Lời dẫn của Lâm Khang:
Xuân này, Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa bước vào tuổi 100. Cụ là lão thành cách mạng, trải các chức vụ Bí thư tỉnh ủy (3 tỉnh), Phó Ban thường trực Ban Tổ chức TW, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại Trung Quốc (12 năm) kiêm Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Cụ là một trong 3 ủy viên trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa III hiện còn sống. Và hiện nay chỉ còn duy nhất cụ là tướng do cố Chủ tịch Hồ Chí Minh phong.
Nhân dịp mừng đại thọ Lão tướng 100 tuổi (kỳ di thọ khảo), được phép của Lão tướng, chúng tôi đăng tải Hồi ký "Kể lại cuộc đời" của cụ, do chính tay cụ viết và để lại cho con cháu.
Chương VI
LÀM TRƯỞNG ĐOÀN CỐ VẤN GIÚP LÀO
Đúng lúc tôi băn khoăn bối rối về công tác ở Thanh Hoá thì đồng chí Kay-xỏn, Tổng bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào sang xin Trung ương Đảng ta cử một ủy viên Trung ương sang giúp. (Lúc đó Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc và chuẩn bị đánh vùng giải phóng Lào. Từ khi đồng chí Chu Huy Mân thôi việc giúp Lào, đồng chí Lê Chưởng sang một thời gian rồi thôi thì không có ai làm cố vấn giúp Lào nữa. Vả lại đồng chí Lê Chưởng lại không phải ủy viên Trung ương). Đảng ta vốn đã có một cơ quan chuyên giúp Bạn Lào, mật danh là CP38, lúc đó đang không có ai phụ trách, chỉ có một số ủy viên như đồng chí Đào Việt Hưng (đang ở Lào), đồng chí Nguyễn Chính Giao, Đinh Văn Khanh thì đang ở Việt Nam. Theo đề nghị của đồng chí Kai-xỏn Phôm-vi-hản, Trung ương cho tôi thôi Bí thư tỉnh ủy Thanh Hoá, cử tôi làm quyền Trưởng ban PC38 ở trong nước và làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Lào bên cạnh Trung ương Bạn. (Sau này gọi là trưởng đoàn chuyên gia).
Cuối năm 1964, sau khi cử tôi làm phó Ban Công tác miền Tây (CP38) - mà thực sự là quyền Trưởng ban rồi, Trung ương mới cử đồng chí Xuân Thuỷ kiêm chức Trưởng ban. Phải cử đồng chí Xuân Thuỷ vì đồng chí lúc đó là ủy viên Ban bí thư Trung ương Đảng, vừa để tỏ sự trọng thị đối với Bạn, vừa để cho CP38 có đủ quyền lực để làm việc với các cơ quan trong nước và quyết định được các vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế. Thời gian đó tôi thường xuyên ở bên Lào (Sầm Nưa), đồng chí Xuân Thuỷ ở Hà Nội, thỉnh thoảng tôi có về báo cáo đồng chí Xuân Thuỷ.
Cuộc tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 của ta ở chiến trường miền Nam đã dẫn tới cuộc đàm phán ở Pa-ri giữa Việt Nam và Mỹ, đồng chí Xuân Thủy được cử tham dự hội nghị và hầu như suốt thời gian đàm phán đều ở Pa-ri. Vì vậy, vô hình trung tôi trở thành quyền Trưởng ban Công tác miền Tây. Khi Trung ương báo cáo với Bác Hồ việc cử tôi đi làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Lào thì Bác đồng ý ngay, bảo: “Cử chú Vĩnh đi thì được”. Vì Bác đã về Thanh Hoá kiểm tra khi tôi làm Bí thư tỉnh ủy.
Trước khi đi Bác cho gọi tôi đến ăn cơm với Bác. Ăn xong ra uống nước, Bác chỉ dặn tôi: “Chú sang bên ấy, chú có ý kiến gì thì chú góp với Bạn để Bạn làm, chú không được làm thay và chú không được làm ông Toàn quyền.”
Khi tôi mới bắt tay vào việc giúp Bạn Lào thì đồng chí Văn Tiến Dũng (lúc đó là Tổng tham mưu trưởng) mời tôi đến Bộ tổng tham mưu và nói: “Anh sang đấy, anh kiêm giúp làm Trưởng đoàn chuyên gia quân sự luôn.” Từ đó tôi kiêm Trưởng đoàn chuyên gia quân sự. Chỉ bằng một câu nói như vậy thôi, không giấy tờ quyết định, thủ tục gì cả. (Có lẽ vì lúc đó đang là thời chiến, nhiều công việc người ta quen không câu nệ giấy tờ thủ tục chăng? Hay cũng tại tôi quá nể nang, nhận công việc rồi cũng không lo tự mình đi làm thủ tục để hợp thức hoá?). Như vậy, tôi kiêm làm Trưởng đoàn chuyên gia quân sự (mật danh là 959) bảy năm trời, chỉ được phát một bộ quân phục và đeo lại quân hàm thiếu tướng chứ không được hưởng một tý chế độ, chính sách nào đối với sĩ quan và cũng không được nâng cấp quân hàm. Bao nhiêu năm cũng vẫn ăn lương như lúc còn làm phó Ban Tổ chức Trung ương. (Có lẽ bên Trung ương thì nghĩ tôi là quân đội, bên quân đội thì nghĩ tôi là người của Trung ương và những người phụ trách về chế độ chính sách của quân đội cũng chẳng có giấy tờ nào làm căn cứ để thực hiện chính sách chế độ đối với tôi. Thành ra 20 năm làm việc tôi vẫn không được lên lương cho đến khi làm Đại sứ ở Bắc Kinh, anh em mới phát hiện với trên và thủ tướng Phạm Văn Đồng mới quyết định cho tôi hưởng lương chuyên viên 9, ngang lương Bộ trưởng lúc bấy giờ).
Lại nói chuyện làm việc với Bạn Lào, tuy Bác Hồ đã dặn dò cẩn thận, nhưng tôi chỉ thực hiện được một phần ý Bác là: “Không được làm ông toàn quyền” thôi. Gần như tôi không có dịp nào trình bày ý kiến chính thức trước cả ban lãnh đạo của Lào và các đồng chí lãnh đạo khác, ngoài đồng chí Kay-xỏn. Theo ý đồng chí Kay-xỏn, dường như tôi trở thành cố vấn và thư ký riêng của đồng chí đó. Nhiều chỉ thị hoặc kế hoạch hàng năm, đồng chí Kay-xỏn cứ nhờ tôi viết, tôi từ chối nhiều lần nhưng đồng chí cứ nài: “Tôi bận quá, nhờ anh thảo hộ”. Ngay cả bản báo cáo chính trị đọc tại Đại hội lần thứ nhất Đảng nhân dân cách mạng Lào (năm 1968 hoặc 1969) cũng vậy.
