Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

BÀI VĂN BIA CỦA TS PHẠM QUANG NGHỊ ĐANG CHỜ ĐẾN SÁNG MAI

Công viên văn hóa Đống Đa - Di tích Gò Đống Đa:
Công trình xứng tầm với giá trị lịch sử
14:07 03/03/2015

KTĐT - Di tích lịch sử Gò Đống Đa là một trong những di tích có ý nghĩa rất to lớn gắn liền với chiến thắng hiển hách Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789, đánh tan 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh. 
.
Bút tích của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị viết về Hoàng đế Quang Trung 
được khắc trên đá xanh nguyên khối tại Đền.

Đây là chiến công chói lọi của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo tài tình của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đến nay, khi nhắc đến chiến công mang đậm dấu ấn của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ trên đất Thăng Long Hà Nội, chúng ta đều nghĩ đến Di tích lịch sử Gò Đống Đa.

Thể theo nguyện vọng của đông đảo Nhân dân, với ý thức “uống nước nhớ nguồn”, cũng để tỏ lòng tôn vinh lịch sử và những người làm nên lịch sử, Dự án  xây dựng Đền thờ Hoàng Đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và tu bổ, tôn tạo Di tích gò Đống Đa trở thành công trình văn hóa có giá trị nghệ thuật, tâm linh với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ xứng tầm với giá trị lịch sử vốn có; tôn vinh công lao, vị thế của anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung; qua đó nâng cao truyền thống, lòng tự hào dân tộc đồng thời tạo dựng không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho khu vực và phát huy giá trị trong cuộc sống đương đại... Dự án được khánh thành đúng dịp kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa với tổng mức đầu tư dự án theo dự toán là hơn 80 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. 
 
Ấn của Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trên bức phù điêu
Ấn của Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trên bức phù điêu.
Tễu chú thích: Bốn chữ là Sắc Mệnh chi bảo

Toàn bộ Dự án rộng 22.103,9m2 với hạng mục chính là Đền thờ Hoàng đế Quang Trung, gắn kết hài hòa với các hạng mục tiêu biểu khác. Đền hình chữ Nhị, rộng 300m2, cao 9,54m, được xây dựng bằng các vật liệu truyền thống như gỗ Lim, gạch Bát Tràng, ngói mũi hài, đá xanh nguyên khối…. được chế tác theo phương pháp truyền thống. Trong đền thờ, tượng đồng Hoàng đế Quang Trung và các đồ thờ tự do các nghệ nhân các làng nghề danh tiếng của Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa dựa trên nguyên mẫu của các nhà chuyên môn nghệ thuật đầu nghành Văn hóa chế tác.
 
Hai bức phù điêu sau tượng đài dài 47m được truyền tải nội dung cũ sang chất liệu đá xanh rêu nguyên khối gồm 152 phiến đá có kích thước 1mx1mx0,6m; nặng từ 1,4 tấn đến 1,8 tấn/phiến. Tượng đài được chỉnh trang, tu sửa lại với chất liệu màu đồng phủ bên ngoài, bệ được ốp bằng đá khối. Hàng trụ biểu được chế tác tinh xảo từ 55m3 đá xanh nguyên khối, 2 cột giữa cao 9,2m; 2 cột bên cao 7,2m. Sân khấu, quảng trường, đường dạo, vỉa hè, bậc lên gò sử dụng 10.100 m2 đá lát và 120m3 đá khối xanh đen. Cột, cổng, tường của tường rào phía đường Đặng Tiến Đông, Tây Sơn dài 360m được xây từ 150m3 đá xẻ xanh đen.... Họa tiết hoa văn, ngôn từ, biểu tượng, sắp đặt thể hiện theo thiết kế của Viện Bảo tồn Di tích; Viện Hán Nôm... trên cơ sở nguyên mẫu truyền thống và ý kiến, chọn lọc của các giáo sư, chuyên gia đầu nghành văn hóa và xã hội. 

Sau khi hoàn thành, công trình mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, tô điểm diện mạo ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội; phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân.

Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã ghi lại 
một số hình ảnh công trình ý nghĩa này gửi tới bạn đọc:
 
Cổng tứ trụ được tạo tác tinh xảo từ 55m3 đá xanh nguyên khối
Hàng cột trụ biểu được chế tác tinh xảo từ đá xanh nguyên khối
.
Mái đền được chạm trổ tinh xảo và lợp ngói mũi hài
Các đầu đao, kìm nóc được đắp hình các linh vật với các họa tiết tinh xảo, mái đền được lợp ngói mũi hài.

Cột và mái đền được làm bằng đá, gỗ lim  
Bộ kẻ bẩy được làm bằng gỗ lim

Họa tiết hoa văn khá công phu Họa tiết hoa văn khá tinh xảo bên trong mái đình
Các bức hoành phi, câu đối, môn y được chạm trổ cầu kỳ với họa tiết hoa văn, 
sơn son thiếp vàng công phu. Tễu: Chữ Nho là Uy Phong Lẫm Liệt

Ban thờ Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ bên trong Đền
Ban thờ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ bên trong Đền.


Chuông đồng trong Đền.
.
Bút tích của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị viết về Vua Quang Trung được khắc trên đá xanh nguyên khối tại Đền
Bút tích của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị viết về Hoàng đế Quang Trung được khắc trên đá xanh nguyên khối tại Đền.
.
Đôi ngựa được chạm khắc trên đá xanh
Đôi ngựa được chạm khắc trên đá xanh
.
Bút tích của vua Quang Trung được khắc trên bức phù điêu
Bút tích của vua Quang Trung được khắc trên bức phù điêu
.
Hai bức Phù điêu sau tượng đài dài 47m  
Hai bức phù điêu sau tượng đài dài 47m.
.
Tượng vua Quang Trung tại khu di tích  
Tượng Hoàng đế Quang Trung tại khu di tích.

Khắc Kiên – Thanh Hải

Bài văn bia của ông Nghị có khí phách. Thật đáng mừng! Đứng đầu tổ chức đảng ở một tỉnh, thành (lại là thủ đô) mà dám viết văn bia để lưu truyền hậu thế như thế này thì hiện nay chưa có ông bí thư thành ủy, tỉnh ủy nào làm được! Nhất ông Nghị rồi! Sài Gòn đuổi theo còn không kịp chứ đừng nói đến các tỉnh lẻ! 

Nhưng mà nếu ông Nghị - Bí thư thành ủy Hà Nội còn vẫn tiếp tục ra lệnh đàn áp và làm nhục những người biểu tình yêu nước, thương nòi; làm tủi vong linh hàng vạn đồng bào và chiến sĩ tử trận trong chiến tranh Biên giới Xuân 1979, 74 tử sĩ Hoàng Sa, 64 liệt sĩ Trường Sa thì ông có viết cả trăm bài như thế này, cũng chả nghĩa lý gì!

Ông Nghị có thật lòng hay không, thì sáng mai (14/3/2-2015), 9h00 là cả thế giới đều rõ thôi!!!! 

À, mà bài này có hơi hướm của cụ Vũ Khiêu các bác ạ. 
Có chữ "Phụng thảo" là "đặc sản" của cụ Vũ Khiêu...hi hi...


33 nhận xét :

  1. - "dựng tòa tri ân"? Nghe "tòa" là chán rồi!
    - Có người nói bức tượng ấy mẫu từ chai rượu Johnnie Walker (ông già đi bộ)?

    Trả lờiXóa
  2. Về chữ và nghĩa có mấy chỗ không chuẩn.

    Cuối bài văn bia viết là "phụng thảo" - " vâng chịu mà viết ra",
    thì ông Tổng đốc Hà Nội chỉ có thể "phụng" Hoàng đế Đại Việt thôi.
    Mà không biết đã có ông vua hay ông chúa nào đó giáng chỉ chưa.

    Chú thích của bài báo dưới mấy bức ảnh bia viết là "bút tích" thì không phải.
    Nó là lời văn.

    Bệ tượng nhà vua anh hùng viết thừa một từ thiếu một từ.
    Thừa từ NGUYỄN HUỆ,
    thiếu từ HOÀNG ĐẾ.

    Mà ban thờ Hoàng đế mới làm xong
    đã sớm có tiền thật đặt lên
    khác cái là nó không phải tiền lẻ.

