Chả nhẽ chính quyền không muốn dân
làm người tử tế
07-05-2015
Hơn tuần nay, cộng đồng xã hội quan tâm nhiều đến vụ chị mua ve chai và 5 triệu yen Nhật “vô chủ”. Có những ý kiến trái chiều về việc giải quyết số tài sản nhặt được ấy như thế nào. Từ người dân bình thường ít học đến những người am hiểu pháp luật (luật sư, cán bộ tòa án, công an…), hầu hết ý kiến nghiêng về một kết quả hợp lý hợp tình, nghĩa là nếu không có gì trái pháp luật thì số tiền ấy phải thuộc về chị Hồng ve chai.
Chúng ta đều biết xã hội văn minh có những điều luật quy định hoạt động, hành vi của con người. Xã hội càng văn minh, luật càng cụ thể. Bộ luật Dân sự mà mỗi công dân nước ta đang chấp hành có thể nói đã luật hóa từng ngóc ngách của cuộc sống. Chỉ cái việc tưởng như vặt vãnh, cỏn con nhặt được của vô chủ mà cũng có điều luật rõ ràng. Chuyện chị mua ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng kể từ khi phát hiện ra gần 5 triệu yen vô chủ cho đến những ngày chờ đợi kết quả xử lý đang làm nổi lên vấn đề: một khi công dân tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thì các cơ quan chức năng cũng đừng vì điều này điều nọ mà coi nhẹ luật pháp. Sự thận trọng trong xử lý là cần thiết, tuy nhiên trước hết cứ theo luật mà làm.
Theo điều 187, bộ luật Dân sự năm 2005: “Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”. Chị Hồng đã làm đúng như thế, chiến thắng được lòng tham, thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào cách giải quyết của các cơ quan nhà nước. Chấp nhận chờ đợi cả năm trời mà vẫn vui vẻ với niềm tin rằng “kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện” (như điều 239, bộ luật Dân sự quy định).
Trong vụ việc này, dường như quả bóng trách nhiệm đang được đá qua lại. Bảo rằng xem nhẹ, coi nhẹ quyền lợi nhân dân thì cũng chưa hẳn, nhưng xăm xắn, tích cực vào cuộc, giải quyết rốt ráo thì rõ ràng là chưa. Dân rất nghiêm túc, còn cơ quan công quyền vẫn thờ ơ, thậm chí coi thường pháp luật.
Trong cuộc sống hằng ngày luôn có những tấm gương tốt, tử tế quanh ta. Không tham của rơi, không chấp nhận hành vi làm vẩn đục cuộc sống, sẵn sàng bênh vực bảo vệ người tốt, trừng trị kẻ xấu kẻ ác… Rất dễ kể ra những con người hết sức bình thường mà đẹp: nhóm thanh niên tự nguyện làm hiệp sĩ săn bắt cướp, phòng chống tội phạm; chị nhân viên y tế dũng cảm tố cáo tiệu cực; cậu sinh viên vạch trần kẻ móc túi trên xe buýt… Nhưng có điều này phải nói ra, là không ít trường hợp người tốt, người tử tế bị bộ máy công quyền thờ ơ hoặc làm khó dễ, thậm chí gặp nhiều rắc rối, hệ lụy không hay trong cuộc sống. Điều nguy hiểm nhất không phải là sự tử tế không được ghi nhận, khen ngợi mà chính là cách đối xử của cơ quan nhà nước có trách nhiệm khiến người tử tế mất niềm tin vào hành động đúng đắn của mình, những người xung quanh nhìn vào việc tốt người tốt không tìm ra được bài học tốt, đôi khi còn muốn làm ngược lại.
Điều này có thể dẫn đến những hệ quả không hay: Ai cấm được thiên hạ rút ra kết luận cứ gương mẫu như chị mua ve chai Ánh Hồng là sẽ chịu thiệt thòi. Ai cấm được người ta nghĩ chỉ công dân mới tôn trọng pháp luật, còn cơ quan nhà nước thì không. Rồi nhìn vào “phản gương” này, những trường hợp đào được trống đồng, tìm được đồ cổ, nhặt được vàng bạc đá quý… vô chủ thì sẽ hành xử ra sao? Đừng tạo nên tiền lệ xấu. Nếu còn lấn cấn gì, thì cứ theo pháp luật quy định mà làm.
