CẦN SỚM KHỞI TỐ VỤ ÁN “LÂM TẶC” GIỮA LÒNG HÀ NỘI
Luật sư Nguyễn Anh Vân
Trong buổi họp báo chiều ngày 20/03/2015, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói: “Vừa qua có việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên các tuyến phố: Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Hàng Bài …đây là một chủ trương đúng đắn của thành phố. Việc thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật. ….”(Theo VnMedia). Tuy nhiên, căn cứ pháp lý đối với việc thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật như thế nào thì ông đã không nêu ra.
Tìm hiểu các quy định về quản lý cây xanh đô thị như Luật Thủ đô ngày 21/11/2012 có hiệu lực ngày 01/07/2013, Nghị định 64/2010 ngày 11/06/2010 của Chính phủ, Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005, Thông tư 20/2009/TT-BXD ngày 30/06/2009 của Bộ xây dựng, tôi đã không tìm thấy bất kỳ một quy định nào cho phép cơ quan quản lý cấp tỉnh, thành phố có thẩm quyền lập đề án rồi tự ra quyết định chặt phá hàng loạt cây cổ thụ, cây xanh đô thị. Vậy về việc chặt hạ cây xanh đô thị đúng quy trình, đúng pháp luật như phát biểu của ông phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng là không có căn cứ.
Việc chặt phá cây xanh đô thị bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Thủ đô ngày 21/11/2012: “Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng sai chức năng, mục đích”.
Và chỉ đươc chặt hạ cây khi có đủ điều kiện chặt hạ, dịch chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 64/2010 ngày 11/06/2010 của Chính phủ như sau: “ a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình”.
Chính phủ cũng đã quy định rất rõ trách nhiệm quản lý cây xanh của các cấp theo Nghị định 64/2010 ngày 11/06/2010 như sau:
“Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
a) Thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị;
b) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị;
c) Hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
d) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Ban hành hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
3. Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Chính phủ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
a) Tổ chức chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch hàng năm, 5 năm về đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị;
b) Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa;
c) Quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.
4. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị".
“Điều 23. Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
4. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng.”
Như vậy, theo các quy định trên thì không chỉ một mình UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn Hà Nội mà Bộ xây dựng và các bộ khác như Bộ kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính … cũng phải có trách nhiệm phối hợp quản lý chung. Cho nên nếu UBND thành phố Hà Nội có chủ trương lập đề án chặt phá 6.700 cây xanh đô thị thì phải báo cáo và thông qua ý kiến của các Bộ có liên quan, sau đó mới được ra quyết định và thực hiện việc chặt phá.
Luật pháp đã quy định rõ như vậy nhưng lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vẫn có chủ trương lập đề án, rồi tự ban hành quyết định chặt, thay mới 6.700 cây và đã tiến hành chặt, dịch chuyển hàng ngàn cây cổ thụ, cây quý hiếm tại các tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Hàng Bài …là vi phạm pháp luật và không thể chấp nhận được. Hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội là đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả là, đã làm hàng trăm cây cổ thụ, cây quý hiếm, cây xanh đô thị bị triệt phá, bị dịch chuyển; gây thiệt hại quá lớn về tài sản của nhà nước; làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, mỹ quan đô thị và gây bức xúc cho người dân, tao dư luận không tốt đối với hình ảnh của chính quyền Hà Nội. Cho nên cần phải xem xét trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan đến đề án chặt phá 6.700 cây xanh đô thị.
Ngày 22/03/2015 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với những cán bộ tham gia đề án chặt phá 6.700 cây xanh đô thị. Theo đó, có hai cán bộ Phó và Trưởng phòng của Sở xây dựng bị tạm đình chỉ công tác và người đứng đầu đề án bị khiển trách kiểm điểm. Tuy nhiên, từng đó là chưa đủ, vì người đứng đầu thành phố chỉ mới xử lý được một ít phần ngọn, còn phần gốc là người ký duyệt đề án và ký quyết định chặt phá trái pháp luật thì không hề nhắc đến. Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội còn ban hành quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên nghành với đầy đủ các thành phần ban bệ của thành phố, trong đó Chánh thanh tra của thành phố là trưởng đoàn. Sẽ rất khó khăn cho đoàn thanh tra khi phải đưa ra một Bản kết luận thanh tra khách quan, bởi lẽ, chẳng có cấp dưới nào dám khẳng định chủ trương và quyết định chặt phá 6.700 cây xanh đô thị của lãnh đạo cấp trên là trái luật hoặc không phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị cả.