    Còn thì ngôi đền đẹp thật.
    Nguy nga tráng lệ.
    Thợ họ làm kỹ thật.
    Cả phần gỗ và phần đá.
    Đúng là tinh xảo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác cố Hồng này chỉ được cái nói... cũng đúng thôi! Rất đúng khi bác nói đây đâu phải là "bút tích", nó là lời văn của TS Nghị mà thôi. Còn bút tích thì đây chỉ là bút tích của... bác thợ điêu khắc!
      Bệ tượng vua Quang Trung mà lại không đề chữ Hoàng đế thì thật đáng... cười ra nước mắt! Thừa một từ, thiếu một tù, đúng như bác cố Hồng nói.
      Tuy nhiên, về độ tinh xảo thì xem ra thợ mộc này nay vẫn chưa bằng ngày xưa. Các bác cứ xem kĩ hình "Bộ kẻ bẩy được làm bằng gỗ lim" sẽ thấy nó thô mộc, 0 mượt mà, uyển chuyển, hoa văn mà lại vuông thành sắc cạnh vừa cổ vừa kim, 0 che dấu nổi độ tài nghệ và công sức có hạn.

      Xóa
    2. Xin nói thêm: "Hàng cột trụ biểu được chế tác tinh xảo từ đá xanh nguyên khối" lại đứng trơ trọi, lẻ loi, 0 có sự liên kết với nhau thành một tác phẩm quần thể chi cả! Hay công trình vẫn còn đang làm dang dở nửa vời???

      Xóa
    3. @ Nặc danh 10:04
      Đó là kiến trúc truyền thống đấy.
      Đừng nói bừa.

      Xóa
    4. "Phụng thảo" không có... nghĩa!

      - Phụng chỉ; Phụng mệnh: Vâng theo
      - Phụng sự; Phụng tự: Thờ
      - Phụng dưỡng: Hầu hạ; nuôi nấng
      - Phụng hành: Vâng theo mà thi hành
      - Phụng nghênh: Kính đón
      - Phụng tống: Kính đưa
      - Phụng thừa: Vâng theo
      - Phụng cầu: Kén vợ
      - Phụng chiếu: Tờ chiếu của nhà vua
      - Phụng hoàng: Loài phượng; nghĩa bóng nói người tài giỏi, sang trọng.

      "Phụng thảo" nếu khiên cưỡng lắm diễn giải ra là "Cỏ phượng". Chả ra làm sao! Tiến sĩ ơi là tiến sĩ!

      Xóa
    5. Đúng ,làm gì có từ"phụng thảo".

      Xóa
  3. Bài văn bia
    mới chỉ kể ra những võ công của Quang Trung Hoàng Đế,
    mà chưa nêu lên được những chính sách tiến bộ của nhà vua
    như phát hành tiền giấy
    dùng chữ nôm trong thi cử và hành chính.
    Và nhất là
    thái độ khiêm nhường của nhà vua
    chứng tỏ ngài một người biết lắng nghe lời của trăm họ.
    Đơn cử một ví dụ,
    khi các cụ bô lão phường văn miếu
    báo lên nhà vua
    là quân sỹ Tây Sơn làm đổ nghiêng những tấm bia Tiến sỹ
    thì ngài đã đứng ra nhận lỗi:
    -"Thôi thôi thì việc đã rồi
    Trăm ngàn xin cứ trách bồi vào ta".
    Đấy là chưa kể
    tài dùng người của nhà vua
    mà ai cũng biết.

    Trả lờiXóa
  4. Dù sao
    đọc bài văn bia này cũng còn thấy
    thư ký của ông Nghị
    giỏi hơn thư ký của mấy ông khác.

    Trả lờiXóa
  5. Ơ hay,
    sao chỉ thấy nhiều ngựa thôi,
    không thấy con voi nào cả.
    Thợ đá quên hay phóng viên chụp sót.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Đế Quang Trung cưỡi voi chiến xung trận, khói súng làm đen cả cẩm bào .

      Xóa
    2. Ừ nhỉ,
      tiến vào Thăng Long
      Hoàng đế Quang Trung cưỡi voi cơ mà.

