Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

GS. PHAN HUY LÊ: ĐÂY LÀ MỘT VIỆC LÀM NHƠ NHUỐC CỦA HÀ NỘI

Giáo sư Phan Huy Lê lặng người khi nghe tin các cây muỗm cổ thụ bị bức tử. 
Ảnh: Nhà báo Kiều Mai Sơn

Lời dẫn của Nguyễn Xuân Diện: 

Sáng nay (30.3.2015), tôi đến dự buổi tọa đàm của Giáo sư Trịnh Văn Thảo do hai khoa Văn học và Lịch sử, ĐH KHXH và NV Hà Nội tổ chức. Tôi may mắn được gặp và ngồi bên cạnh Giáo sư sử học Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Tôi vội báo cáo với giáo sư về tình hình Hà Nội chặt phá cây xanh. Qua báo chí ông đã biết cả, và thốt lên: Đây là một việc làm nhơ nhuốc của Hà Nội. 

Khi báo cáo với ông về việc nhiều cây muỗm cổ thụ (từng được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, và được xếp hạng là Cây Di sản) ở đền Voi Phục đồng loạt bị bức tử; vị giáo sư già năm nay 81 tuổi đã lặng người đi, trong một nỗi buồn khôn tả.

Hồi lâu, ông khẽ nói: Cây là linh hồn của Thăng Long Hà Nội, là hiện vật khảo cổ học sống động, dùng để xác định định vị các dấu tích của Thăng Long qua các đời...Thật xót xa...
_______________

Bài trên báo Giáo dục Việt Nam 
8 cây muỗm nghìn tuổi ở Thủ đô chết vì đói, 
khát và thuốc...mối?

Phong Nguyên
16/03/15 07:45

(GDVN) - Dù Phó Chủ tịch Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn đã có chỉ đạo làm rõ có hay không việc 8 cây muỗm gần nghìn tuổi chết đói, chết khát, chết vì nhiễm độc, nhưng...
 

Vừa qua, Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam có nhận được phản ánh từ một cựu quan chức về việc 8 cây muỗm có tuổi thọ gần 1.000 năm tuổi ở đền Voi Phục (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) bị bức tử, chết vì đói, khát và bị nhiễm độc thuốc mối.

Đáng chú ý, đó là 8 trong số 9 cây được công nhận là cây di sản đầu tiên của Việt Nam và chúng chết dần chết mòn đúng vào thời điểm Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ thi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Voi Phục – dự án trị giá gần 17 tỷ đồng.

Trong quá trình tìm hiểu thực hư sự việc, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với một vị lãnh đạo Hà Nội - Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Lê Hồng Sơn. Sau khi nhận được phản ánh, ông Sơn cảm ơn Báo Giáo dục Việt Nam đã quan tâm đến sự phát triển của thủ đô đồng thời cho biết, ông đã chỉ đạo Bí thư quận Tây Hồ Trần Huy Sáng - Bí thư quận ủy đầu tiên của Hà Nội được đại hội bầu trực tiếp – làm rõ sự việc và trách nhiệm của các cá nhân có liên quan.

Ngoài ra, ông Sơn cho biết, ông cũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Phúc Quang phối hợp với báo chí tìm hiểu, làm rõ sự việc.

Đá bóng trách nhiệm?

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại buổi làm việc 
với Đảng ủy xã Hồng Minh và xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên)- Ảnh: HNM

Được sự giới thiệu của Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Phúc Quang, chúng tôi đã liên hệ làm việc với Chánh văn phòng quận Lê Trung Đức. Lấy lí do bận công tác, ông Đức giới thiệu phóng viên liên hệ Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Đinh Trọng Sơn – người phục trách lĩnh vực văn hóa để tìm hiểu thông tin.

Ngày 12/3, theo đúng lịch hẹn, chúng tôi tới UBND quận Tây Hồ để tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên, tại đây chúng tôi chỉ được gặp một nhân viên thuộc phòng văn hóa – thông tin của quận. Nữ nhân viên này cho biết ông Đinh Trọng Sơn có lịch tiếp dân “đột xuất” đồng thời khẳng định chị không thể thay mặt lãnh đạo quận phát ngôn trước báo chí.

Khi phóng viên hỏi về nơi đồng chí Sơn tiếp dân, nữ nhân viên cho hay chị cũng không rõ. Do chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chúng tôi tiếp tục liên hệ lại với ông Sơn, vị phó chủ tịch quận này cho hay: “Tôi đang bận, có gì các anh chị cứ trao đổi qua chị H., tôi sẽ trả lời bằng văn bản”.

