Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

CẢ ĐỜI PHỤC VỤ CHẾ ĐỘ, VỀ GIÀ NHƯ THẾ NÀY THÌ CHÁN ĐỜI QUÁ!

Giáo viên 40 năm công tác, nhận lương hưu
440 nghìn đồng
 

VNExpress.
Thứ ba, 14/4/2015 | 02:00 GMT+7


Cả trăm giáo viên mầm non ở Thanh Hóa có từ 20 đến 40 năm công tác, khi về hưu được nhận lương trên dưới 500.000 đồng. Cầm trên tay đồng lương còm cõi, có người đã bật khóc. 

Gần đây, hàng chục giáo viên mầm non mới về hưu ở tỉnh Thanh Hóa liên tục gửi đơn và gõ cửa cơ quan chức năng đề nghị xem xét chế độ lương hưu được cho là bất hợp lý khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi, đời sống rơi vào cảnh khó khăn.

Cô Phạm Thị Sang (57 tuổi, nguyên Hiệu trưởng Trường mầm non xã Trường Sơn, huyện Nông Cống) phản ánh, cô vào ngành giáo dục từ tháng 9/1973, đến tháng 11/2013 thì nghỉ hưu. 40 năm công tác, gắn bó với bậc học mầm non và từng làm hiệu trưởng, bí thư chi bộ nhà trường nhiều năm liền, nhưng khi về nghỉ chế độ, cô Sang chỉ nhận được mức lương chưa đến 440.000 đồng mỗi tháng.

Cô Sang cho hay, ngày nhận lương hưu, vì quá tủi thân nên cô cứ ngồi khóc mãi. 
Ảnh: Lê Hoàng.

Cô Sang cho hay, quãng thời gian 1973-1995, bậc học mầm non ở vùng nông thôn gặp muôn vàn khó khăn. Giáo viên và cán bộ quản lý chỉ được hưởng công điểm của hợp tác xã nông nghiệp bằng thóc gạo hay ngô, khoai…, song các cô vẫn vượt qua, gắn bó với nghề “gõ đầu trẻ” như một niềm đam mê.

Từ tháng 1/1995, giáo viên mầm non địa phương được hưởng phụ cấp mức 290.000 đồng/tháng và được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Từ ngày 1/1/2012, theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về chuyển đổi 525 trường học mầm non bán công sang công lập, cô Sang mới được biên chế vào viên chức nhà nước, được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tháng 11/2013, cô giáo Sang đủ 55 tuổi và nghỉ hưu theo quy định nhưng còn thiếu 14 tháng đóng bảo hiểm xã hội mới đủ 20 năm để được hưởng lương hưu. Vì vậy, cô Sang phải tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện số tháng còn lại. Tháng 1/2015, cô có quyết định nhận lương hưu của bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, với mức 437.236 đồng/tháng.

“Cuộc sống nghề giáo trước đây vốn rất vất vả, thiếu thốn trăm bề nhưng vì yêu trẻ, chúng tôi vẫn quyết tâm bám lớp, bám trường. Vậy mà khi về hưu, chúng tôi chỉ được nhận lương hàng tháng với giá trị không mua nổi nửa tạ gạo xấu thì lấy gì mà trang trải cuộc sống”, cô Sang trải lòng.

Bà giáo về hưu cho hay, hồi đầu năm đi lĩnh lương hưu 3 tháng (tháng 1-3/2015) được vẻn vẹn hơn 1,3 triệu đồng, về nhà tủi thân quá nên ngồi khóc mãi.

Cô Nguyễn Thị Thủy (56 tuổi), nguyên hiệu trưởng Trường mầm non xã Định Tăng (huyện Yên Định) cũng có chung hoàn cảnh. Đầu tháng 7/2014, cô Thủy về nghỉ hưu nhưng mới đóng bảo hiểm xã hội được 19 năm 6 tháng, nên phải bỏ tiền túi đóng thêm 6 tháng cho đủ 20 năm theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mới được hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, thấy cách tính lương hưu của bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầm non hiện rất thấp và bất hợp lý nên cô Thủy không nhận lương mà tiếp tục làm đơn khiếu nại.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa, hiện tỉnh này có hơn 100 giáo viên mầm non mới được nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội nhưng chỉ nhận mức lương từ 320.000 đến dưới 700.000 đồng/tháng. Trong đó, tại huyện Yên Định có 30 người, huyện Tĩnh Gia 30, Hoằng Hóa 52, Hậu Lộc 30 người… Số này đang làm đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị can thiệp.

Bà Nguyễn Thị Diệp, Trưởng phòng Chế độ, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, lý giải, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thông tư hướng dẫn hiện hành, những người có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, khi về hưu, nếu mức lương hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu (1.150.000 đồng/tháng).

Tuy nhiên, các trường hợp giáo viên mầm non như cô Sang, cô Thủy tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 20 năm nên nằm trong nhóm hưởng chế độ hưu trí tự nguyện. Chính vì thế khi giải quyết chế độ thì họ không được bù đủ bằng lương cơ sở.