      Xóa
    3. Voi hiếm thì thay bằng ngựa cũng được !

      Xóa
  6. Anh Nghị viết: “Thế thời Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Thường thì người ta chỉ dùng từ ghép là “thời thế” chứ không dùng “thế thời”. Phải chăng anh bắt chước từ “thế thời” trong câu “gặp thời thế, thế thời phải thế”. Nguyên câu của Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm) là: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”. Câu nói này ông nói ra khi đối đáp với Đặng Trần Thường.
    “Thời thế” mà Ngô Thì Nhậm nói là tình thế, hoàn cảnh chung của xã hội trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Vì vậy từ “thế thời” không phải là từ đồng nghĩa với “thời thế” mà nó hàm ý chỉ rằng trong tình thế, hoàn cảnh xã hội đương thời như vậy thì phải hành động như thế, hành động sao cho phù hợp với tình thế, hoàn cảnh. “thế thời” không phải là “thời thế” mà từ “thời” trong “thế thời” có nghĩa là “thì” (thế thì). Hoàn cảnh như thế thì phải hành động như thế. Từ “thế” trong “thế thời” có nghĩ tương tự như tình thế lúc đó, vị thế của người trong cuộc trong bối cảnh “thời thế” lúc đó thì phải hành động sao cho phù hợp.
    Trong câu: “gặp thời thế, thế thời phải thế”, từ “thời” (thì) đóng vai trò là liên từ, biểu thị kết quả của một điều kiện.
    Chắc là anh Phạm Quang Nghị đã hiểu nhầm nghĩa của từ “thời thế” cũng đồng nghĩa với “thế thời” trong câu của Ngô Thì Nhậm nên mới viết như vậy!?
    Nếu đồng chí Bí thư Thành ủy HN Phạm Quang Nghị đọc được còm này, có điều gì không đồng ý, đ/c Xứ Thanh cứ còm lại tranh luận với đồng chí Xứ Đoài tôi. Cảm ơn lắm lắm! (tôi người gốc làng Tả Thanh Oai, quê Cụ Ngô Thì Nhậm).-TM-

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác ý làm cho vần theo kiểu thơ:
      "Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
      Giáp ta thắng trận Điện Biên lẫy lừng"
      Cái văn bia ni có được BCT thông qua không nhỉ? Chắc chưa trình.

      Xóa
  7. Ông Nghị ơi, ông về mà lo "lấy phiếu tín nhiệm" đi. Từ khi ông lên Bí thư thành ủy, chỉ thấy suốt ngày ông lo phiếu tín nhiệm thôi mà. Hơn nữa, Quang Trung là "Hoàng đế áo vải". Quang Trung thuộc về nhân dân, không thuộc đảng phái nào đâu nhá.

    Trả lờiXóa
  8. Ngày mai mà bác cứ xua quân ra phá đám nhân dân thì không còn là TS Nghị nữa mà là Tôn Sĩ Nghị đấy bác nhé

    Trả lờiXóa
  9. Năm 1981, anh Nghị qua Liên Xô nghiên cứu sinh phó tiến sĩ triết học. Sau khi LX và đông Âu sụp, năm 1998 luật giáo dục VN nâng cấp.tất cả các phó tiến sĩ học ở liên xô và đông âu về đều được công nhận là tiến sĩ, còn tiến sĩ thì được gọi là tiến sĩ khoa học để phân biệt. Nhưng trên thực tế TSKH hay TS thì cũng như nhau xét về hồ sơ cán bộ để bổ nhiệm các "hàm quan"