Khi bắt đầu chuẩn bị Đại hội Đảng, tôi và đồng chí Kai-xỏn phải trao đổi ý kiến rất nhiều, lúc thì tôi sang chỗ đồng chí Kai-xỏn, lúc thì đồng chí ấy sang chỗ tôi (ở trong một hang đá thuộc tỉnh Sầm Nưa). Trao đổi hòm hòm rồi ít hôm sau đồng chí Kay-xỏn lại yêu cầu tôi: “Anh viết cho một cái đề cương chi tiết” (!). Ít hôm sau nữa đồng chí lại sang chỗ tôi, nói: “Tôi bận quá mà văn phòng của tôi lại không làm được, thôi hay anh viết hộ tôi.” Tôi từ chối, nhưng đồng chí không chịu, cứ bảo: “Tôi bận quá, anh gắng giúp.”. Tôi thật khó xử, nếu theo đúng lời Bác dặn thì không thể làm thay cho Bạn, nhưng đồng chí Bạn này đã yêu cầu nhiều lần mà cứ chối mãi thì sẽ mất lòng, dẫn đến mất đoàn kết thì sau này cũng không thể làm việc với nhau được. Thật là khó, cuối cùng tôi đành phải làm theo yêu cầu của đồng chí Kay-xỏn. Tưởng như thế là xong, ai ngờ mấy hôm nữa, đồng chí ấy lại sang trao đổi và nói: “Thôi, anh thảo luôn bản báo cáo hộ tôi đi”. Tôi đành phải làm. Quả là đồng chí Kay-xỏn rất bận, lại không có một thư ký nào cho xứng tầm để chấp bút viết văn kiện cho đồng chí ấy nên tôi “bất đắc dĩ” phải làm thay việc đó. Được cái đồng chí Kay-xỏn tiếp thu rất nhanh, rất chắc các ý kiến đóng góp trong bản văn kiện và khi nhất trí các luận điểm, tư tưởng trong đó, đồng chí đã diễn đạt rất mạch lạc và lôi cuốn khiến người nghe phải tâm phục khẩu phục. Khi đồng chí Kay-xỏn đem văn kiện sang trao đổi với đồng chí Lê Duẩn ở Đồ Sơn (có cả tôi và đồng chí Đào Việt Hưng cùng tham dự), đồng chí Lê Duẩn cũng phải tấm tắc nói riêng với chúng tôi trong giờ nghỉ giải lao: Trình độ của bạn như thế, ta đánh giá thấp là không được!
Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào họp nhờ tại một địa điểm gần thị xã Hoà Bình (của nước ta) cho an toàn vì lúc đó Mỹ vẫn còn ném bom và cho biệt kích xâm nhập khu căn cứ Sầm Nưa của Lào. Thỉnh thoảng, chúng cũng tấn công vùng cánh đồng Chum.
Thung lũng Viêng Xay ở Sầm Nưa nơi Trung ương Bạn đóng là một túi bom của Mỹ, vì vậy công binh của ta đã phải sang đục nhiều hang làm nơi ăn, nghỉ, làm việc cho các đồng chí lãnh đạo Bạn. Trong suốt thời gian làm việc cố vấn cho Bạn ở Viêng Xay, chuyện bom đạn chơi trò ú tim với mình cứ như cơm bữa. Cũng ở trong một thung lũng nhưng phía Việt Nam ở khu núi Phạ-đeng, phía Bạn ở cánh đồng Nà-cay, hai bên cách nhau chừng nửa cây số. Mỗi lần Bạn sang làm việc với ta hoặc ta sang làm việc với Bạn là mỗi lần đùa với thần chết. Có lần địch ném bom vào đúng cửa hang của tôi nhưng tôi lại đi vắng, không dính bom, chỉ thương cô Thảo người phục vụ của tôi bị chết oan lúc còn trẻ. Lần khác địch lại ném bom trúng hang của tổ chuyên gia về công tác tổ chức, có đồng chí Nguyễn Ân bị bỏng do bom na-pan (nay đồng chí ở Nha Trang, vẫn còn vết sẹo ở cổ và mặt).
Khi bạn họp Đại hội Đảng ở Hoà Bình, tôi cũng phải “trực” ở một ngôi nhà gần khu vực đó. Hàng tối, đồng chí Kay-xỏn vẫn sang hội ý với tôi. Hễ có khúc mắc gì của đại biểu, đồng chí lại tham khảo ý kiến của tôi để ra giải đáp cho đại biểu. Vẫn với cách nói mạnh lạc và hấp dẫn, đồng chí đã giải đáp gẫy gọn mọi vấn đề đại biểu đặt ra. Điều đó khiến đại hội cảm thấy thoải mái, yên tâm tin tưởng. Khi về họp công khai chính thức ở Sầm Nưa, có đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu sang dự.
Thời gian đó, ngay trong nội bộ chuyên gia cố vấn của ta cũng khiến tôi gặp thêm khó khăn khi làm việc với Bạn. Ví dụ bên chuyên gia chính Đảng có đồng chí Đào Việt Hưng giúp Bạn đã lâu năm, thạo tiếng Lào nhưng trình độ hạn chế, có nhiều quan điểm cũ kỹ, phương pháp không sát hợp lắm. Thế nhưng khi góp ý về việc sắp xếp nhân sự của Bạn, đồng chí đó lại hay đưa ý kiến vào những việc quá cụ thể, tiểu tiết về nhân sự hoặc đối sách khiến đồng chí Nu-hắc (là Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng Bạn) rất bực mình, có khi phải nói thẳng, đề nghị chuyên gia cố vấn không được can thiệp quá sâu.
Tuy tôi là Trưởng đoàn chuyên gia cố vấn về quân sự, nhưng đồng chí Khăm-tày phụ trách về quân sự của Bạn lại hay làm việc với đồng chí Nguyễn Hoà, Phó đoàn chuyên gia quân sự hơn. Phía Bạn cũng biết đồng chí Nguyễn Hoà (thường gọi là Hoà sẹo) có hạn chế về trình độ quân sự (chính đồng chí Kay-xỏn cũng đã có lần phải nói thẳng với đồng chí Hoà sẹo “Anh nên về đi học thêm”). Nhưng bù lại, Hoà sẹo lại giỏi tiếng Lào và hay tìm cách lấy lòng các đồng chí Bạn trong các công việc phục vụ đời sống (mua bán giúp các hàng quý hiếm, làm các món đặc sản hoặc thịt chó mà đồng chí Kay-xỏn rất thích). Ngoài ra, vì có quan hệ riêng, Hoà sẹo thường biết được Liên Xô giúp ta những trang bị khí tài gì và mách ngay cho Bạn để bạn xin lại ta, ví dụ khi Liên Xô giúp ta hai dàn ra-đa, Hòa gợi ý bạn xin ngay một dàn. Nhưng thực tế, Bạn không có nhu cầu gì với dàn ra-da ấy và cũng chưa có người sử dụng được, vì vậy việc không thành. Khi bàn kế hoạch quân sự hàng năm, anh Hoà sẹo cứ hay đặt chỉ tiêu quá cao, hết giải phóng chỗ này đến giải phóng chỗ kia. Trong khi lực lượng của Bạn rất mỏng, chỉ có hai tiểu đoàn chủ lực và dân quân du kích. Còn quân chủ lực Việt Nam thì đang phải tập trung chiến đấu ở miền Nam là nơi quyết định toàn cục. Chính vì thế mà đồng chí Kay-xỏn và đồng chí Khăm-tày cho là Hoà nhiệt tình với Lào, thích Hoà.
Anh Nguyễn Hoà đã vậy, các đồng chí chuyên gia kinh tế cũng có người thích “cầm đèn chạy trước ôtô”, cứ đề nghị Bạn xin bên ta xây cầu Sốp-hào thông giữa Mộc Châu với Sầm Nưa. Thực tế lúc đó việc qua lại giữa ta và Lào ít dùng đường đó, vì nó hiểm trở hơn. Ta và Bạn thường đi bằng đường qua cửa khẩu Na Mèo, Thanh Hoá. Vì vậy, xây cầu Sốp-hào là không cần và yêu cầu kinh phí rất lớn.
Riêng bản thân tôi thấy những ý kiến đó là thiếu cân nhắc giữa lợi ích của ta và Bạn và càng không sát hợp với thực tế; vả lại thực hiện những đề nghị đó là làm khó lớn cho phía ta. Vì vậy, nên tôi đã phải phát biểu ý kiến hạn chế các mục tiêu đó lại. Cũng vì vậy, mà Bạn nghĩ tôi không “nhiệt tình” với Bạn bằng các đồng chí kia.