Theo quan điểm pháp lý của cá nhân tôi thì hành vi ban hành chủ trương và quyết định chặt hàng loạt cây cổ thụ, cây xanh đô thị và hành vi thực hiện chặt phá thành công tại các tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Hàng Bài … đã có đủ dấu hiệu cấu thành tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự. Bởi lẽ, việc ban hành chủ trương và quyết định chặt phá 6.700 cây xanh đô thị của lãnh đạo thành phố Hà Nội đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của UBND thành phố Hà Nội, việc xâm phạm này đã làm cho UBND thành phố Hà Nội bị mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân và gây thất thoát, lãng phí rất nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước …
Điều 285 Bộ luật hình sự quy định như sau:
“1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”.
Ngoài ra cần phải khởi tố vụ án để làm rõ thông tin mà báo chí đã nêu là cây trồng mới thay thế cho những cây bị chặt phá ở đường phố Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm như công bố của lãnh đạo Hà Nội mà là cây mỡ (cây lâm nghiệp) không có nhiều giá trị, giá chỉ vài trăm ngàn đồng. Theo như thông báo của lãnh đạo Sở xây dựng thì kinh phí để trồng mới một cây xanh (cây vàng tâm) là 10.000.000đ (mười triệu Việt Nam đồng). Mất 10 triệu đồng để đổi lấy 01 cây lâm nghiệp (cây Mỡ) giá chỉ vài trăm ngàn đồng cộng với một số chi phí cho việc trồng cây thì quả thật chuyện chỉ có ở thủ đô Hà Nội. Điều trớ trêu là nếu đúng như thông tin báo chí đã đưa thì nhà cung cấp cây xanh này gan quá to, mật quá lớn, không những qua mặt được lãnh đạo Hà Nội mà còn dám cả gan qua mặt cả các cán bộ Cơ quan công an Hà Nội. Cho nên cần phải xác minh, điều tra tra hành vi gian dối của nhà cung cấp cây xanh này để làm rõ và nếu có hành vi gian dối nói trên thì khoản tiền chênh lệch kếch xù nhưng bất chính này chảy vào túi ai?; những cán bộ, lãnh đạo nào được nhận tiền lại quả trong phi vụ này ...
Một vấn đề khác nữa cũng cần phải xác minh, điều tra làm rõ. Đó là số lượng cây bị đốn hạ và hiện chúng đang ở đâu. Theo thông tin báo chí đã đưa thì số lượng cây đã bị chặt hạ trong tổng số 6.7000 cây là khoảng 500 cây và hiện nay số lượng cây này được tập kết tại kho bãi của thành phố để chờ bán đấu giá. Một số báo mạng khác lại cho rằng số lượng cây bị chặt hạ lên đến 2.000.cây và phần lớn số cây đã được bán cho các xưởng gỗ của các huyện ngoại thành. Vậy cần phải xác minh số lượng cây bị đốn hạ, dịch chuyển là bao nhiêu? trong đó có bao nhiêu cây cổ thụ, cây quý hiếm, cây sâu mọt, cong vênh …; cần xác minh làm rõ có hay không việc mua bán gỗ? việc mua bán này có đúng theo quy định không? tiền thu được đang ở đâu?; số lượng cây quý hiếm là bao nhiêu? hiện chúng đang được quản lý chăm sóc ở đâu? có bị bán đi để trục lợi không?
Nếu như kết quả xác minh, điều tra đúng như thông tin báo chí đã đưa thì vụ việc đã có dấu hiệu tham nhũng. Và nếu xác định được chứng cứ có dấu hiệu trục lợi thì có căn cứ để khởi tố bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ luật hình sự.