Đáng nói, trên lịch công tác tuần của phòng văn hóa – thông tin của quận này có ghi rõ phòng sẽ cùng với Phó Chủ tịch Đinh Trọng Sơn làm việc với báo chí về một số nội dung liên quan tới đền Voi Phục vào chiều 12/3. Có một điều chắc chắn, sự im lặng đến khó hiểu của lãnh đạo quận Tây Hồ không thể làm mọi việc chìm vào quên lãng.

Tạm gác lại câu chuyện về sự “im lặng” đằng đẵng không chỉ trong một vài ngày qua của lãnh đạo quận Tây Hồ, tại buổi làm việc trên, chúng tôi được nhân viên phòng văn hóa thông tin của quận cung cấp cho một số tài liệu liên quan tới việc chặt hạ cây di sản ở đền Voi Phục. Trong đó gồm tờ trình đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho phép tiếp tục đánh gốc 2 cây muỗm đã chết còn lại ở đền Voi Phục và kết luận của Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam – TS Nguyễn Ngọc Sinh về bệnh tình của các cây di sản đã chết – cơ sở để UBND quận khẳng định họ đã làm đúng.

Ngoài ra, nhân viên này từ chối cung cấp bất kỳ văn bản, thông tin nào khác liên quan tới dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Voi Phục. Hẳn nhiều độc giả cũng sẽ có chung sự tò mò như phóng viên về việc: trong kế hoạch triển khai dự án trị giá gần 17 tỷ đồng này, có câu chữ nào, phần kinh phí nào dành riêng cho việc chăm sóc, bảo vệ các cây di sản ở đền hay không?!

Một nửa sự thật không thể là sự thật!

1 trong 8 cây muỗm chết "tức tưởi" ở đền Voi Phục (Ảnh: Phong Nguyên)

Theo văn bản mà chúng tôi nhận được, nhân dịp kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long, 9 cây muỗm đền Voi Phục (phường Thụy Khuê) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam – một tổ chức xã hội tự nguyện căn cứ theo các tiêu chí riêng của Hội về tiêu chí Cây di sản công nhận và vinh danh 9 cây di sản đền Voi Phục là “Cây di sản Việt Nam”.

Thế nhưng sau 4 năm được công nhận, đến nay 8 cây trong tổng số 9 cây muỗm này đã chết. Ngày 31/10/2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã có văn bản đề nghị UBND quận Tây Hồ báo cáo về việc chặt hạ các cây di sản này.

Đến ngày 29/1 vừa qua, trong công văn gửi Sở, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ lý giải: Do tuổi đời của các cây đã cao, trước thời điểm thi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền Voi Phục, 7 cây muỗm tại đây đã được các chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xác định có hiện tượng bị sâu đục thân, mắc nhiều loại nấm.

Khi đó, UBND quận Tây Hồ đã chỉ đạo UBND phường Thụy Khuê, tiểu ban quản lý di tích đền Voi Phục mời các chuyên gia lâm nghiệp trong và ngoài nước về chữa trị bằng nguồn vốn xã hội hóa.

“Nhưng do cây bị sâu bệnh nặng nên vẫn không thể chữa trị được và đã chết. Để đảm bảo an toàn cho người qua lại và di tích trong mùa mưa bão, UBND quận đã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng xem xét và kịp thời có biện pháp xử lý, tổ chức chặt hạ”, văn bản nêu rõ.

Được biết, từ 2013 đến nay, Sở Xây dựng đã có 3 quyết định về việc chặt hạ cây xanh với 3 đợt chặt hạ và tổng số 7 cây muỗm đã chết được chặt hạ từ 2013 – 2014. Đến nay, họ đã đánh 5/7 gốc muỗm tại đền Voi Phục.

Thời gian gần đây, do sự vào cuộc quyết liệt của một số cơ quan báo chí, được biết vào tháng 10/2014, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Hà Nội đã có chỉ đạo UBND quận và một số đơn vị tạm ngừng việc đánh các gốc cây đã chết để làm rõ sự việc.