Tôi chỉ đồng ý các việc như: kiến nghị đưa sư đoàn của ta ra giúp Bạn đánh chiếm lại cách đồng Chum trong chiến dịch Cù Kiệt, hoặc những trận giải quyết những điểm quan trọng có bọn phỉ co cụm lớn, phải đưa bộ đội quân khu Tây Bắc của ta sang. Những việc trên được thực hiện đã có hiệu quả tốt, giải quyết cho Bạn những vấn đề đáng kể về mặt quân sự.
Nghĩ lại, tôi cũng thấy buồn vì đã gặp phải một trợ thủ cơ hội và phức tạp như anh Hoà sẹo. Không những đã gây khó cho tôi khi làm việc với Bạn mà với tính cách không trung thực vốn có, anh ta cũng gây ra chuyện lục đục trong nội bộ đoàn chuyên gia cố vấn. Trước hết anh Hoà không ưa gì tôi, vì nhiều lần anh ấy gợi ý lấy gỗ quý của Bạn về đóng đồ cho cơ quan và cho tôi nhưng tôi không cho phép lấy của Bạn.
Trong đoàn có anh Trần Nguyên Phi trước ở Cục Tổ chức quân đội (sau chuyển ngành sang Bộ Văn hoá rồi lại trở lại quân đội) được bổ sung sang làm Phó đoàn chuyên gia quân sự sau anh Hoà ít lâu. Anh Phi cũng có nhiều ý kiến không đồng tình với cách giải quyết của anh Hòa. Thế là anh Hoà kéo bè kéo cánh bịa chuyện nói xấu anh Phi, tôi buộc phải bảo vệ anh Phi, nhưng cuối cùng do có nhiều mưu mô thủ đoạn khó lường hết mà anh Hoà đã lôi kéo được số đông, gây áp lực buộc anh Phi phải bị rút khỏi đoàn chuyên gia, về nước. Việc đó gây khó khăn không ít cho công việc của tôi ở Lào.
Trong thời gian làm chuyên gia cố vấn trên đất Lào, tôi cũng có những kỷ niệm vui, đó là được quen biết với những người lãnh đạo lâu năm, có tấm lòng chân thật, có lòng yêu nước Lào sâu sắc và thực sự có tình bạn thuỷ chung son sắt với Việt Nam như các đồng chí Xu-va-nu-vông, Khăm-tày, Xa-mản, Phu-ni Vông-vi-chít...
Còn kỷ niệm sâu sắc nữa ở bên Lào là những chuyến đi. Tôi không hiểu tại sao anh Đào Việt Hưng giúp Lào khá lâu mà lại không đi đến đâu trên đất Lào trừ phi từng là Việt kiều ở Thái về tham gia khởi nghĩa ở Viêng Chăn và hoạt động ở đó một thời gian, còn chỉ ở Sầm Nưa? Tôi vốn có tác phong công tác là phải sâu sát thực tế, sâu sát đơn vị và địa phương nên tôi rất coi trọng việc đi xuống cơ sở, nắm tình hình để có chủ trương đúng, sát. Hơn nữa, trong các chuyến đi, dù khó khăn gian khổ và nguy hiểm nhưng vẫn có niềm vui là được trải nghiệm, được hiểu biết, được ngắm cảnh non sông đất nước Lào hoang sơ kì bí và tươi đẹp.
Chuyến đi Bắc Lào, lúc đó không thể đi từ Sầm Nưa ngược lên phía Bắc, mà phải vòng về Việt Nam theo đường ôtô lên Điện Biên, qua cửa khẩu Tây Trang, đi bộ theo nương rẫy dọc bờ sông Nâm U đến vùng giải phóng tỉnh Luang-pra-bang. Đi giữa đường bắn được một con nai, đem theo, gặp một tổ công nhân Việt Nam làm đường giúp Bạn liền rẽ vào cùng với họ làm thịt con nai ra ăn “liên hoan” với nhau. Có lúc đi đến suối, thiếu thức ăn, phải ném lựu đạn xuống suối bắt cá mà ăn. Đi qua các bản Lào Thơng thì lại mua được chó làm thịt đánh chén. Từ Tây Trang chúng tôi phải đi bộ, trèo đèo lội suối (vì ôtô phải gửi lại ở Tây Trang). Từ Luang-pra-bang lại đi ngược lên phía Bắc tới các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc như Nậm Thà, Mường Xài. Lên đó có đường ôtô do Trung Quốc làm giúp Lào thì lại đi được ôtô. Đến Mường Xài, thấy ở bãi sông có nhiều cây dâu cổ thụ, tầm gửi mọc đầy thân, tôi hô anh em hái lấy một bồ đem về (vì có nghe nói tâm gửi cây dâu là quý, chữa được nhiều bệnh), nhưng sau không có dịp nào dùng đến, để hỏng đi. Giờ nghĩ lại thấy tiếc vì chẳng kiếm ở đâu được loại “sạch” như thế!
Sau chuyến đi Bắc Lào, tôi lại cùng một số anh em đi Trung và Hạ Lào. Theo đường 559 phía Tây Trường Sơn xuống đến A-tô-pơ giáp Cam-pu-chia để gặp và họp với tổ chuyên gia của các tỉnh đó. Xuống đấy mới biết tin anh Đặng Tính cùng phụ trách xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh chẳng may trúng mìn hi sinh. Anh em cùng đi thấy vậy không cho tôi đi tiếp lên cao nguyên Bô-lô-ven nữa. Trên đường đi nhiều khi rẽ vào binh trạm của bộ đội Trường Sơn hoặc khi gặp anh Võ Sở (người của Cục Tổ chức cũ) lúc đó làm Chính uỷ một sư đoàn của đường dây 559, đều được đón tiếp chu đáo và có khi còn được chiêu đãi “thịnh soạn”.
Có lần tôi cũng tranh thủ đi được đến cách đồng Chum nổi tiếng, lúc đó cũng là nơi giành đi giật lại giữa bộ đội Lào và bọn Mỹ xâm lược. Ở đó có những chiếc chum bằng đá gra-nít, cao gần đầu người, đường kính khoảng chừng 60 – 70 cm, cái thì thân thẳng như vại cái thì như chum, cái thì đứng, cái thì nghêng, ngổn ngang trên bãi rộng. Truyền thuyết kể rằng có ông Chạu-phạ Ngừm đi đánh giặc xong về khao quân, rượu đựng trong những cái chum đó. Từ cánh đồng Chum trở về, khi đi qua bản Ban chừng ba chục cây số thì thấy trước mặt có một tiếng nổ ầm, rồi khói bốc lên. Thì ra bọn phỉ nổ mìn một chiếc cầu chỉ cách xe chúng tôi độ 10 mét. Thế là chúng tôi phải bỏ xe lại, lội xuống suối rồi đi bộ đến Mường Xén. Sau đó, đi qua cửa Rào xuống Con Cuông (Nghệ An). Phải nói thêm lúc đó ở Lào, Bạn phải đối phó với bọn tay sai của Mỹ là bọn phỉ Vàng Pao. Bọn phỉ này phần đông là người dân tộc Lào Sủng. Mỹ dùng người Lào Sủng đánh lại lực lượng của Mặt trận Lào yêu nước cốt để gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ người Lào Sủng với Lào Thơng và Lào Lùm hòng chiếm và nô dịch nước Lào.