Hà Nội rất cần những người lãnh đạo có năng lực, có tâm, có đức, hiểu được cái đẹp, biết bảo tồn, phát triển và gìn giữ cái đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến chứ không cần những kẻ quyền to, óc bé chỉ biết hủy hoại nó theo kiểu ngây dại như “chặt cây không cần hỏi dân”, “cướp có văn hóa”, hay xây dựng những con đường cong rất cong nhưng mà “cong mềm mại”…. Cho nên rất cần phải sớm khởi tố vụ án hình sự “Lâm tặc” giữa lòng thủ đô để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, để làm gương cho những kẻ dốt nát khác đang nhăm nhe dành ghế lãnh đạo Hà Nội, để làm dịu bớt đi nỗi đau xé lòng của những người yêu Hà Nội mỗi khi nghĩ về hàng cây xanh quá cố.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Ban hành hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
3. Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Chính phủ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
a) Tổ chức chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch hàng năm, 5 năm về đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị;
b) Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa;
c) Quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.
4. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị".
“Điều 23. Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
4. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng.”
Như vậy, theo các quy định trên thì không chỉ một mình UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn Hà Nội mà Bộ xây dựng và các bộ khác như Bộ kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính … cũng phải có trách nhiệm phối hợp quản lý chung. Cho nên nếu UBND thành phố Hà Nội có chủ trương lập đề án chặt phá 6.700 cây xanh đô thị thì phải báo cáo và thông qua ý kiến của các Bộ có liên quan, sau đó mới được ra quyết định và thực hiện việc chặt phá.
Luật pháp đã quy định rõ như vậy nhưng lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vẫn có chủ trương lập đề án, rồi tự ban hành quyết định chặt, thay mới 6.700 cây và đã tiến hành chặt, dịch chuyển hàng ngàn cây cổ thụ, cây quý hiếm tại các tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Hàng Bài …là vi phạm pháp luật và không thể chấp nhận được. Hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội là đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả là, đã làm hàng trăm cây cổ thụ, cây quý hiếm, cây xanh đô thị bị triệt phá, bị dịch chuyển; gây thiệt hại quá lớn về tài sản của nhà nước; làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, mỹ quan đô thị và gây bức xúc cho người dân, tao dư luận không tốt đối với hình ảnh của chính quyền Hà Nội. Cho nên cần phải xem xét trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan đến đề án chặt phá 6.700 cây xanh đô thị.
Ngày 22/03/2015 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với những cán bộ tham gia đề án chặt phá 6.700 cây xanh đô thị. Theo đó, có hai cán bộ Phó và Trưởng phòng của Sở xây dựng bị tạm đình chỉ công tác và người đứng đầu đề án bị khiển trách kiểm điểm. Tuy nhiên, từng đó là chưa đủ, vì người đứng đầu thành phố chỉ mới xử lý được một ít phần ngọn, còn phần gốc là người ký duyệt đề án và ký quyết định chặt phá trái pháp luật thì không hề nhắc đến. Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội còn ban hành quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên nghành với đầy đủ các thành phần ban bệ của thành phố, trong đó Chánh thanh tra của thành phố là trưởng đoàn. Sẽ rất khó khăn cho đoàn thanh tra khi phải đưa ra một Bản kết luận thanh tra khách quan, bởi lẽ, chẳng có cấp dưới nào dám khẳng định chủ trương và quyết định chặt phá 6.700 cây xanh đô thị của lãnh đạo cấp trên là trái luật hoặc không phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị cả.
Theo quan điểm pháp lý của cá nhân tôi thì hành vi ban hành chủ trương và quyết định chặt hàng loạt cây cổ thụ, cây xanh đô thị và hành vi thực hiện chặt phá thành công tại các tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Hàng Bài … đã có đủ dấu hiệu cấu thành tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự. Bởi lẽ, việc ban hành chủ trương và quyết định chặt phá 6.700 cây xanh đô thị của lãnh đạo thành phố Hà Nội đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của UBND thành phố Hà Nội, việc xâm phạm này đã làm cho UBND thành phố Hà Nội bị mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân và gây thất thoát, lãng phí rất nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước …
Điều 285 Bộ luật hình sự quy định như sau:
“1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”.