Tuy nhiên, mới đây, ngày 29/1, bất chấp phản ứng từ báo chí, dư luận xã hội, UBND quận Tây Hồ lại tiếp tục có văn bản đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chấp thuận nguyện vọng đánh nốt 2 gốc cây đã sâu hỏng với lý do: “để đảm bảo cảnh quan của di tích nhân dịp đầu xuân mới Ất Mùi và để họ còn xử lý cải tạo đất, trồng cây thay thế”.

Cũng theo văn bản gửi Sở trên, ông Đinh Trọng Sơn khẳng định: “UBND quận Tây Hồ đã tuân thủ và thực hiện đúng các quy trình quản lý nhà nước về quản lý hệ thống cây xanh đô thị liên quan đến chặt hạ các cây muỗm ở đền Voi Phục”.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, những gì mà vị Phó Chủ tịch UBND quận cho biết mới chỉ là…một nửa sự thật. Liệu đó có phải là một trong những lý do khiến vị lãnh đạo này khăng khăng “đòi” trả lời bằng văn bản?

Kỳ sau: Vì sao 8 cây muỗm nghìn năm tuổi chết “tức tưởi”?

 

13 nhận xét :

  1. Chỉ lặng người thôi chưa đủ.GS cần phải lên tiếng thì mới đúng với trách nhiệm của người trí thức GS ạ

    Trả lờiXóa
  2. Câu cuối bài "Khóc Dương Khuê"lúc 11:50 31 tháng 3, 2015

    Tuổi già hạt lệ như sương
    Hơi đâu ép lấy đôi hàng chứa chan.

    Trả lờiXóa
  3. Em nhờ bác Tễu : cây Muỗn chết rồi, đốn hạ rồi, mấy ông Hà Nội đã bán chưa ? Nếu còn em nhờ Bác mua giúp em 1 tấm thớt . Bác OK em sẽ chuyển tiền ngay . Cám ơn trước .

    Trả lờiXóa
  4. Con sâu ấy chính là ấu trùng của con xén tóc đấy, nhìn thấy con xén tóc phải bắt giết ngay. Khi xén tóc đẻ trứng nó đẻ dưới lớp vỏ cây , mỗi ổ trứng khi nở thành ấu trùng khoảng 7 đến 10 con màu trắng như sứ . Chúng lớn cực nhanh, tốc độ đục phá khủng khiếp bởi cấu trúc 2 răng cửa to, sắc, cứng. Đầu tiên chúng đục những đường hào dưới lớp vỏ cây, đục đến đâu mùn cưa sẽ được đưa ra ngoài đến đó rồi sau đó chúng đục xuyên qua cành hoặc thân cây. Để diệt được loại ấu trùng xén tóc này cần phải thực hiện nghiêm các quy định sau: 1/ Diệt xén tóc: ban đêm thắp đèn càng sáng càng tốt để thu hút xén tóc ông, bà, cha, chú, cháu, chắt... diệt bỏ.
    2/ Diệt ấu trùng trong cây: dùng dao bổ củi lấy sống dao gõ vào thân cây nếu có tiếng kêu cạch cạch là không sao, vị trí nào có tiếng kêu bộp bộp là phải đẽo ra, tại vị trí đó đẽo bỏ lớp vỏ cây đã hỏng đẽo theo dãnh ấu trùng đã đục để bắt ấu trùng to và ấu trùng nhỏ chưa biết đục, tại bất kể vị trí nào nếu thấy có mùn cưa là phải đẽo và bắt ấu trùng. Tại các vị trí đã bị đục thành lỗ ngang cây hoặc đục lỗ chạy dài theo cây: dùng dây kẽm hoặc dây sắt chọc và ngoáy vào trong nhiều lần. Nếu lỗ nào nghi ngờ có ấu trùng trong đó phải trọc cho tới khi thấy nước mầu xanh bám ở đầu dây kẽm thì thôi( nước mầu xanh là nước từ con ấu trùng ấy bị đâm chết) dùng thuốc trừ sâu đậm đặc pha theo tỷ lệ 1 lọ thuốc mua về pha với nửa lít nước lã, hút thuốc vào silanh tiêm vào lỗ đã đục cho tới khi đầy, dùng vôi đã tôi phơi nắng cho khô đặc cắt được thành miếng, chát lên mặt lỗ ấy, mục đích không cho nước chảy ra. Với các lỗ đục dọc theo thân cây nhưng lại không xác định được điểm cuối ấu trùng đang cư trú, lấy vôi bột khô chộn với thuốc sâu như đã nói ở trên làm sao để trở thành dạng sột xệt, cứ tống cái hỗn hợp sột xệt đó vào lỗ cho đến khi đầy thì thôi. Các cành cây nào đã bị ấu trùng đục ngang, nên chặt bỏ vì tiếc cũng không giữ được, gió to là sẽ gẫy ngay. nếu thực hiện đúng như tôi nói bắt liên tục hàng đêm cứ thấy có mùn cưa rơi trên sân là truy ngay để chọc chết. Trong vòng 6 tháng cây sẽ hết sâu bệnh, thân cây liền vỏ, lá xanh trở lại. Tất cả những gì vừa viết ra là dựa trên thực tế không do sách vở nào viết cả và vỉ vậy nhà tôi mới cứu được cây muỗm 53 tuổi do ông anh cả trồng. Để làm được việc này phải thực sự yêu cây nếu không cứu chữa ngay cây sẽ chết không lâu sau.