Sau năm 1972, Mỹ phải ký hiệp định Pari rút khỏi miền Nam Việt Nam thì ở Lào cũng có một thỏa thuận thành lập Chính phủ liên hiệp giữa Neo Lào Hắc-xạt (Mặt trận Lào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào) và Chính phủ “trung lập” Xu-va-na-phu-ma (Chính phủ của ông Phu-ma thực chất là thân Mỹ). Để chuẩn bị cho một số cán bộ cao cấp của Bạn vào Viêng Chăn tham gia Chính phủ liên hiệp, tôi lại phải mời các đồng chí đó xuống Đồ Sơn để các đồng chí được hướng dẫn sơ bộ cách thức và nội dung xử lý khi giữ chức Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trong Chính phủ liên hiệp. Ban đầu định mời các đồng chí bộ thứ trưởng của ta xuống giới thiệu với các đồng chí Bạn, nhưng các đồng chí đều bận không xuống được. Thành ra, lại là tôi, với những hiểu biết sơ sài của mình, đã phải đứng ra nói với các đồng chí Bạn một số nội dung và quan điểm của ta về một số bộ quan trọng như Quốc Phòng, Ngoại giao, Tài chính, Giáo dục v.v...
Vì cuộc chiến tranh đã kết thúc, Bạn Lào đã chuẩn bị vào Viêng Chăn để tham gia Chính phủ liên hiệp nên lại có cuộc gặp hội đàm giữa các đồng chí đứng đầu hai Đảng. Đồng chí Kay-xỏn gặp đồng chí Lê Duẩn ở Đồ Sơn, tôi và đồng chí Đào Việt Hưng cũng đến dự. Đồng chí Kay-xỏn đề nghị rút chuyên gia Việt Nam về, đồng chí Lê Duẩn cũng đồng ý. Tôi còn hỏi lại đồng chí Lê Duẩn: “Nay mai tôi về, tôi thực hiện sự thoả thuận đó chứ?” Đồng chí Lê Duẩn ừ. Tôi về chỉ thị cho các tổ chuyên gia các tỉnh rút sớm để tránh mùa mưa kéo dài sẽ có nhiều khó khăn về đường xá đi lại. Thế nhưng ở dưới tỉnh, các đồng chí Bạn vẫn chưa chuẩn bị được tinh thần tự lập, chưa muốn chuyên gia rút ngay, họ nhao nhao kiến nghị lên Trung ương. Do vậy đồng chí Kay-xỏn lại quay ra trách tôi là rút chuyên gia vội quá. Bị trách oan, lúc đầu tôi cũng bực, nhưng sau tôi nghĩ lại, tôi thấy mình cũng có cái sai. Lẽ ra sau khi hai đồng chí Tổng bí thư đã nhất trí với nhau, tôi phải báo cáo để đồng chí Kay-xỏn biết kế hoạch rút chuyên gia về. Nếu muốn rút trước mùa mưa thì cũng phải nói rõ lý do cho đồng chí đó thông cảm, nhất là việc rút chuyên gia ở các tỉnh.
Giữa năm 1973, khi tôi đã về Hà Nội và việc rút chuyên gia ở các cơ quan Trung ương đang được thực hiện đến bước cuối, các đồng chí Bạn chuẩn bị vào Viêng Chăn, Trung ương của Bạn có mời tôi lên Viêng-xay để gặp gỡ, liên hoan chia tay với các đồng chí. Nhưng khi từ Hà Nội sang Viêng Xay, mới đến Quan Hoá (Thanh Hoá) thì trời mưa to, rất to, đường lầy lội, xe hầu như không thể lăn bánh được, tôi đành quay trở về Hà Nội. Sau mới biết rằng như vậy là đã làm lỡ một việc quan trọng, làm các đồng chí Bạn không thực hiện được ý định tổ chức một cuộc chia tay long trọng có cả nhiều đồng chí cao cấp chờ đón để cảm ơn và tặng huân chương tự do (huân chương cao quý của Bạn) cho tôi. Như vậy hỏi sao các đồng chí đó không bực mình? Sau này, tuy tôi có viết thư báo lại cho các đồng chí việc đi đường như thế nào, nhưng Bạn vẫn có ý giận. Tôi ân hận vô cùng, lẽ ra khó khăn đến mấy tôi cũng phải cố mà lên để khỏi phụ lòng Bạn.
Năm 1995 (Đại hội 8 của Đảng ta), Đoàn đại biểu Lào do đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon (thường gọi là Khăm-tày) dẫn đầu đã sang dự. Trong giờ giải lao, tôi trông thấy đồng chí Khăm-tày liền đến chào và hỏi thăm sức khoẻ. Hình như đồng chí sực nhớ ra rằng từ khi Đảng nhân dân cách mạng Lào hoàn toàn giành được chính quyền, phía Bạn chưa mời tôi chính thức đi thăm lại Lào ở Viêng Chăn lần nào (mà trước đó Bạn đã lần lượt mời nhiều cán bộ chuyên gia sang thăm rồi. Thời gian dài sau khi rút khỏi Lào, tôi lại đi làm Đại sứ tại Trung Quốc nên chưa mời được). Vì vậy, đồng chí đã mời tôi cùng gia đình và cả mấy gia đình chuyên gia còn “sót lại” cùng sang chơi thăm Lào. Tôi làm Trưởng đoàn đó, Khi đến Viêng Chăn, Bạn bố trí máy bay trực thăng và cử đồng chí Phó Ban Đối ngoại Trung ương Đảng tháp tùng đưa chúng tôi đi chơi nhiều nơi. Chúng tôi được thăm cố đô Luang-pra-bang, Mường Xài, Xay-nha-bu-li, Xiêng Khoảng... Dĩ nhiên là ở Viêng Chăn đã tham quan nhiều di tích thắng cảnh và các cơ quan có các đồng chí quen biết cũ. Đồng chí Kay-xỏn lúc đó đã mất, Bạn đã lập bảo tàng Kay-xỏn nên tôi cũng có đến thăm bảo tàng. Khi chúng tôi mới sang Viêng Chăn thì đồng chí Khăm-tày (lúc đó là Chủ tịch Đảng nhân dân cách mạng Lào) còn đang công tác ở phía Nam. Khi đoàn chúng tôi trở lại Viêng Chăn thì đích thân đồng chí Khăm-tày tiếp đón và tặng tôi một vật kỷ niệm, đó là cái típ đựng xôi quen thuộc của người Lào, đan bằng sợi bạc dát mỏng. Đồng chí Xa-mản (Chủ tịch Quốc hội Lào) cũng tiếp và mời cơm thân mật. Còn đồng chí Nu-hắc mà chúng tôi quen và làm việc nhiều với nhau ở chiến khu Sầm Nưa ngày trước thì đã ốm yếu quá nên Bạn không bố trí cho tôi đi thăm được.
Suốt chuyến thăm lại đất nước Lào đó, đoàn chúng tôi đi đến đâu, Bạn cũng tổ chức đón tiếp rất nhiệt tình, chu đáo, chiêu đãi thịnh soạn, buộc chỉ cổ tay chúc phúc... Sau lần đó, bên Bạn còn gửi cho tôi tấm huân chương Tự do hạng nhất (mà lẽ ra tôi đã được nhận từ năm 1973, thời gian có chuyến đi không thành sang Viêng Xay ngày trước).
Xuân này, Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa bước vào tuổi 100. Cụ là lão thành cách mạng, trải các chức vụ Bí thư tỉnh ủy (3 tỉnh), Phó Ban thường trực Ban Tổ chức TW, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại Trung Quốc (12 năm) kiêm Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Cụ là một trong 3 ủy viên trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa III hiện còn sống. Và hiện nay chỉ còn duy nhất cụ là tướng do cố Chủ tịch Hồ Chí Minh phong.
