Chen lấn để cướp ấn ở đền Trần (Nam Định) tối 14 tháng Giêng năm Nhâm Thìn (2012).
.
.
VÌ SAO… LỄ HỘI
Trần Đức Anh Sơn
Nguồn: FB Anh Sơn Trần Đức
Sáng nay phóng viên báo Tuổi Trẻ phỏng vấn tôi về tình trạng nhiễu loạn của lễ hội ở Việt Nam. Trong những câu hỏi có câu này: “Vì sao những kiểu ứng xử kém văn hoá, những hành vi côn đồ có trong các lễ hội trong thời gian qua lại chủ yếu diễn ra ở ngoài Bắc mà ít thấy ở trong Nam và nhất là ở Huế?”
Đây là một câu hỏi không khó trả lời, nhưng để trả lời cho “tới đầu tới đũa” thì lại rất khó. Dẫu sao phóng viên đã hỏi thì cũng phải đáp.
Theo tôi, những ứng xử kém văn hoá, lệch lạc, những hành vi côn đồ diễn ra trong nhiều lễ hội ở ngoài Bắc thời gian qua là hệ quả của chính sách đối với văn hoá dân tộc mà chính quyền đã áp dụng trong suốt mấy chục năm qua. Những lễ hội truyền thống có lịch sử cả ngàn năm đã từng bị chính quyền miền Bắc trước đây “nhốt chung” vào cái “rọ” hũ tục phong kiến nên bị cấm đoán, thậm chí bị bài trừ triệt để và thay thế bằng một thứ văn hoá ngoại lai mang đậm màu sắc ý thức hệ. Do vậy mà mạch nguồn văn hoá truyền thống đã bị đứt gãy trong suốt mấy chục năm. Những thế hệ tiền bối không có cơ hội trao truyền tinh hoa văn hoá của cha ông cho hậu bối. Còn các lớp hậu bối thì không biết rõ mục đích, ý nghĩa, giá trị thực sự của lễ hội, của văn hoá truyền thống vì họ không còn cơ hội để tiếp nhận, tham gia và thực hành lễ hội.
Thế rồi, khi chính quyền cho phép những lễ hội này “sống lại” thì những thế hệ am tường gốc tích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội truyền thống hầu như đã vắng bóng. Thay vào đó là một lớp hậu sinh vừa thiếu hiểu biết về lễ hội, về văn hoá truyền thống của làng, của nước; lại vừa “tinh nhạy” với những “lợi lộc” mà lễ hội có thể mang lại, nên đã phục hồi lễ hội một cách ồ ạt và hăng hái sáng tạo, bày vẽ thêm những cái mới để trục lợi khiến cho lễ hội bị biến tướng, lệch lạc. Đã thế nhiều vị lãnh đạo các cấp lại “xênh xang áo mão” tham gia, cổ xuý cho những lễ hội biến tướng, lệch lạc ấy nên sự thể càng ngày càng bi đát.
Ở miền Nam, mà tiêu biểu là ở Huế, thì do không bị cấm đoán nên nhiều lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo… vẫn được duy trì trong suốt mấy chục năm chiến tranh. Điều này đã tạo cơ hội cho các thế hệ tiền bối trao truyền tri thức, kỹ năng tổ chức, thực hành và tham dự lễ hội cho các thế hệ kế cận. Vì thế mà không có sự đứt gãy văn hóa truyền thống, hoặc có nhưng rất ít (chỉ những năm sau 1975), nhưng do nếp cũ vẫn còn lưu giữ khá đầy đặn nên các lớp hậu bối đã tiếp nhận nếp ấy một cách tự nhiên và học được cách duy trì nếp ấy. Và một khi đã am hiểu, tôn trọng những giá trị, những tinh hoa của văn hóa truyền thống thì người ta sẽ ứng xử có trách nhiệm với lễ hội, với văn hoá truyền thống hơn là những người thiếu am hiểu, thiếu tôn trọng những di sản văn hóa tinh thần ấy mà chỉ tìm đến lễ hội để cầu khấn tiền - tài - danh vọng.