Ngoài ra cần phải khởi tố vụ án để làm rõ thông tin mà báo chí đã nêu là cây trồng mới thay thế cho những cây bị chặt phá ở đường phố Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm như công bố của lãnh đạo Hà Nội mà là cây mỡ (cây lâm nghiệp) không có nhiều giá trị, giá chỉ vài trăm ngàn đồng. Theo như thông báo của lãnh đạo Sở xây dựng thì kinh phí để trồng mới một cây xanh (cây vàng tâm) là 10.000.000đ (mười triệu Việt Nam đồng). Mất 10 triệu đồng để đổi lấy 01 cây lâm nghiệp (cây Mỡ) giá chỉ vài trăm ngàn đồng cộng với một số chi phí cho việc trồng cây thì quả thật chuyện chỉ có ở thủ đô Hà Nội. Điều trớ trêu là nếu đúng như thông tin báo chí đã đưa thì nhà cung cấp cây xanh này gan quá to, mật quá lớn, không những qua mặt được lãnh đạo Hà Nội mà còn dám cả gan qua mặt cả các cán bộ Cơ quan công an Hà Nội. Cho nên cần phải xác minh, điều tra tra hành vi gian dối của nhà cung cấp cây xanh này để làm rõ và nếu có hành vi gian dối nói trên thì khoản tiền chênh lệch kếch xù nhưng bất chính này chảy vào túi ai?; những cán bộ, lãnh đạo nào được nhận tiền lại quả trong phi vụ này ...
Một vấn đề khác nữa cũng cần phải xác minh, điều tra làm rõ. Đó là số lượng cây bị đốn hạ và hiện chúng đang ở đâu. Theo thông tin báo chí đã đưa thì số lượng cây đã bị chặt hạ trong tổng số 6.7000 cây là khoảng 500 cây và hiện nay số lượng cây này được tập kết tại kho bãi của thành phố để chờ bán đấu giá. Một số báo mạng khác lại cho rằng số lượng cây bị chặt hạ lên đến 2.000.cây và phần lớn số cây đã được bán cho các xưởng gỗ của các huyện ngoại thành. Vậy cần phải xác minh số lượng cây bị đốn hạ, dịch chuyển là bao nhiêu? trong đó có bao nhiêu cây cổ thụ, cây quý hiếm, cây sâu mọt, cong vênh …; cần xác minh làm rõ có hay không việc mua bán gỗ? việc mua bán này có đúng theo quy định không? tiền thu được đang ở đâu?; số lượng cây quý hiếm là bao nhiêu? hiện chúng đang được quản lý chăm sóc ở đâu? có bị bán đi để trục lợi không?
Nếu như kết quả xác minh, điều tra đúng như thông tin báo chí đã đưa thì vụ việc đã có dấu hiệu tham nhũng. Và nếu xác định được chứng cứ có dấu hiệu trục lợi thì có căn cứ để khởi tố bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ luật hình sự.
Hà Nội rất cần những người lãnh đạo có năng lực, có tâm, có đức, hiểu được cái đẹp, biết bảo tồn, phát triển và gìn giữ cái đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến chứ không cần những kẻ quyền to, óc bé chỉ biết hủy hoại nó theo kiểu ngây dại như “chặt cây không cần hỏi dân”, “cướp có văn hóa”, hay xây dựng những con đường cong rất cong nhưng mà “cong mềm mại”…. Cho nên rất cần phải sớm khởi tố vụ án hình sự “Lâm tặc” giữa lòng thủ đô để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, để làm gương cho những kẻ dốt nát khác đang nhăm nhe dành ghế lãnh đạo Hà Nội, để làm dịu bớt đi nỗi đau xé lòng của những người yêu Hà Nội mỗi khi nghĩ về hàng cây xanh quá cố.
