Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Thuyết trình: BIỂU TƯỢNG RỒNG VIỆT NAM TRÊN CƠ TẦNG VH CHÂU Á


CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI


“Cà phê” với TS TRẦN TRỌNG DƯƠNG
chủ đề: “BIỂU TƯỢNG RỒNG VIỆT NAM TRÊN CƠ TẦNG VĂN HÓA CHÂU Á”


Thời gian: 14h30 chiều thứ bảy 04/04//2015.

Địa điểm:CÀ PHÊ THỨ BẢY, Số 3, Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm - HN
 
Dẫn chương trình: TS GIÁP VĂN DƯƠNG

____________

Lời dẫn: 


BIỂU TƯỢNG RỒNG VIỆT NAM: TRÊN CƠ TẦNG VĂN HÓA CHÂU Á

Rồng là một biểu tượng huyền thoại trong nhiều nền văn hóa. Biểu tượng này cũng đã xuất hiện từ rất sớm và cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau khiến cho nó có sự phong phú cả về nội hàm biểu tượng cũng như về hình dáng và phương pháp tạo tác. Ở Việt Nam, rồng là một biểu tượng có nguồn gốc đa nguyên. Theo thành quả của giới nghiên cứu lịch sử văn hóa, thì rồng Việt vốn xuất nguồn từ một con vật sông nước của cư dân nông nghiệp, cụ thể là con cá sấu với những bằng chứng trên cổ vật thời Đông Sơn, hay trong mỹ thuật Đại La. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc với các nền văn minh của Ấn Độ và Trung Quốc, con rồng bản địa đã thâu nhập các yếu tố ngoại lai để ở mỗi một giai đoạn nó lại có những nét đặc thù riêng. Buổi thuyết trình sẽ tiến hành thảo luận quá trình tiếp biến văn hóa biểu tượng rồng trong mối quan hệ với hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Hoa trên cơ sở của nghiên cứu so sánh và khu vực học.
_______

VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ: Trần Trọng Dương

Sinh năm: 1980. Tiến sĩ ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm. Công tác tại Viện NC Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), giảng sư thỉnh giảng Học viện Phật giáo Việt Nam.

Các lĩnh vực quan tâm: văn tự học, thư tịch học, văn bản học, mộc bản học, phiên dịch học lịch sử, biểu tượng tôn giáo, lịch sử cổ trung đại Việt Nam.

Các tác phẩm tiêu biểu: Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần (Đồng hiệu đính, 2005), Thiền tông khóa hư ngữ lục (khảo cứu, phiên chú, 2009), Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua các bản dịch Khóa hư lục (biên soạn, 2012), Kiến trúc một cột thời Lý (khảo chính, 2013), Nguyễn Trãi quốc âm từ điển (biên soạn, 2014), và trên 70 bài viết trên các tạp chí khoa học.

Liên hệ với diễn giả: trantrongduonghn@gmail.com
Trang cá nhân: http://trantrongduong.blogspot.com/

1 nhận xét :

  1. Rồng thực ra là biểu tượng của TQ nhiều hơn các nước Á Đông khác.
    Bên cạnh đó, rồng là con vật hung ác, theo quan niệm phương Tây.

    Trả lờiXóa