    Trả lờiXóa
  5. Cuuchienbinhgia nói đúng đấy , ấu trùng xén tóc ở miền nam gọi là con bù xè , loại này ngoài cách trên còn có thể rải thuốc sát trùng dạng viên ( thẩm thấu qua bộ rễ ) hoặc đóng đinh vào thân cây rồi dùng điện gí vào 1 phút lại ngưng sau đó lập lại 5-7 lần là hết bệnh ( gí dây nóng của điện 220v ) chúc các bác thành công .

    Trả lờiXóa
  6. Nhà nước mình cũng vô trách nhiệm quá , những cây được gắn di sản thì phải đuợc nhà nước quan tâm bảo vệ chứ , đằng này cứ mặc kệ mấy ông Đền tự lo, họ không có chuyên môn thì sao có thể chữa chạy đúng cách cho cây được

    Trả lờiXóa
  7. chỉ cần mua lọ thuốc trừ sâu(tiệm vật tư nn có nhiều) khoảng 40 ngàn,hai ống chích(tiêm )loại lớn(cả ống và kim lớn) về pha thuốc và tiêm vào cây theo lỗ sâu đục là trị được loài sâu này,còn không cây sẽ chết chứ ba ông chuyên gia viện này,viện nọ rồi xét nghiệm,rồi phun thuốc trừ sau bên ngoài chỉ như gãi ghẻ vậy thôi sao trừ được sâu đục thân....

    Trả lờiXóa
  8. Thưa giáo sư, thì vì cây là "Linh hồn Thăng Long Hà nội" chúng mới phá chứ,chuyện vì tiền chỉ một phần thôi, đây là kịch bản của thằng Tàu, nó muốn phá Hùng khí của Việt Nam, Nền Văn minh Đại Việt của hai triều đại sáng chói Lý Trần vốn tích tụ nhiều nhất ở Thăng Long Hà Nội nên nó muốn triệt hạ để cho ta hèn đi suy yếu đi để nuốt cho dễ. Nghe nó thì mất nước.

    Trả lờiXóa
  9. Chúng sẽ phá bỏ hết những dấu tích nào gợi nhớ đến hào khí của VN, đến nỗi nhục thua chạy của quan thầy Tầu, lớp trẻ lớn lên sẽ chẳng còn biết gì nữa.độc lắm!

    Trả lờiXóa
  10. Cây lớn nào, ở đâu chặt đi thì cũng đáng tiếc cả - nhất là cây cổ thụ giữa Thủ đô xanh mà chặt hạ không thương tiếc thì quả là không phải cái ...giống người.
    Nhưng cây muỗm 1000 năm tuổi mà tui thấy sao nhỏ quá, có nhầm lẫn gì không vậy?

    Trả lờiXóa
  11. Nghị nói đại loại "Dân dám phản đối chế độ qua việc phản đối việc làm 'nhơ nhuốc' này!"?!
    Vậy ông ta tự nhận mình là "nhơ nhuốc"?!

    Trả lờiXóa
  12. Ai rửa được cái nhơ nhớp này cho Hà Nội ?

    Trả lờiXóa
  13. đền voi phục phố thụy khuê hà nội có những cây muỗm cổ thụ thật quý giá .là những dấu tích lịch sử sống . còn đất đền thì ban tài chính quản trị trung ương chia cho cán ộ làm nhà bt hết rồi . ngay sát cạnh đền chỗ này là đất đền voi phục ..!!!

    Trả lờiXóa