
Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng khiếp.
Họ, những “cán bộ tiền tỉ” đó làm giàu bằng cách nào vậy? Xin thưa, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ đã chỉ rất rõ: “lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”. Và cay đắng hơn, vị Thiếu tướng, Đại biểu Quốc hội này còn thẳng thắn bày tỏ, rằng những “công bộc” này “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ do bức xúc với tệ nạn tham nhũng nên tại phiên thảo luận này, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự không đồng tình với việc bỏ tử hình đối với tội tham nhũng.
Trên báo Tiền phong, bài “Không để “hi sinh đời bố, củng cố đời con”, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, tướng Nguyễn Đức Chung bày tỏ:“Người nghèo đi buôn ma túy bị lĩnh án tử hình, không cớ gì người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng lại không bị tử hình”.Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối caoTrần Văn Độ cho rằng cách hành xử “không được bao nhiêu” đối với tham nhũng càng làm mất lòng tin của người dân:
“Tội tham ô, nhận hối lộ chúng ta quy định hình phạt tử hình nhưng thực tế không xử lý được bao nhiêu cả. Dân bảo các ông hô hào thôi chứ có làm được đâu? Nghiêm minh tức là tham ô 4-5 tỷ đồng trở lên phải tử hình, nhưng chúng ta có làm được đâu. Thậm chí có những người tham ô nhưng về mặt Đảng chỉ cảnh cáo thôi. Tức là có độ chênh giữa quy định và thực thi trên thực tiễn …
Chúng ta chỉ xử lý những vụ tham nhũng vặt, dăm ba chục triệu, vài ba trăm triệu. Quy định thật nặng, thật to nhưng không thực hiện được thì càng làm mất lòng tin của người dân”. Ông Độ nói.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng cho rằng “Tội tham nhũng nếu bảo bỏ (tử hình - NV) người ta lại bảo không đấu tranh chống tham nhũng nữa. Điều này chưa thuyết phục”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền còn bày tỏ không đồng tình với việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 70 tuổi trở lên. Theo ông Quyền hiện nay tuổi thọ đã được nâng cao, trong khi đó nhiều đối tượng ở độ tuổi này lại “phạm tội kinh khủng”, với tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Trở lại với những phát biểu của Thiếu tướng, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ, chỉ có 51 chữ, bác Tỷ đã chỉ ra một thực trạng tham nhũng “khủng khiếp” lên tới “vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng” nhưng lại bằng cái cách còn… “khủng khiếp” hơn, đó là “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Và có lẽ vì vậy bác Tỷ bày tỏ: “Tôi đề nghị giữ nguyên mức tử hình, nếu bỏ mức án này thì về không biết trả lời với cử tri thế nào”.
Bùi Hoàng Tám
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất.
Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng khiếp.
Họ, những “cán bộ tiền tỉ” đó làm giàu bằng cách nào vậy? Xin thưa, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ đã chỉ rất rõ: “lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”. Và cay đắng hơn, vị Thiếu tướng, Đại biểu Quốc hội này còn thẳng thắn bày tỏ, rằng những “công bộc” này “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ do bức xúc với tệ nạn tham nhũng nên tại phiên thảo luận này, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự không đồng tình với việc bỏ tử hình đối với tội tham nhũng.
Trên báo Tiền phong, bài “Không để “hi sinh đời bố, củng cố đời con”, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, tướng Nguyễn Đức Chung bày tỏ:“Người nghèo đi buôn ma túy bị lĩnh án tử hình, không cớ gì người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng lại không bị tử hình”.Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối caoTrần Văn Độ cho rằng cách hành xử “không được bao nhiêu” đối với tham nhũng càng làm mất lòng tin của người dân:
“Tội tham ô, nhận hối lộ chúng ta quy định hình phạt tử hình nhưng thực tế không xử lý được bao nhiêu cả. Dân bảo các ông hô hào thôi chứ có làm được đâu? Nghiêm minh tức là tham ô 4-5 tỷ đồng trở lên phải tử hình, nhưng chúng ta có làm được đâu. Thậm chí có những người tham ô nhưng về mặt Đảng chỉ cảnh cáo thôi. Tức là có độ chênh giữa quy định và thực thi trên thực tiễn …
Chúng ta chỉ xử lý những vụ tham nhũng vặt, dăm ba chục triệu, vài ba trăm triệu. Quy định thật nặng, thật to nhưng không thực hiện được thì càng làm mất lòng tin của người dân”. Ông Độ nói.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng cho rằng “Tội tham nhũng nếu bảo bỏ (tử hình - NV) người ta lại bảo không đấu tranh chống tham nhũng nữa. Điều này chưa thuyết phục”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền còn bày tỏ không đồng tình với việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 70 tuổi trở lên. Theo ông Quyền hiện nay tuổi thọ đã được nâng cao, trong khi đó nhiều đối tượng ở độ tuổi này lại “phạm tội kinh khủng”, với tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Trở lại với những phát biểu của Thiếu tướng, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ, chỉ có 51 chữ, bác Tỷ đã chỉ ra một thực trạng tham nhũng “khủng khiếp” lên tới “vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng” nhưng lại bằng cái cách còn… “khủng khiếp” hơn, đó là “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Và có lẽ vì vậy bác Tỷ bày tỏ: “Tôi đề nghị giữ nguyên mức tử hình, nếu bỏ mức án này thì về không biết trả lời với cử tri thế nào”.