    Trả lờiXóa
  10. Dưới bức ảnh văn bia ghi chú là: "Bút tích của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị viết về Hoàng đế Quang Trung được khắc trên đá xanh nguyên khối tại Đền."; "Bút tích của vua Quang Trung được khắc trên bức phù điêu".
    Ối giời ôi, chẳng phải là báo chí nữa, mà là báo hại rồi.
    "bút tích" dùng để nói về nét chữ viết tay, hoặc một văn bản viết tay của một người đã chết viết lúc còn sống. Nói bút tích của Hoàng đế Quang Trung thì đúng, nhưng khi đã khắc bằng tuồng chữ khác trên bia đá hoặc đánh máy ra thì không thể gọi là "bút tích" được. Nếu nói khắc bút tích theo tuồng chữ của người chết để lại thì được, chứ chú tích kiểu như báo Kinh tế và đô thị thì hỏng bét. Các ông định trù cho đ/c Phạm Quang Nghị "hai năm mươi" hay sao mà nói văn bia của Bí thư Thành Ủy Hà nội - Thủ đô yêu dấu là "bút tích"? Mà cái chữ khắc trên đá đó có phải tô theo nét chữ của ông Nghị đâu mà gọi là "bút tích".
    Đ/c Nghị ơi, coi chừng cái "bút tích", "văn bia" của đ/c nó kéo tụt sự nghiệp của đồng chí đó! Phải hỏi những người hiểu biết chứ, ai lại ngẫu hứng thế được. Hỏi ai thì hỏi, đừng hỏi "đương đại quốc sư" VK nhé anh Nghị!

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Mỗ có tí nhận xét như sau: văn bia anh Nghị viết thế cũng được, quần nho xin đừng bàn loạn anh ý làm gì. có điều đúng như bạn gì đó nói, nó hơi giống văn của lão già mà chưa chót đời Vũ Khiêu.
    nếu Vũ Khiêu viết thì xin chúc mừng lão vì ăn nhuận bút chắc khớ (họ Phạm ngầm đưa, mua đứt bản quyền), chúc mừng thêm nữa là bài này còn hơn bài lão ca ngợi Bình Đà, hơn đứt đuôi câu đối trộm đạo thơ Lý Bạch tặng em hoa hậu.

    Trả lờiXóa
  14. GS. TSKH Nguyễn Đông Yên bình: Đây là một việc làm rất có ý nghĩa. Hoan hô ông Phạm Quang Nghị! Mong ông thực hiện những việc khác theo tinh thần yêu nước và khí phách lẫm liệt của Anh hùng áo vải Hoàng đế Quang Trung như ông đã bẩm Ngài ở câu đầu tiên.

    Trả lờiXóa
  15. "Khôn văn tế dại văn bia" Các cụ ta nói cấm có sai bao giờ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chí lý.
      Trộm nghĩ: kg fải chuyện lịch sử nào cũng khắc lên bia đá đc. Bia đá sừng sững giữa trời chứ có gọn lỏn trong giá trong nhà đâu. Người Khơ me, ng Tàu đến đọc liệu có lợi cho Ngoại giao.
      Hơn nữa Sao bác Tễu lại dùng chữ "bút tích".
      Về chữ nghĩa của "bút tích" này đúng là có vài chỗ cần xem lại.

      Xóa
  16. "Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng". Câu này rõ ràng chỉ nên hiểu theo nghĩa tương đối (bắt buộc phải thế, biết làm sao bây giờ). Cũng không nên khắc lên bia hoành tráng làm gì. Giả sử có khách du lịch Tàu hỏi: thế sao tụi bay không nghe lời ổng? Và còn chỉ ra vô số sư tử đá với lại đèn lồng Tàu ở khắp nơi khắp chốn thì biết nói sao dây?

    Trả lờiXóa
  17. Chả biết ông Nghị ' Phụng " ai để viết nhỉ

    Trả lờiXóa
  18. Theo ngu ý của tôi thì VĂN BIA phải được viết dưới DẠNG CỔ VĂN, hay nói cách khác, nó SỬ DỤNG LỐI VĂN BIỀN NGẪU. Bài văn này của TS Nghị (bác nào "đá đểu" là Tôn Sỹ Nghị) KHÔNG THUỘC LOẠI VĂN BIỀN NGẪU. Tôi đọc thấy tác giả cố ý viế thành một dạng thơ... không vần. Do đó, theo tôi, nó KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ NẾU NÓI THEO KHÍA CẠNH MỘT BÀI VĂN BIA.
    Hay bác TS Nghị nhà ta định chơi bài KHIÊU VŨ với... BIA

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiều gỉ tiển, sao không thuê người viết hộ văn bia cho tử tế nhỉ! Theo lề lối cổ văn, văn bia viết bằng văn xuôi, chỉ có bài minh ở cuối mới va7n vần, còn biền ngẫu chỉ dùng cho văn tế! Từ khi đại đại Vũ cuốc xư "lpạn trào" mới lộn văn bia thành văn tế, bôi bẩn khắp nơi! Ô hô, "văn bia" TSN văn xuôi không ra văn xuôi, biền ngẫu không ra biền ngẫu, chỉ toàn hô khẩu hiệu theo kiểu xã luận báo ND diễn ca! Có gì lạ khi không phân biệt được phụng thảo với phụng soạn!