Bà Diệp cho hay, trước thực trạng trên, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận đơn thư phản ánh và có công văn gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin ý kiến đồng thời đề xuất hướng xử lý phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Lê Hoàng

12 nhận xét :

  1. Tôi thử làm so sánh với cách tính lương hưu cho giáo viên ở môt xã hội văn minh là Anh quốc. Ở Anh lương hưu của giáo viên được tính theo tiêu chuẩn khá ưu đãi, đó là tính theo thu nhập cuối cùng (trước khi về hưu). Cách tính khá đơn giản, đó là lấy một phần tám mươi (1/80) của mức lương cuối cùng nhân với số năm công tác. Ngoài ra còn nhận được một khoản tiền mặt (lump sum) trao tay tính bằng 3/80 của mức lương cuối cùng (tính cho cả một năm) nhân với số năm công tác.
    Không biết lương tháng trước khi về hưu của các cô là bao nhiêu nhưng thử coi là 2 triệu/ tháng thì lương hưu theo cách tính bên Anh sẽ là 2tr : 80 x 40=1tr/tháng
    cộng với một khoản trao tay là 2tr : 80 x 3 x 12 x 40 = 36 triệu đồng

    Ở Anh giáo viên cũng như phần lớn người đi làm ăn lương thu nhập chỉ có lương mà thôi, không có thưởng Tết hay phụ cấp gì hết. Ở Việt Nam thì những khoản này cũng phải tính vào thu nhập để tính lương hưu thì mới công bằng.
    Nhưng cũng phải nói thêm là để có lương hưu như trên thì tháng nào cũng phải trừ lương để đóng vào quỹ hưu, thường là 6% lương, chủ lao động phải đóng giúp thêm gấp đôi số đó nữa. Lương hưu cũng chỉ được tính theo số năm có đóng góp vào quỹ hưu chứ không phải tổng số năm làm việc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn này cứ lấy nước Anh giãy chết ra làm ví dụ? Chúng em đang giãy đành đạch đây này!...

      Xóa
  2. Thương mấy thầy cô giáo quá! Không thể tưởng tượng được!
    Nhà nước vì dân chắc chắn sẽ hãnh diện cho mà coi!
    Cảm ơn nhà nước XHCN này nhiều lắm vì nhờ nhà nước mà hàng triệu dân lao động làm quần quật mấy mươi năm vẫn "nghèo ổn định" và cùng cười ... ra nước mắt,
    Thôi thì để tồn tại, tôi không có ý xấu, như nhiều bà con ở vùng đất trung phần khắc nghiệt không thể sống với một sào ruộng tạm rời bỏ quê hương, các thầy cô thử vào các thành phố lớn ở miền nam giữ trẻ thuê, bán vé số, bán báo dạo (không làm gì bậy) kiếm sống vậy.

    Trả lờiXóa
  3. cô Sang , cô Thủy là đảng viên là hiệu trưởng thì phải gương mẫu thông cảm cho đảng chứ ai lại đi khiếu kiện thế. Các cô cố gắng chờ đến cuối thế kỷ 21 này có chủ nghĩa xã hội ở nước ta rồi, mọi người được hưởng theo nhu cầu thì các cô thích gì có nấy còn bây giờ khó khăn hãy để cho đày tớ hưởng trước đã.

    Trả lờiXóa
  4. Đến giờ VN thua cả lào, campuchia, đi xuất khẩu lao động sang campuchia còn được 15 triệu đồng/ tháng.

    Trả lờiXóa
  5. Theo tôi thì có vấn đề chưa đúng khi thông tin số tiền về hưu này, vì lương tối thiểu là ~ 1,2 triệu đông/tháng x hệ số viên chức sự nghiệp khoảng 2,..., hoặc ~ 3, ..., rồi x 75% tổng số , kết quả là số tiền hưu, vậy phải là số khác chứ không thể thấp đén mức chưa đến 5oo, ngần đ/tháng./.

    Trả lờiXóa
  6. Bạn Cùi bắp ở trên đã nói hộ tôi!

    Trả lờiXóa
  7. Lương đi làm đã bèo, lương hưu lại quá tệ . NN trả công cho GV Mầm Non như thế thì đòi hỏi họ cống hiến cho XH như thế nào ? Càng XHCN càng bất công hơn !

    Trả lờiXóa
  8. "Suốt đời chiến đấu, hy sinh cho Đảng". Thôi, vui vẻ đi, các đồng chí Đảng viên gương mẫu.

    Trả lờiXóa
  9. Sao không lên Hà Nội xin việc, quyet sơn đánh dấu cây, , chặt cây... nhỉ

    Trả lờiXóa
  10. Được sống trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đỉnh cao trí tuệ, mùa xuân nhân loại ... là sướng rồi, tiền bạc không cần thiết.

    Trả lờiXóa
  11. Khốn nạn quá! trong khi đó chính quyền tham nhũng vơ vét phá tán tiền bạc mồ hôi công sức của dân không kể xiết.

    Trả lờiXóa