Nhân dịp mừng đại thọ Lão tướng 100 tuổi (kỳ di thọ khảo), được phép của Lão tướng, chúng tôi đăng tải Hồi ký "Kể lại cuộc đời" của cụ, do chính tay cụ viết và để lại cho con cháu.
Chương VI
LÀM TRƯỞNG ĐOÀN CỐ VẤN GIÚP LÀO
Đúng lúc tôi băn khoăn bối rối về công tác ở Thanh Hoá thì đồng chí Kay-xỏn, Tổng bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào sang xin Trung ương Đảng ta cử một ủy viên Trung ương sang giúp. (Lúc đó Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc và chuẩn bị đánh vùng giải phóng Lào. Từ khi đồng chí Chu Huy Mân thôi việc giúp Lào, đồng chí Lê Chưởng sang một thời gian rồi thôi thì không có ai làm cố vấn giúp Lào nữa. Vả lại đồng chí Lê Chưởng lại không phải ủy viên Trung ương). Đảng ta vốn đã có một cơ quan chuyên giúp Bạn Lào, mật danh là CP38, lúc đó đang không có ai phụ trách, chỉ có một số ủy viên như đồng chí Đào Việt Hưng (đang ở Lào), đồng chí Nguyễn Chính Giao, Đinh Văn Khanh thì đang ở Việt Nam. Theo đề nghị của đồng chí Kai-xỏn Phôm-vi-hản, Trung ương cho tôi thôi Bí thư tỉnh ủy Thanh Hoá, cử tôi làm quyền Trưởng ban PC38 ở trong nước và làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Lào bên cạnh Trung ương Bạn. (Sau này gọi là trưởng đoàn chuyên gia).
Cuối năm 1964, sau khi cử tôi làm phó Ban Công tác miền Tây (CP38) - mà thực sự là quyền Trưởng ban rồi, Trung ương mới cử đồng chí Xuân Thuỷ kiêm chức Trưởng ban. Phải cử đồng chí Xuân Thuỷ vì đồng chí lúc đó là ủy viên Ban bí thư Trung ương Đảng, vừa để tỏ sự trọng thị đối với Bạn, vừa để cho CP38 có đủ quyền lực để làm việc với các cơ quan trong nước và quyết định được các vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế. Thời gian đó tôi thường xuyên ở bên Lào (Sầm Nưa), đồng chí Xuân Thuỷ ở Hà Nội, thỉnh thoảng tôi có về báo cáo đồng chí Xuân Thuỷ.
Cuộc tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 của ta ở chiến trường miền Nam đã dẫn tới cuộc đàm phán ở Pa-ri giữa Việt Nam và Mỹ, đồng chí Xuân Thủy được cử tham dự hội nghị và hầu như suốt thời gian đàm phán đều ở Pa-ri. Vì vậy, vô hình trung tôi trở thành quyền Trưởng ban Công tác miền Tây. Khi Trung ương báo cáo với Bác Hồ việc cử tôi đi làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Lào thì Bác đồng ý ngay, bảo: “Cử chú Vĩnh đi thì được”. Vì Bác đã về Thanh Hoá kiểm tra khi tôi làm Bí thư tỉnh ủy.
Trước khi đi Bác cho gọi tôi đến ăn cơm với Bác. Ăn xong ra uống nước, Bác chỉ dặn tôi: “Chú sang bên ấy, chú có ý kiến gì thì chú góp với Bạn để Bạn làm, chú không được làm thay và chú không được làm ông Toàn quyền.”
Khi tôi mới bắt tay vào việc giúp Bạn Lào thì đồng chí Văn Tiến Dũng (lúc đó là Tổng tham mưu trưởng) mời tôi đến Bộ tổng tham mưu và nói: “Anh sang đấy, anh kiêm giúp làm Trưởng đoàn chuyên gia quân sự luôn.” Từ đó tôi kiêm Trưởng đoàn chuyên gia quân sự. Chỉ bằng một câu nói như vậy thôi, không giấy tờ quyết định, thủ tục gì cả. (Có lẽ vì lúc đó đang là thời chiến, nhiều công việc người ta quen không câu nệ giấy tờ thủ tục chăng? Hay cũng tại tôi quá nể nang, nhận công việc rồi cũng không lo tự mình đi làm thủ tục để hợp thức hoá?). Như vậy, tôi kiêm làm Trưởng đoàn chuyên gia quân sự (mật danh là 959) bảy năm trời, chỉ được phát một bộ quân phục và đeo lại quân hàm thiếu tướng chứ không được hưởng một tý chế độ, chính sách nào đối với sĩ quan và cũng không được nâng cấp quân hàm. Bao nhiêu năm cũng vẫn ăn lương như lúc còn làm phó Ban Tổ chức Trung ương. (Có lẽ bên Trung ương thì nghĩ tôi là quân đội, bên quân đội thì nghĩ tôi là người của Trung ương và những người phụ trách về chế độ chính sách của quân đội cũng chẳng có giấy tờ nào làm căn cứ để thực hiện chính sách chế độ đối với tôi. Thành ra 20 năm làm việc tôi vẫn không được lên lương cho đến khi làm Đại sứ ở Bắc Kinh, anh em mới phát hiện với trên và thủ tướng Phạm Văn Đồng mới quyết định cho tôi hưởng lương chuyên viên 9, ngang lương Bộ trưởng lúc bấy giờ).
Lại nói chuyện làm việc với Bạn Lào, tuy Bác Hồ đã dặn dò cẩn thận, nhưng tôi chỉ thực hiện được một phần ý Bác là: “Không được làm ông toàn quyền” thôi. Gần như tôi không có dịp nào trình bày ý kiến chính thức trước cả ban lãnh đạo của Lào và các đồng chí lãnh đạo khác, ngoài đồng chí Kay-xỏn. Theo ý đồng chí Kay-xỏn, dường như tôi trở thành cố vấn và thư ký riêng của đồng chí đó. Nhiều chỉ thị hoặc kế hoạch hàng năm, đồng chí Kay-xỏn cứ nhờ tôi viết, tôi từ chối nhiều lần nhưng đồng chí cứ nài: “Tôi bận quá, nhờ anh thảo hộ”. Ngay cả bản báo cáo chính trị đọc tại Đại hội lần thứ nhất Đảng nhân dân cách mạng Lào (năm 1968 hoặc 1969) cũng vậy.
Khi bắt đầu chuẩn bị Đại hội Đảng, tôi và đồng chí Kai-xỏn phải trao đổi ý kiến rất nhiều, lúc thì tôi sang chỗ đồng chí Kai-xỏn, lúc thì đồng chí ấy sang chỗ tôi (ở trong một hang đá thuộc tỉnh Sầm Nưa). Trao đổi hòm hòm rồi ít hôm sau đồng chí Kay-xỏn lại yêu cầu tôi: “Anh viết cho một cái đề cương chi tiết” (!). Ít hôm sau nữa đồng chí lại sang chỗ tôi, nói: “Tôi bận quá mà văn phòng của tôi lại không làm được, thôi hay anh viết hộ tôi.” Tôi từ chối, nhưng đồng chí không chịu, cứ bảo: “Tôi bận quá, anh gắng giúp.”. Tôi thật khó xử, nếu theo đúng lời Bác dặn thì không thể làm thay cho Bạn, nhưng đồng chí Bạn này đã yêu cầu nhiều lần mà cứ chối mãi thì sẽ mất lòng, dẫn đến mất đoàn kết thì sau này cũng không thể làm việc với nhau được. Thật là khó, cuối cùng tôi đành phải làm theo yêu cầu của đồng chí Kay-xỏn. Tưởng như thế là xong, ai ngờ mấy hôm nữa, đồng chí ấy lại sang trao đổi và nói: “Thôi, anh thảo luôn bản báo cáo hộ tôi đi”. Tôi đành phải làm. Quả là đồng chí Kay-xỏn rất bận, lại không có một thư ký nào cho xứng tầm để chấp bút viết văn kiện cho đồng chí ấy nên tôi “bất đắc dĩ” phải làm thay việc đó. Được cái đồng chí Kay-xỏn tiếp thu rất nhanh, rất chắc các ý kiến đóng góp trong bản văn kiện và khi nhất trí các luận điểm, tư tưởng trong đó, đồng chí đã diễn đạt rất mạch lạc và lôi cuốn khiến người nghe phải tâm phục khẩu phục. Khi đồng chí Kay-xỏn đem văn kiện sang trao đổi với đồng chí Lê Duẩn ở Đồ Sơn (có cả tôi và đồng chí Đào Việt Hưng cùng tham dự), đồng chí Lê Duẩn cũng phải tấm tắc nói riêng với chúng tôi trong giờ nghỉ giải lao: Trình độ của bạn như thế, ta đánh giá thấp là không được!
Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào họp nhờ tại một địa điểm gần thị xã Hoà Bình (của nước ta) cho an toàn vì lúc đó Mỹ vẫn còn ném bom và cho biệt kích xâm nhập khu căn cứ Sầm Nưa của Lào. Thỉnh thoảng, chúng cũng tấn công vùng cánh đồng Chum.
Thung lũng Viêng Xay ở Sầm Nưa nơi Trung ương Bạn đóng là một túi bom của Mỹ, vì vậy công binh của ta đã phải sang đục nhiều hang làm nơi ăn, nghỉ, làm việc cho các đồng chí lãnh đạo Bạn. Trong suốt thời gian làm việc cố vấn cho Bạn ở Viêng Xay, chuyện bom đạn chơi trò ú tim với mình cứ như cơm bữa. Cũng ở trong một thung lũng nhưng phía Việt Nam ở khu núi Phạ-đeng, phía Bạn ở cánh đồng Nà-cay, hai bên cách nhau chừng nửa cây số. Mỗi lần Bạn sang làm việc với ta hoặc ta sang làm việc với Bạn là mỗi lần đùa với thần chết. Có lần địch ném bom vào đúng cửa hang của tôi nhưng tôi lại đi vắng, không dính bom, chỉ thương cô Thảo người phục vụ của tôi bị chết oan lúc còn trẻ. Lần khác địch lại ném bom trúng hang của tổ chuyên gia về công tác tổ chức, có đồng chí Nguyễn Ân bị bỏng do bom na-pan (nay đồng chí ở Nha Trang, vẫn còn vết sẹo ở cổ và mặt).
Khi bạn họp Đại hội Đảng ở Hoà Bình, tôi cũng phải “trực” ở một ngôi nhà gần khu vực đó. Hàng tối, đồng chí Kay-xỏn vẫn sang hội ý với tôi. Hễ có khúc mắc gì của đại biểu, đồng chí lại tham khảo ý kiến của tôi để ra giải đáp cho đại biểu. Vẫn với cách nói mạnh lạc và hấp dẫn, đồng chí đã giải đáp gẫy gọn mọi vấn đề đại biểu đặt ra. Điều đó khiến đại hội cảm thấy thoải mái, yên tâm tin tưởng. Khi về họp công khai chính thức ở Sầm Nưa, có đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu sang dự.
Thời gian đó, ngay trong nội bộ chuyên gia cố vấn của ta cũng khiến tôi gặp thêm khó khăn khi làm việc với Bạn. Ví dụ bên chuyên gia chính Đảng có đồng chí Đào Việt Hưng giúp Bạn đã lâu năm, thạo tiếng Lào nhưng trình độ hạn chế, có nhiều quan điểm cũ kỹ, phương pháp không sát hợp lắm. Thế nhưng khi góp ý về việc sắp xếp nhân sự của Bạn, đồng chí đó lại hay đưa ý kiến vào những việc quá cụ thể, tiểu tiết về nhân sự hoặc đối sách khiến đồng chí Nu-hắc (là Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng Bạn) rất bực mình, có khi phải nói thẳng, đề nghị chuyên gia cố vấn không được can thiệp quá sâu.
Tuy tôi là Trưởng đoàn chuyên gia cố vấn về quân sự, nhưng đồng chí Khăm-tày phụ trách về quân sự của Bạn lại hay làm việc với đồng chí Nguyễn Hoà, Phó đoàn chuyên gia quân sự hơn. Phía Bạn cũng biết đồng chí Nguyễn Hoà (thường gọi là Hoà sẹo) có hạn chế về trình độ quân sự (chính đồng chí Kay-xỏn cũng đã có lần phải nói thẳng với đồng chí Hoà sẹo “Anh nên về đi học thêm”). Nhưng bù lại, Hoà sẹo lại giỏi tiếng Lào và hay tìm cách lấy lòng các đồng chí Bạn trong các công việc phục vụ đời sống (mua bán giúp các hàng quý hiếm, làm các món đặc sản hoặc thịt chó mà đồng chí Kay-xỏn rất thích). Ngoài ra, vì có quan hệ riêng, Hoà sẹo thường biết được Liên Xô giúp ta những trang bị khí tài gì và mách ngay cho Bạn để bạn xin lại ta, ví dụ khi Liên Xô giúp ta hai dàn ra-đa, Hòa gợi ý bạn xin ngay một dàn. Nhưng thực tế, Bạn không có nhu cầu gì với dàn ra-da ấy và cũng chưa có người sử dụng được, vì vậy việc không thành. Khi bàn kế hoạch quân sự hàng năm, anh Hoà sẹo cứ hay đặt chỉ tiêu quá cao, hết giải phóng chỗ này đến giải phóng chỗ kia. Trong khi lực lượng của Bạn rất mỏng, chỉ có hai tiểu đoàn chủ lực và dân quân du kích. Còn quân chủ lực Việt Nam thì đang phải tập trung chiến đấu ở miền Nam là nơi quyết định toàn cục. Chính vì thế mà đồng chí Kay-xỏn và đồng chí Khăm-tày cho là Hoà nhiệt tình với Lào, thích Hoà.
Anh Nguyễn Hoà đã vậy, các đồng chí chuyên gia kinh tế cũng có người thích “cầm đèn chạy trước ôtô”, cứ đề nghị Bạn xin bên ta xây cầu Sốp-hào thông giữa Mộc Châu với Sầm Nưa. Thực tế lúc đó việc qua lại giữa ta và Lào ít dùng đường đó, vì nó hiểm trở hơn. Ta và Bạn thường đi bằng đường qua cửa khẩu Na Mèo, Thanh Hoá. Vì vậy, xây cầu Sốp-hào là không cần và yêu cầu kinh phí rất lớn.
Riêng bản thân tôi thấy những ý kiến đó là thiếu cân nhắc giữa lợi ích của ta và Bạn và càng không sát hợp với thực tế; vả lại thực hiện những đề nghị đó là làm khó lớn cho phía ta. Vì vậy, nên tôi đã phải phát biểu ý kiến hạn chế các mục tiêu đó lại. Cũng vì vậy, mà Bạn nghĩ tôi không “nhiệt tình” với Bạn bằng các đồng chí kia.
Tôi chỉ đồng ý các việc như: kiến nghị đưa sư đoàn của ta ra giúp Bạn đánh chiếm lại cách đồng Chum trong chiến dịch Cù Kiệt, hoặc những trận giải quyết những điểm quan trọng có bọn phỉ co cụm lớn, phải đưa bộ đội quân khu Tây Bắc của ta sang. Những việc trên được thực hiện đã có hiệu quả tốt, giải quyết cho Bạn những vấn đề đáng kể về mặt quân sự.
