KHI CÁC NHÀ VĂN TỰ BIẾM HỌA CHÂN DUNG
Ngô Thị Kim Cúc
06.05 - 2015
Sáng ngày 5/5/2015, Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực TP. HCM chuẩn bị cho đại hội (đại biểu) lần thứ 9 đã khai mạc, chương trình làm việc là 1 ngày. Nhưng chỉ những người trong ban tổ chức mới được phát tờ chương trình, hội viên chỉ có tập tài liệu 31 trang, gồm: báo cáo nhiệm kỳ 2010- 2015, báo cáo sửa đổi điều lệ, và bản kiểm điểm của ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2010- 2015.
Khu vực TP. HCM có 155 (hay 156?) hội viên, nhưng chỉ 90 người có mặt. Hầu như những người không có mặt đều không có văn bản chính thức về sự vắng mặt của mình.
Mọi việc diễn ra khá lủng củng dù chỉ có tính thủ tục. Rất rõ việc ban tổ chức không chuẩn bị kỹ trong nhiều chuyện, ngay cả số lượng hội viên. Hội viên cũ thì không còn lạ chuyện này, còn hội viên mới hẳn đang tò mò xem điều gì sẽ xảy ra trong một “đại hội khu vực” của những người cầm bút.
Trọng điểm là việc bầu để cử những “nhà văn đại biểu” đi dự đại hội lần thứ 9 tại Hà Nội tháng 7 tới. Sau khi đã tốn nhiều thì giờ để xác định có nên hay không việc bầu những người không có mặt làm đại biều, vào lúc phiếu bầu cử đã được phát, và đã xác định sẽ gạch tên những người không được cử, trưởng ban tổ chức Lê Quang Trang cầm micro thông báo: trong danh sách của Văn Đoàn Độc Lập có 26 người là hội viên Hội Nhà văn VN, trong đó có 8 người ở TP. HCM, sau đó đọc tên 8 hội viên, gồm: Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, Phạm Đình Trọng, Hiền Phương và Ngô Thị Kim Cúc. Chỉ thông báo tên mà không cần giải thích, trưởng ban tổ chức mặc nhiên yêu cầu gạch tên những nhà văn này để không thể có mặt trong đại hội nhà văn sắp tới.
Là người duy nhất trong số 8 người bị đề nghị gạch tên có mặt, tôi rất tiếc không thể tiếp tục vào buổi chiều để theo dõi tiếp sự việc (do có công việc), nhưng nhiều hơn một nhà văn đã đến nói riêng với tôi: “Hội sai rồi. Sao lại tự thi hành án với những người chưa bị kết án”.
Tôi nghĩ có thể không chỉ một nhà văn nhìn sự việc theo cách ấy. Vấn đề là họ có nói ra hay không, và họ có làm theo yêu cầu của ban tổ chức hay không . Tôi cũng không biết kết quả bầu bán thế nào, nhưng với tôi, mọi chuyện đã quá rõ.
Trong khi các nội dung điều lệ liên quan đến Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập hãy còn ở dạng dự thảo, chưa đưa ra đại hội và chưa trở thành điều lệ chính thức, thì lãnh đạo Hội Nhà văn VN đã cho phép mình vi phạm điều lệ Hội, tự ý loại các đồng nghiệp cầm bút, coi thường tất cả hội viên còn lại.
Là hội viên Hội Nhà văn VN từ năm 1983, tôi đã tràn trề cảm xúc với “đại hội đổi mới” của nhà văn, đại hội lần thứ 4, năm 1989. Những ngày đó, Hà Nội thực sự như ngày hội. Người dân vốn ít khi quan tâm tới hoạt động của giới cầm bút bỗng vui mừng săn đón từng nhà văn trên đường phố. Trong đại hội, nhiều người dân, trong đó có những trí thức khoa bảng, đã mang tới những tâm thư, những thỉnh cầu, đề nghị các nhà văn hãy vì dân mà làm điều đó. Đi thăm thú trong thành phố, các bác xích lô thường hỏi thăm có phải nhà văn đang dự đại hội hay không, và khi nghe trả lời “phải” thì họ nhất quyết không lấy tiền.