Bùi Hoàng Tám
Bên dưới bài là hàng trăm comments của bạn đọc Dân trí:
“Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Bác Tỷ này nói vui chứ Hà Nội bác Phạm Quang Nghị thay tra, kiểm tra suốt có thấy gì đâu (!)
Trả lờiXóaVô lý nhỉ?
XóaSao lại so sánh với "Địa chủ, Tư sản"? Địa chủ có ruộng đất, Tư sản có hãng sở của họ, họ có bóc lột cũng chỉ trên những cơ sở ấy. Còn đây chúng chỉ là những thằng khố rách làm nghề hành chính ăn đồng lương do công sức lao động nhân dân làm ra, chúng làm không ra gì phải đuổi việc mới đúng! đây xã hội nhân dân không bảo vệ quyền lợi của mình, để chúng cưỡi lên đầu, để chúng lộng hành, gọi chúng là "quan" để chúng tưởng chúng là quan thật mới ra nông nỗi,. Nếu không ăn cắp ăn cướp lừa đảo lấy đâu ra từng ấy tiền? Nếu không dễ dàng hành nghề lưu manh lừa gạt ăn chặn như thế việc gì chúng phải tham quyền cố vị?!, ở những nước văn minh người ta từ chức dễ dàng như không vì chỉ coi đó là một nghề của họ, thấy không làm tốt được thì họ thôi, làm nghề khác chứ tư túi gì được từ đấy mà bám chặt như lũ đỉa này.
Trả lờiXóaCứ bỏ luật tử hình đi, người dân sẽ có luật riêng cho chúng mày!
Ý kiến rất hay!
XóaDù sao các đại biểu cũng đã bức xúc cùng với dân, nói lên nỗi lòng của dân. Rồi cũng chẳng bắn được thằng quan tham nào đâu (Sợ đánh chuột vỡ bình quý!), nhưng dân nghe cũng thấy hả dạ 1 tí!!!
Trả lờiXóaNói hay lắm ! Nhưng làm thì dở ẹc . Đúng là đảng nuôi tham nhũng Không có đảng làm sao tham nhũng có đất tung hoành . Đảng để tham nhũng làm ăn nuôi đảng . Tham nhũng càng mập, đảng càng béo . Thằng Dân ngoài đảng có chỗ nào trong guồng máy CQ đâu . Tiền tham nhũng chảy vào túi đảng viên . Đảng viên giàu đảng mới mạnh !
Trả lờiXóaChưa có chế độ nào đè đầu bóp cổ dân một cách tinh vi như chế độ csVN . Những ngón đòn chính trị rất nham hiểm mà csTQ dậy cho csVN rất có hiệu quả . Từ những bước trong chiến tranh VP, sau đó là cuộc CCRĐ , đến chiến thắng chiến tranh Việt Mỹ và nay là cách duy trì được chế độ XHCN sau khi LX sụp đổ . Sự pháy thỏa hiệp Thành Đô, csVN gắn bó hết sức mật thiết với csTQ ! Các CB chủ chốt của QĐNDVN và CANDVN luôn luôn đi tập huấn ở TQ . Một mặt csVN giữ chặt lấy CQ, mặt khác cho con đi học Mỹ và chuyển tài sản qua Mỹ dựng chỗ dung thân khi có biến, csVN tự nhìn thấy và học các mánh lới của nhau không ai bảo ai . Cho đến bây giờ NDVN quá rõ những lời nói việc làm của csVN, nhưng đầu bị đè, cổ họng bị bóp , mà đành phải cắn răng . Thử hỏi có chế độ nào mà CB khi nắm quyền lại chăm lo cái túi riêng của mình hơn đời sống ND như chế độ csVN bây giờ ? Mới vào chức vào quyền mấy năm , CB đã trở nên quá giàu ( lời thiếu tướng N X Tỷ ) !
Trả lờiXóaMột vị lão thành cách mạng (tạm gọi là "chân chính") lắc đầu: "Giờ thằng con nào có không quá 100 tỉ được coi là liêm khiết..."?!
Trả lờiXóaMình đọc truyện thấy có rất nhiều câu chuyện về các tướng cướp hảo hán, chỉ cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo. Bây giờ mà có một tướng cướp như thế, chắc dân chúng ủng hộ rần rần. Vì sao, vì bây giờ mà cướp hết của bọn nhà giàu chia cho dân nghèo thì sướng, biết cơ man nào là vàng, đô, đất đai...
Trả lờiXóa