Nghĩ lại, tôi cũng thấy buồn vì đã gặp phải một trợ thủ cơ hội và phức tạp như anh Hoà sẹo. Không những đã gây khó cho tôi khi làm việc với Bạn mà với tính cách không trung thực vốn có, anh ta cũng gây ra chuyện lục đục trong nội bộ đoàn chuyên gia cố vấn. Trước hết anh Hoà không ưa gì tôi, vì nhiều lần anh ấy gợi ý lấy gỗ quý của Bạn về đóng đồ cho cơ quan và cho tôi nhưng tôi không cho phép lấy của Bạn.
Trong đoàn có anh Trần Nguyên Phi trước ở Cục Tổ chức quân đội (sau chuyển ngành sang Bộ Văn hoá rồi lại trở lại quân đội) được bổ sung sang làm Phó đoàn chuyên gia quân sự sau anh Hoà ít lâu. Anh Phi cũng có nhiều ý kiến không đồng tình với cách giải quyết của anh Hòa. Thế là anh Hoà kéo bè kéo cánh bịa chuyện nói xấu anh Phi, tôi buộc phải bảo vệ anh Phi, nhưng cuối cùng do có nhiều mưu mô thủ đoạn khó lường hết mà anh Hoà đã lôi kéo được số đông, gây áp lực buộc anh Phi phải bị rút khỏi đoàn chuyên gia, về nước. Việc đó gây khó khăn không ít cho công việc của tôi ở Lào.
Trong thời gian làm chuyên gia cố vấn trên đất Lào, tôi cũng có những kỷ niệm vui, đó là được quen biết với những người lãnh đạo lâu năm, có tấm lòng chân thật, có lòng yêu nước Lào sâu sắc và thực sự có tình bạn thuỷ chung son sắt với Việt Nam như các đồng chí Xu-va-nu-vông, Khăm-tày, Xa-mản, Phu-ni Vông-vi-chít...
Còn kỷ niệm sâu sắc nữa ở bên Lào là những chuyến đi. Tôi không hiểu tại sao anh Đào Việt Hưng giúp Lào khá lâu mà lại không đi đến đâu trên đất Lào trừ phi từng là Việt kiều ở Thái về tham gia khởi nghĩa ở Viêng Chăn và hoạt động ở đó một thời gian, còn chỉ ở Sầm Nưa? Tôi vốn có tác phong công tác là phải sâu sát thực tế, sâu sát đơn vị và địa phương nên tôi rất coi trọng việc đi xuống cơ sở, nắm tình hình để có chủ trương đúng, sát. Hơn nữa, trong các chuyến đi, dù khó khăn gian khổ và nguy hiểm nhưng vẫn có niềm vui là được trải nghiệm, được hiểu biết, được ngắm cảnh non sông đất nước Lào hoang sơ kì bí và tươi đẹp.
Chuyến đi Bắc Lào, lúc đó không thể đi từ Sầm Nưa ngược lên phía Bắc, mà phải vòng về Việt Nam theo đường ôtô lên Điện Biên, qua cửa khẩu Tây Trang, đi bộ theo nương rẫy dọc bờ sông Nâm U đến vùng giải phóng tỉnh Luang-pra-bang. Đi giữa đường bắn được một con nai, đem theo, gặp một tổ công nhân Việt Nam làm đường giúp Bạn liền rẽ vào cùng với họ làm thịt con nai ra ăn “liên hoan” với nhau. Có lúc đi đến suối, thiếu thức ăn, phải ném lựu đạn xuống suối bắt cá mà ăn. Đi qua các bản Lào Thơng thì lại mua được chó làm thịt đánh chén. Từ Tây Trang chúng tôi phải đi bộ, trèo đèo lội suối (vì ôtô phải gửi lại ở Tây Trang). Từ Luang-pra-bang lại đi ngược lên phía Bắc tới các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc như Nậm Thà, Mường Xài. Lên đó có đường ôtô do Trung Quốc làm giúp Lào thì lại đi được ôtô. Đến Mường Xài, thấy ở bãi sông có nhiều cây dâu cổ thụ, tầm gửi mọc đầy thân, tôi hô anh em hái lấy một bồ đem về (vì có nghe nói tâm gửi cây dâu là quý, chữa được nhiều bệnh), nhưng sau không có dịp nào dùng đến, để hỏng đi. Giờ nghĩ lại thấy tiếc vì chẳng kiếm ở đâu được loại “sạch” như thế!
Sau chuyến đi Bắc Lào, tôi lại cùng một số anh em đi Trung và Hạ Lào. Theo đường 559 phía Tây Trường Sơn xuống đến A-tô-pơ giáp Cam-pu-chia để gặp và họp với tổ chuyên gia của các tỉnh đó. Xuống đấy mới biết tin anh Đặng Tính cùng phụ trách xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh chẳng may trúng mìn hi sinh. Anh em cùng đi thấy vậy không cho tôi đi tiếp lên cao nguyên Bô-lô-ven nữa. Trên đường đi nhiều khi rẽ vào binh trạm của bộ đội Trường Sơn hoặc khi gặp anh Võ Sở (người của Cục Tổ chức cũ) lúc đó làm Chính uỷ một sư đoàn của đường dây 559, đều được đón tiếp chu đáo và có khi còn được chiêu đãi “thịnh soạn”.
Có lần tôi cũng tranh thủ đi được đến cách đồng Chum nổi tiếng, lúc đó cũng là nơi giành đi giật lại giữa bộ đội Lào và bọn Mỹ xâm lược. Ở đó có những chiếc chum bằng đá gra-nít, cao gần đầu người, đường kính khoảng chừng 60 – 70 cm, cái thì thân thẳng như vại cái thì như chum, cái thì đứng, cái thì nghêng, ngổn ngang trên bãi rộng. Truyền thuyết kể rằng có ông Chạu-phạ Ngừm đi đánh giặc xong về khao quân, rượu đựng trong những cái chum đó. Từ cánh đồng Chum trở về, khi đi qua bản Ban chừng ba chục cây số thì thấy trước mặt có một tiếng nổ ầm, rồi khói bốc lên. Thì ra bọn phỉ nổ mìn một chiếc cầu chỉ cách xe chúng tôi độ 10 mét. Thế là chúng tôi phải bỏ xe lại, lội xuống suối rồi đi bộ đến Mường Xén. Sau đó, đi qua cửa Rào xuống Con Cuông (Nghệ An). Phải nói thêm lúc đó ở Lào, Bạn phải đối phó với bọn tay sai của Mỹ là bọn phỉ Vàng Pao. Bọn phỉ này phần đông là người dân tộc Lào Sủng. Mỹ dùng người Lào Sủng đánh lại lực lượng của Mặt trận Lào yêu nước cốt để gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ người Lào Sủng với Lào Thơng và Lào Lùm hòng chiếm và nô dịch nước Lào.
Sau năm 1972, Mỹ phải ký hiệp định Pari rút khỏi miền Nam Việt Nam thì ở Lào cũng có một thỏa thuận thành lập Chính phủ liên hiệp giữa Neo Lào Hắc-xạt (Mặt trận Lào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào) và Chính phủ “trung lập” Xu-va-na-phu-ma (Chính phủ của ông Phu-ma thực chất là thân Mỹ). Để chuẩn bị cho một số cán bộ cao cấp của Bạn vào Viêng Chăn tham gia Chính phủ liên hiệp, tôi lại phải mời các đồng chí đó xuống Đồ Sơn để các đồng chí được hướng dẫn sơ bộ cách thức và nội dung xử lý khi giữ chức Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trong Chính phủ liên hiệp. Ban đầu định mời các đồng chí bộ thứ trưởng của ta xuống giới thiệu với các đồng chí Bạn, nhưng các đồng chí đều bận không xuống được. Thành ra, lại là tôi, với những hiểu biết sơ sài của mình, đã phải đứng ra nói với các đồng chí Bạn một số nội dung và quan điểm của ta về một số bộ quan trọng như Quốc Phòng, Ngoại giao, Tài chính, Giáo dục v.v...