N.A.V
Đăng lần đầu 13:00 - 4.4.2015
Đăng lần đầu 13:00 - 4.4.2015
"Tập thể chỉ huy" do đó tôi không nghĩ là người quyết định quả thật là ngu, nhưng vì lợi ích cá nhân, bè phái và coi thường dân chúng, và một cơ chế không cho phản biện, nên đã có quyết định để có tiền chia chác, mua quan bán chức. Chờ xem cuộc điều tra có đến nơi đến chốn không, có lòi ra những âm mưu " mượn gíó bẻ măng " không? ( VT )
Trả lờiXóaTội ác diệt chủng các 'lão niên' cây xanh của chính quyền CS Hà Nội của ba tên Thay Cây, Gian Hùng và Đắng Lòng.
Trả lờiXóaKhông ai làm sao cả, chỉ có cây chết đi.
Trả lờiXóaHi hi... Mình thích cái tên Thế Thảo (Thay Cây), ông này đến lúc chuẩn bị hạ cánh mới lộ nguyên hình, hay phát tiết toàn bộ khát vọng của mình. May là ông làm chủ tịch HN, nếu ông mà làm chủ tịch các vùng sơn lâm thì năng lực này đã được bộc lộ từ lâu rồi. Ông Quang Nghị cũng hay, chủ trương lớn của đảng bộ và chính quyền mà ông cứ như ngồi trên cung trăng, đòi kỷ luật bọn thực hiện. Đúng là hết nhờ.
Trả lờiXóaBài viết quá tuyệt vời,mong sao có nhiều nhà khoa học,nhà báo,luật sư và người dân góp thêm tiếng nói nhằm bảo vệ được phần nào còn sót lại của Thủ đô nghàn năm văn hiến nói riêng cũng như đất nước nói chung
Trả lờiXóaPham Quang Nghi, Nguyen The Thao khong the vo can. Đang lanh đao toan dien ma.
Trả lờiXóaCái tâm, cái tầm ở nơi đâu?
Trả lờiXóa6.700 cây cổ thụ long chầu
Giữa lòng thủ đô ngàn năm văn hiến
Minh chứng thành phố hoà bình
Thế mà: Cắc...cắc...chặt!
Thảo nào: Dân và cây đỏ mắt căm thù.
Ngu dốt + quyết tâm chính trị = phá hoại
Trả lờiXóaCần phải điều tra làm rõ dự trù chí phí chặt và dọn 1 cây đến 36 000 000 đồng thì thực tế những người này làm được hưởng bao nhiêu? Phần chênh lệch này những ai được hưởng? Ở tổ dân phố của tôi khi thuê chặt hạ và chuyên chở một cây gạo cỡ hơn một người ôm công nhân công ty môi trường đưa giá 6 000 000 đồng mà mọi người còn kêu đắt đấy. Thế mà ở đây gấp 6 lần thì quá kinh khủng. Đề nghị Thanh tra chính phủ vào cuộc giúp cho dân Thủ đô với. Tôi đã từng sống ở Hà Nội từ 1955 đến 1977 nên biết rất rõ về các hàng cây trên các phố cổ Hà Nội. Thật là đau xót khi để xảy ra nạn "Lâm tặc Thủ đô này". Yêu cầu truy tố những kẻ chủ mưu ngay!
Trả lờiXóaTheo tôi, ông Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, Hùng ... là những người trực tiếp liên can, rất rõ ràng không thể chối cãi.
Trả lờiXóaGS NGUYỄN LÂN HÙNG CHO CHỦ TRƯƠNG CHẶT CÂY THAY THẾ HÀNG LOẠT CÂY MỚI CỦA HÀ NỘI LÀ ĐÚNG ĐẮN ! NHƯ VẬY ÔNG CHẲNG HIỂU GÌ VỀ PHÁP LUẬT CẢ ? CÁM ƠN LS NGUYỄN ANH VÂN ĐÃ CÓ BÀI PHÂN TÍCH PHÁP LÝ RÕ RÀNG VÀ TRÁCH NHIỆM.