      Xóa
  19. Nghĩ ra cụm từ "Phụng thảo" với ý "Tớ viết ra đây" thật quái gở!
    "Thảo", theo tự điển:
    - Có lòng tốt hay làm ơn cho người khác (Thảo hiền)
    - Cỏ
    - Sơ lược
    - Đánh kẻ có tội (thảo phạt)
    - Tìm xét (Thảo luận)
    Chắc thằng ngu (hay thâm nho) nào xúi bậy đây. Mang tính "thế lực thù địch"!

    Trả lờiXóa
  20. Bộ: đại (大)
    奉 phụng, bổng
    [Pinyin: fèng]
    1. Vâng, kính vâng mệnh ý của người trên gọi là phụng 奉.
    2. Dâng, đem vật gì dâng biếu người trên gọi là phụng 奉.
    3. Hầu hạ cung phụng, tôn sùng.
    4. Một âm là bổng. Đời xưa dùng như chữ bổng 俸.
    草 thảo
    [Pinyin: cǎo, zào]
    1. Cỏ, chữ để gọi tóm các loài cỏ, đời xưa viết là 艸.
    2. Qua loa. Như thảo suất 草率, thảo sáng 草創 đều nghĩa là mới có qua loa, chưa được hoàn toàn vậy.
    3. Ở nhà quê. Như thảo mãng 草莽, thảo trạch 草澤 đều là chỉ về người nhà quê cả. Dân lành đi làm giặc gọi là lạc thảo 落草.
    4. Bỏ phí. Như thảo gian nhân mệnh 草菅人命 coi mệnh người như cỏ rác.
    5. Thảo, mới viết qua chưa định hẳn gọi là bản thảo. Như thảo hịch 草檄 thảo bài hịch, thảo biểu 草表 thảo bài biểu, v.v.
    6. Chữ thảo, một lối chữ trước từ nhà Hán, để viết cho nhanh.
    7. Cắt cỏ.


    (Theo tự điển Thiều Chửu)
    VÌ VẬY PHẢI VIẾT LÀ PHỤNG SOẠN
    Bộ: thủ (手)
    撰 soạn, tuyển, chuyển
    [Pinyin: zhuàn]
    1. Đặt bày, sự.
    2. Soạn, làm văn làm sách ghi chép các việc gọi là soạn. Như soạn thuật 撰述 thuật việc theo trước làm thành bài thành sách, soạn trước 撰著 tự lấy ý mình làm thành văn, thành sách, v.v.
    3. Một âm là tuyển. Kén chọn.
    4. Lại một âm là chuyển. Cầm.

    Trả lờiXóa
  21. "Phụng soạn" là viết (văn/hịch/phú...) đã thành văn sách hoàn chỉnh để dâng lên (vua, quan trên, các vị thánh thần...) với lòng thành kính.
    "Phụng thảo" là viết chưa xong, mới viết nháp thôi, chưa viết chính thức mà đã khắc vào bia đá, để phụng (dâng) thần cái chưa xong, chưa thành văn sách hoàn chỉnh, thì là lỗi quá rồi còn gì nữa !
    Chỉ tại cái chú thợ đá lau chau, chưa chi đã khắc..khắc cái... cái...nháp à ! Lỗi của chú thợ khắc đá giống hệt lỗi cô đánh máy, hi ...hi !
    [Đồng tiến sĩ xuất thân : Các cụ dạy rồi, Khôn viết văn tế (tế xong đốt, chẳng ai hay), Dại viết văn bia (ngàn năm chưa mòn, nên bọn cao nhân hậu thế nó soi mói cái sai, nó đánh giá tài học, nó...cười)]

    Trả lờiXóa