Tôi nghĩ như thế, không biết có đúng hay không?
28/2/2015
____
CHÚ THÍCH ẢNH:
.
Ảnh 1: Chen lấn để cướp ấn ở đền Trần (Nam Định)
vào tối 14 tháng Giêng năm Nhâm Thìn (2012). Ảnh: Internet.
Ảnh 2: Hỗn chiến ở hội Gióng (Hà Nội) vào ngày mồng 6 tháng Giêng năm Ất Mùi (2015).
Ảnh: Internet.
Ảnh 3: Người lớn, trẻ em, cùng tăng ni thắp sáng Trung tâm VHDL tâm linh Quán Thế Âm bằng hoa đăng chiều tối 19 tháng 6 năm Nhâm Thìn (2012). Ảnh: TT VHPG Liễu Quán Huế.
Ảnh 4: Hơn 1 vạn người dự lễ vía Quan Thế Âm ở Huế vào đêm 19 tháng 6 năm Nhâm Thìn - 2012 nhưng rất thành kính, trật tự. Ảnh: Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế.
Ảnh 5. Lễ hội điện Hòn Chén ở Huế, mỗi năm tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, quy tụ hàng vạn khách hành hương từ các tỉnh Trung bộ Việt Nam về dự nhưng không chen lấn, giành giật và có những hành vi phản văn hoá. Ảnh: Đào Hoa Nữ.
Nguồn: FB Anh Sơn Trần Đức
Một khía cạnh nào đó thì có thể hiểu tại sao miền bắc "chiến thắng" miền nam 1975 !
Trả lờiXóaTâm lý bầy đàn mà. Thấy người ta ăn khoai thì vác mai đi đào.
Trả lờiXóaVì Miền Bắc được "sống lâu" dưới chế độ CS, cho nên một bộ phận không nhỏ dân MB có máu "ăn thua", không chịu kém ai. Cũng vì vậy mà trong chiến tranh đã "thừa thắng xông lên" đánh cho người anh em MN tơi bời mới hả giận và đến giờ vẫn ưỡn ngực kỷ niệm ngày 30.4. Dân MB cũng dạn dĩ với cảnh máu chảy đầu rơi từ những vụ chém giết súc vật.
Trả lờiXóaVì dân MB chưa được sống trong một xã hội dân chủ, văn minh như MN trước 1975.
Vì MB gần trung ương nên lễ hội tha hồ quậy. Vì, vì..., còn nhiều vì lắm.
Công bằng mà nói, ở MN có nhiều người, kể cả những người dân bình thường nhất, làm việc tử tế hơn ngoài Bắc.
Đồng ý với bạn , nói xa hơn một chút , giả sử bạn qua bên Mỹ thấy đường xá sạch sẽ quá thì tự nhiên bạn không thể nào vứt rác xuống đường , hoặc là thấy mọi người chậm xe lại khi thấy đèn vàng và nghiêm túc dừng lại ở đèn đỏ , thì tự nhiên bạn sẽ làm theo . Xã hội lành mạnh hơn là ở chỗ đó .
XóaNhận định của Anh Sơn khá chuẩn xác đấy! 85 năm rồi thì còn gì nữa!?...vô thần mà!? bỗng dưng...đem thần về lại...mà là thần...tây mới ra hậu hoạn đấy thôi!?