Trả lờiXóaCho tôi nói một câu thôi nhé
Trả lờiXóaTất cả là do chính quyền cộng sản mà ra, bởi độc đảng, độc quyền sinh ra hủ bại, có nghĩa là, quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối!
Nếu được chính quyền Hà Nội cho phép tôi chặt toàn bộ cây ở Hà Nội, cho tôi được toàn quyền sử dụng thân cây, gốc cây và cành cây, thì tôi sẽ kéo cả làng cả họ ra làm mà không đòi hỏi trả công. Cứ chặt xong một cây sẽ trông mới thay thế vào đó 1 cây mà không cần nhà tài trợ nào góp tiền mua cây giống "Lấy mỡ nó rán nó" đã quá lãi rồi...
Trả lờiXóaĐồng ý là phải khởi tố vụ tàn sát cây xanh nầy, nhưng ai là người đứng tên khởi kiện ? Thảo đơn đi , đưa lên mạng, tôi sẽ cùng đứng tên .
Trả lờiXóaỦng hộ ý kiến của bạn!Không thể cứ ngồi gỏ bàn phím than vản mãi!Phải biến đau thương mất mát thành hành động cụ thể!Các tổ chức dân sự(72 nhân sĩ trí thức,bà Lê Hiền Đức...)là những nơi có thể đại diện cho dân thảo đơn,đứng tên khởi kiện!Tôi sẽ tham gia ký tên .
XóaTheo các văn bản QPPL mà luật sư viện dẫn thì có dấu hiệu của Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cây xanh đô thị không chỉ là cảnh quan môi trường sống của đô hị, xét về mặt kinh tế thì nó có giá trị rất lớn. Quản lý môi trường, quản lý cây xanh cũng là một hệ của quản lý kinh tế. Thiệt hại do chặt phá cây xanh không khó để tính toán, thiệt hại về môi trường cũng không khó để có lời giải.
Trả lờiXóaĐồng ý với luật sư là phải khởi tố vụ án về các tôi : thiếu tránh nhiệm ... và cố ý làm trái....Quá trình điều tra phát hiện thêm tội thì khởi tố bổ sung. Tội thiếu trách nhiệm ....sẽ rơi vào ông bí thư thành ủy và ông phó ban tuyên giáo; tội cố ý làm trái ...sẽ rơi vào ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo và phó chủ tịch Nguyễn Quốc hùng và các cán bộ sở có liên quan.
"Vừa qua có việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên các tuyến phố: Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Hàng Bài …đây là một chủ trương đúng đắn của thành phố. Việc thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật. ….” . Thế này thì Nguyễn Thế Thảo không thể vô can được.
Trả lờiXóaLải nhải mãi luận điệu "chủ trương đúng đắn nhưng thực hiện sai". Nói vậy hóa ra chỉ đến năm nay Hà Nội mới có chủ trương chỉnh trang cây xanh đô thị à? Vậy hàng năm tiền ngân sách trăm tỷ đổ đi đâu?
Trả lờiXóaViệc chỉnh trang cây xanh là việc đã thành lệ không cần chủ trương sáng suốt tài tình nào cả. Mỗi năm thay mới vài cây, dựng cột chống đỡ vài cây chứ làm gì có chuyện hạ gục cả nghìn cây một lúc. Người Ý mà cũng sáng suốt tài tình như các ông thì hạ mẹ nó tháp nghiêng Pizza để chỉnh trang đô thị lâu rồi.
Tôi không hiểu cái Thành Ủy Hà nội nó thế nào mà để cái thằng Phan Đăng Long làm phó ban Tuyên giáo. Ăn nói thì ngu mà Bố láo, vô đạo đức. Chẳng biết con ông bà nào mà mất dạy vậy
Trả lờiXóaDân mà chặt 1 cây thôi là bị truy tố ngay tắp lự đâu cần các bác đề nghị?! Còn giờ thì chờ đấy!