Vì cuộc chiến tranh đã kết thúc, Bạn Lào đã chuẩn bị vào Viêng Chăn để tham gia Chính phủ liên hiệp nên lại có cuộc gặp hội đàm giữa các đồng chí đứng đầu hai Đảng. Đồng chí Kay-xỏn gặp đồng chí Lê Duẩn ở Đồ Sơn, tôi và đồng chí Đào Việt Hưng cũng đến dự. Đồng chí Kay-xỏn đề nghị rút chuyên gia Việt Nam về, đồng chí Lê Duẩn cũng đồng ý. Tôi còn hỏi lại đồng chí Lê Duẩn: “Nay mai tôi về, tôi thực hiện sự thoả thuận đó chứ?” Đồng chí Lê Duẩn ừ. Tôi về chỉ thị cho các tổ chuyên gia các tỉnh rút sớm để tránh mùa mưa kéo dài sẽ có nhiều khó khăn về đường xá đi lại. Thế nhưng ở dưới tỉnh, các đồng chí Bạn vẫn chưa chuẩn bị được tinh thần tự lập, chưa muốn chuyên gia rút ngay, họ nhao nhao kiến nghị lên Trung ương. Do vậy đồng chí Kay-xỏn lại quay ra trách tôi là rút chuyên gia vội quá. Bị trách oan, lúc đầu tôi cũng bực, nhưng sau tôi nghĩ lại, tôi thấy mình cũng có cái sai. Lẽ ra sau khi hai đồng chí Tổng bí thư đã nhất trí với nhau, tôi phải báo cáo để đồng chí Kay-xỏn biết kế hoạch rút chuyên gia về. Nếu muốn rút trước mùa mưa thì cũng phải nói rõ lý do cho đồng chí đó thông cảm, nhất là việc rút chuyên gia ở các tỉnh.
Giữa năm 1973, khi tôi đã về Hà Nội và việc rút chuyên gia ở các cơ quan Trung ương đang được thực hiện đến bước cuối, các đồng chí Bạn chuẩn bị vào Viêng Chăn, Trung ương của Bạn có mời tôi lên Viêng-xay để gặp gỡ, liên hoan chia tay với các đồng chí. Nhưng khi từ Hà Nội sang Viêng Xay, mới đến Quan Hoá (Thanh Hoá) thì trời mưa to, rất to, đường lầy lội, xe hầu như không thể lăn bánh được, tôi đành quay trở về Hà Nội. Sau mới biết rằng như vậy là đã làm lỡ một việc quan trọng, làm các đồng chí Bạn không thực hiện được ý định tổ chức một cuộc chia tay long trọng có cả nhiều đồng chí cao cấp chờ đón để cảm ơn và tặng huân chương tự do (huân chương cao quý của Bạn) cho tôi. Như vậy hỏi sao các đồng chí đó không bực mình? Sau này, tuy tôi có viết thư báo lại cho các đồng chí việc đi đường như thế nào, nhưng Bạn vẫn có ý giận. Tôi ân hận vô cùng, lẽ ra khó khăn đến mấy tôi cũng phải cố mà lên để khỏi phụ lòng Bạn.
Năm 1995 (Đại hội 8 của Đảng ta), Đoàn đại biểu Lào do đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon (thường gọi là Khăm-tày) dẫn đầu đã sang dự. Trong giờ giải lao, tôi trông thấy đồng chí Khăm-tày liền đến chào và hỏi thăm sức khoẻ. Hình như đồng chí sực nhớ ra rằng từ khi Đảng nhân dân cách mạng Lào hoàn toàn giành được chính quyền, phía Bạn chưa mời tôi chính thức đi thăm lại Lào ở Viêng Chăn lần nào (mà trước đó Bạn đã lần lượt mời nhiều cán bộ chuyên gia sang thăm rồi. Thời gian dài sau khi rút khỏi Lào, tôi lại đi làm Đại sứ tại Trung Quốc nên chưa mời được). Vì vậy, đồng chí đã mời tôi cùng gia đình và cả mấy gia đình chuyên gia còn “sót lại” cùng sang chơi thăm Lào. Tôi làm Trưởng đoàn đó, Khi đến Viêng Chăn, Bạn bố trí máy bay trực thăng và cử đồng chí Phó Ban Đối ngoại Trung ương Đảng tháp tùng đưa chúng tôi đi chơi nhiều nơi. Chúng tôi được thăm cố đô Luang-pra-bang, Mường Xài, Xay-nha-bu-li, Xiêng Khoảng... Dĩ nhiên là ở Viêng Chăn đã tham quan nhiều di tích thắng cảnh và các cơ quan có các đồng chí quen biết cũ. Đồng chí Kay-xỏn lúc đó đã mất, Bạn đã lập bảo tàng Kay-xỏn nên tôi cũng có đến thăm bảo tàng. Khi chúng tôi mới sang Viêng Chăn thì đồng chí Khăm-tày (lúc đó là Chủ tịch Đảng nhân dân cách mạng Lào) còn đang công tác ở phía Nam. Khi đoàn chúng tôi trở lại Viêng Chăn thì đích thân đồng chí Khăm-tày tiếp đón và tặng tôi một vật kỷ niệm, đó là cái típ đựng xôi quen thuộc của người Lào, đan bằng sợi bạc dát mỏng. Đồng chí Xa-mản (Chủ tịch Quốc hội Lào) cũng tiếp và mời cơm thân mật. Còn đồng chí Nu-hắc mà chúng tôi quen và làm việc nhiều với nhau ở chiến khu Sầm Nưa ngày trước thì đã ốm yếu quá nên Bạn không bố trí cho tôi đi thăm được.
Suốt chuyến thăm lại đất nước Lào đó, đoàn chúng tôi đi đến đâu, Bạn cũng tổ chức đón tiếp rất nhiệt tình, chu đáo, chiêu đãi thịnh soạn, buộc chỉ cổ tay chúc phúc... Sau lần đó, bên Bạn còn gửi cho tôi tấm huân chương Tự do hạng nhất (mà lẽ ra tôi đã được nhận từ năm 1973, thời gian có chuyến đi không thành sang Viêng Xay ngày trước).
Hết chương 6
.
[Trao đổi hòm hòm rồi ít hôm sau đồng chí Kay-xỏn lại yêu cầu tôi: “Anh viết cho một cái đề cương chi tiết” (!). Ít hôm sau nữa đồng chí lại sang chỗ tôi, nói: “Tôi bận quá mà văn phòng của tôi lại không làm được, thôi hay anh viết hộ tôi.” Tôi từ chối, nhưng đồng chí không chịu, cứ bảo: “Tôi bận quá, anh gắng giúp.”]
Trả lờiXóaĐây mới là thông tin đáng giá của một cuốn hồi ký. Rất hoan nghênh cụ Vĩnh đã kể lại trung thực, không tránh né. Người Lào cũng nên đọc để hiểu thêm về lãnh tụ của mình. Trông người lại nghĩ đến ta. Việt Nam cũng đã từng có giai đoạn cái gì cũng hỏi ý kiến cố vấn Trung Quốc (Trần Đĩnh đã tả trong Đèn Cù). Mong rằng có ngày có đồng chí trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc nào kể lại rõ ràng hơn.