Chỉ cần cơ quan công quyền thiếu trách nhiệm một chút, có khi cả xã hội phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Mà trước hết, không khuyến khích được con người hãy làm người tử tế.
Việc rõ ràng hợp pháp, hợp lý, hợp tình mà chính quyền vẫn ỳ ạch, cọt kẹt, không nhúc nhích giải quyết được có 2 lý do: Một là chờ "bôi trơn" nó mới chạy ngon lành. Bôi trơn nhiều chạy rẹt cái là xong; bôi trơn ít thì chạy ọc ạch; không bôi trơn thì rỉ sét! Hai là phải có lệnh từ cấp trên có thẩm quyền: Mày không giải quyết nhanh, tao cho mất chức, nó sẽ chạy thục mạng. Và báo cáo hoàn thành xuất săc nhiệm vụ rồi ạ!
Trả lờiXóaChuyện này chưa đểu bằng cái chuyện mấy cây sưa ở một làng thuộc Hà Nội.
Trả lờiXóaCây do làng trồng ra.
Cần tiền để sửa đền chùa của làng,
làng cắt bán mấy cành cây.
Lâm nghiệp bảo được phép (còn đóng dấu búa liểm lâm cho cơ mà).
Công an bảo hợp pháp.
Vậy mà
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà nội lại giữ gỗ
và phong tỏa 20 tỉ đồng bán gỗ của làng
đã mấy năm nay rồi.
Thôi thì cứ coi như bị mất cướp đi,
cũng đành một nhẽ.
Nhưng đằng này
cây sưa cổ thụ còn đó
trị giá hàng trăm tỉ
làng phải cử người coi giữ kẻo đêm hôm mưa gió
sưa tặc nó đến nó ăn trộm.
Thức hết đêm này sang đêm khác ròng rã mấy năm giời
thức lâu chầu mỏi.
Lại còn cái tội không có tiền để trả công cho người coi giữ cây sưa nữa chứ.
Thật là cơ khổ.
Cha tổ bố cái thằng nào con nào nó bảo cây đó là của Ủy ban nhà nó
thì sao nó không cử người nhà nhà nó
hay là ông bà cha mẹ nhà nó
xuống mà coi cây
lại cứ bắt dân làng phải coi cây cho Ủy ban nhà nó vầy à.
Mà làng đó cũng liệu cái thần hồn.
Coi cây cho UBND thành phố Hà Nội
không cẩn trọng chu đáo
để sưa tặc nó ăn trộm
thì cả làng đi tù mọt gông nhá.
Của hàng mấy trăm tỉ
lại của UBND thủ đô của một nước XHCN.
Để thất thoát tài sản XHCN thì đi tù còn là nhẹ đấy bà con ạ.
Tiên sư bố nhà nó chứ.
Tiên sư bố nhà chúng nó!
XóaTrích: "“kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện” (như điều 239, bộ luật Dân sự quy định)".
Trả lờiXóaLuật đã qui định rạch ròi như thế, thì cứ vậy mà thi hành. Mọi lý lẽ đi ngược lại điều 239 của bộ luật dân sự đều thể hiện sự tiêu cực của một nhà nước luôn có thành tích dối trá, lừa gạt và nói một đàng làm một nẻo. Nguyên nhân cũng vì không sơ múi gì được với số tiền khá lớn mà một người dân khố rách áo ôm vô tình phát hiện và lương thiện giao nộp mà thôi!
Nhà nước pháp quyền, càng để lâu càng nhục
Trả lờiXóanhững người tử tế luôn gặp khó khăn trong đời sống hiện tại
Trả lờiXóaTại sao chị ve chai này không làm thủ tướng hay chủ tịch nước nhỉ ?
Trả lờiXóaDan Việt có muốn chị làm cũng không được vì chị không phải là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân!
XóaTiền ăn cướp của dân thì nói là "làm thúi móng tay", xuê xoa nhau kỷ luật cảnh cáo. Còn tiền của chị ve chai rõ ràng là hợp pháp. Hãy trả lại công bằng cho người thật thà.
Trả lờiXóa