Lòng dân thật đáng quý hơn vàng, nhưng quả thật người dân còn chưa hiều hết cái khó của nhà văn. Nhà văn chỉ có trang giấy và cây bút. Họ có thể rót hết tâm huyết lên trang giấy nhưng người quyết định số phận xã hội không phải là nhà văn. Và đại hội nhà văn đổi mới đó đã phải kéo dài thêm mấy ngày, với việc tổng bí thư đến gặp và trò chuyện, phủ dụ các nhà văn trước khi bế mạc.
Những đại hội sau đó tôi đều có dự, có vài đại hội cũng bùng nổ với những tham luận/tranh luận nảy lửa. Và những nội dung/không khí từng kỳ đại hội luôn phản ảnh một thực tế cuộc sống: xã hội có còn trông chờ vào nhà văn hay không, và nhà văn đang “đối xử” với nhau thế nào.
Khi phục hồi hội tịch cho một số nhà văn đã bị xử lý trong vụ án Nhân Văn Giai phẩm, lãnh đạo Hội Nhà văn VN tin rằng mình đã làm được điều rất tốt đẹp cho những đồng nghiệp cầm bút. Còn khi cố loại trừ những đồng nghiệp đương thời của mình, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đương nhiệm đang chọn chỗ đứng nào? Thời điểm hiện tại đã là năm 2015 của thế kỷ 21, hơn 60 năm sau thập niên 1950 của thế kỷ trước, của vụ án Nhân Văn…
Những thông tin bổ sung có thể làm rõ hơn ý nghĩa/độ chuẩn xác những việc làm của lãnh đạo Hội Nhà văn VN:
Nhà thơ Ý Nhi, có tên trong danh sách bị gạch tên, thực ra đã làm đơn xin rút khỏi Hội Nhà văn VN từ tháng 1/2002.
Nhà văn Dạ Ngân đã rút khỏi Ban Vận động Văn đoàn Độc lập từ 14/12/2014.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã rút khỏi Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập từ 26/6/2014, đồng thời cũng rút tên khỏi tất cả các Hội mà anh tham gia, trong đó có Hội Nhà văn VN, Hội Nghệ sĩ Sân Khấu, Hội Điện Ảnh VN.
*Thêm thông tin từ trang Văn Việt: http://vandoanviet.blogspot.com/_____________
Phụ lục: Dưới sức ép của Ban Tuyên giáo TW, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Văn hóa lãnh đạo Hội Nhà văn ép Đại hội IX phải sửa đổi Điều lệ Hội với những điều vi phạm Hiến pháp và Nhân quyền:
Phẫn nộ !!!
Trần Hà Ngân
Thật ra, từ rất lâu không còn quan tâm gì đến Hội Nhà Văn của nước Việt, (tuy vẫn đọc văn chương của nước Việt vì còn có những người bạn viết văn người Việt bằng tài năng và lòng đam mê thực sự).
Nhưng nếu là một người chỉ yêu văn chương nước Việt mà bỏ qua chuyện này, tôi tự thấy mình cần phải có thái độ.
Thái độ của tôi là: Tôi cười ruồi, tôi cười nhếch mép, tôi nheo một mắt, tôi che cả hai tai với những kẻ bất tài, tham lam, vộ lậu đã lợi dụng văn chương để trở thành kẻ đốn mạt ngửa tay xin tiền tài trợ hàng năm để vinh thân, phì gia, kiếm chác chút danh tiếng, quyền hành mà không biết đã biến mình thành nỗi nhục nhã của văn đàn nước Việt.
Tôi chia sẻ với chị Ngô Thị Kim Cúc!
Xã hội ngột ngạt quá! Văn vẻ gì nữa!
Trả lờiXóaTrong Đèn Cù ở đoạn nói đến nhà văn, có đọan viết ý hình như là : tôi chống đảng thì còn vào cái hội con của gã bố ấy làm gì?Ở ta, nhiều tổ chức xã hội giống như các bít tất thối nhưng người ta vẫn cố khom lưng cúi đầu để chui vào lọt.
Trả lờiXóaNgười viết văn mà bị trói buộc như vậy thì văn nó thành cái gì? Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ đọc văn của mấy thể loại nhà văn như vậy.
Trả lờiXóa