Trả lờiXóaChắc là dân miền Bắc đã được đào luyện thành "con người XHCN" trước 20 năm (1954 - 1975); rồi sau đó miền Bắc lại là "Bên thắng cuộc", luôn tự hào phát huy đặc tính "con người XHCN" của mình nên mới bộc lộ lắm thứ hung hăng, hợm hĩnh thế! Đạo Phật miền Bắc cũng theo tôn chỉ "Đạo pháp XHCN" mà! Sư quốc doanh XHCN mà! Dân miền Nam sau năm 1975 mới "được cải tạo thành con người XHCN", nên chưa được triệt để! Ngay ở miền Bắc, những người thuộc nhóm yếu thế, không được tin cậy là "Con người XHCN" như tầng lớp con em địa chủ, phú nông, trí thức, tư sản, phong kiến, giáo dân cũng "hổng dám" hung hăng như con em thành phần cơ bả đâu!
Trả lờiXóaComment hay quá !
XóaChả riêng gì Lễ Hội, miền Nam thua xa miền Bắc về nhiều kiểu ăn nói, ứng xử, làm ăn . Những kiểu như nhất liều nhì lì, nhất thế nhì thân tam quyền tứ chế , thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, thịt chó với rựơu quốc lủi , nói gì cũng " đéo" trước v.v.. thì miền Nam thua xa miền Bắc . Sau 40 năm thống nhất đất nước , miền Nam đang được Bắc hóa rất triệt để !
Trả lờiXóaCác bạn miền Nam đừng chủ quan. Hãy nhìn xem từ năm 1975 đến nay người miền Nam đã "tiến bộ" hơn trước như thế nào? Nếu không cố gắng hết sức để duy trì lối sống tử tế của mình thì thêm vài chục năm nữa miền Nam cũng như miền Bắc thôi. Chẳng nói đâu xa, Sài Gòn cũng sắp đuổi kịp Hà Nội rồi đấy!
Trả lờiXóaNhìn hình ảnh: Hơn 1 vạn người dự lễ vía Quan Thế Âm ở Huế vào đêm 19 tháng 6 năm Nhâm Thìn - 2012 trong thành kính, trật tự, là một người Bắc tôi thật sự thấy xấu hổ. Lỗi tại ai? Trước hết thuộc về các cấp quản lý.
Trả lờiXóaMiền châu thổ sông Hồng vốn là cái nôi của văn minh văn hóa VN nên lắm lễ hội. Miền Nam mới trở thành máu thịt của Tổ Quốc VN vài trăm năm lại tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau, nhất là những nền văn hóa đậm tính chất Phật giáo Tiểu Thừa nên lễ hội cũng có nhiều mầu sắc riêng và ít mang tính chất bạo lực hơn .
Trả lờiXóaNhân nào quả ấy !
Trả lờiXóaMột phần nào đó, cũng vì dân Nam chú trọng việc nhậu hơn.
Trả lờiXóaHoàn toàn chính xác bạn à. có lẽ bạn còn trẻ và trả lời quá lịch sự , hơn nữa chưa đưa ra được một vài thí dụ cho thêm phần sinh động.Thời kỳ đó đen tối và khốn nạn vô cùng tận không bút nào tả xiết
Trả lờiXóaPhó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long nói:
Trả lờiXóa“Đây là cướp có văn hóa, cướp trong tục lệ. Vấn đề ở đây là cướp có có sự nỗ lực của cá nhân mới có được chứ không phải tự nhiên mà lộc thánh đến với mình”,
đúng là có chủ trương CƯỚP
http://youtu.be/D-0kviZ5ZKc?t=7m25s
Trả lờiXóaỞ miền Nam cũng có vụ "cướp lộc" các bác ạ. Đoạn đầu thấy vụ nước uống miễn phí rất hay, rất thiện cảm, đoạn sau thì chán luôn, cũng lộm nhộm đồng bóng đồng cốt kém văn minh lắm. Cùng một nguyên nhân gốc.
Nói ra nghe như kỳ thị nhưng theo lời những người Việt ( góc Bắc và Nam) tôi quen đang sống ở Canada thì đa số những người làm các việc phạm pháp như xã hội đen, buôn Ma Túy, Cần Sa...ở Canada thường là dân góc Bắc và điều lạ là rất nhiều dân góc Hải Phòng.
Trả lờiXóa