Trả lờiXóaÔng phạm quang nghị & thế thảo phải chịu trách nhiệm hết. Không thể để bọn quan tham này hạ cánh an toàn được. Dân HN phải làm gì đi chứ. Đừng chửi bới khóc lóc gì nửa. Phải bằng mọi cách đưa bọn cẩu quan này ra trước vành móng ngựa. Xin hết.
Trả lờiXóaQua tai họa này,các bác có thấy gì thêm nữa không? HN bị công khai phá hoại trắng trợn như vậy; hầu hết ai cũng bực bội bất ổn tâm can! Thế mà chẳng thấy tăm hơi ông bàTrưởng, Phó và ban bộ của cái "Đoàn Luật sư HN " đâu cả! vậy? Đây chính là lúc Thủ đô Hà nội cần những đóng góp thiết thực về kiến thức chuyên môn trong mọi ngành ngả, kể cả về Luật Xã hội...Sao không thấy những ông bà Luật sư con em HN lên tiếng giúp một tay để thảo đơn lập án tố cáo và xử lí bọn sâu mọt phá hoại kia nhỉ??? Hay là các vị còn...bận bịu lo chạy chân kiếm chức vị trong Ban Tuyên Huấn của Đảng đấy ???
Trả lờiXóaAi bảo đưa ông Thế Thảo (Thay Cây) về làm Đô trưởng để ông ấy thay cây. Cái tên nó đã nói lên bản tính của ông ấy rồi mà.
Trả lờiXóaCây xanh là tài sản quốc gia,việc đốn hại hay chỉnh sửa phải thông qua kế hoạch thống nhất giữa CQ cùng các Bộ liên quan.Quy định chặt chẽ là vậy nhưng CQ HN dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nguyễn thế thảo đã phớt lờ pháp luật.Vậy không thể gọi là"thiếu tinh thần trách nhiệm"được mà phải khởi tố theo tội danh"Phá hoại tài sản XHCN" Tiếp theo việc chi phí ngân sách cho việc đốn hạ và trồng mới không thông qua ý kiến HĐND và nhân dân một cách công khai minh bạch và đồng thuận trước cơ quan giám sát,dư luận nhân dân.Do vậy cần phải khởi tố thêm tội"tham ô tài sản XHCN".Còn ông phạm quang nghị là một BT TUl lại là UV BCT mà khẳng định"chủ trương là đúng"như vậy ông phạm quang nghị đã được thông qua và cũng đồng ý,đồng phạm trong vụ án này,ông không thể là người vô can mà đứng ra chỉ đạo này khác.Đề nghị CP cần có ý kiến yêu cầu Bộ CA,Viện kiểm sát tối cao ra quyết định khởi tố vụ án một cách khẩn trương,không nên để chìm xuồng vụ án này
Trả lờiXóaMong thanh tra nhà nước sớm vào cuộc để trừng trị bọn thảo tặc ở thủ đô.
Trả lờiXóaMột lá đơn - Vạn chữ ký.
Trả lờiXóaKhông cần hỏi dân. Vậy giờ dân sẽ hỏi tội lại.
Chính quyền HN nên học cách tôn trọng luật pháp.
Một nhà nước pháp quyền phải được thực hiện nghiêm túc.
Thưa các bác các anh chị...Cây xà cừ trước cửa nhà em bị cụt ngon, cnhanf lá sa vào mái nhà, rễ nó đâm vào móng nhà làm nứt tường, buộc lòng phải dỡ nhà xây lại. Gia đình chặt cây để làm nhà (Lưu ý đây là cây do gia đình trồng từ đời ông nội ) .
Trả lờiXóaThế mà phải làm đơn qua 4 cấp phê duyêt, đầu tiên là Tổ trưởng dân phố rồi đến chủ tịch phường. Tiếp đến phó chủ tịch UBND Thành phố và cuối cùng là Giám đốc công ty Môi trường ký đóng dấu rồi mới được chặt 1 cây...
Anh Nghị đang lo . Anh lo chặn đầu xem có thế lực thù địch nào chống Đảng , làm mất uy tín Đảng trong vụ này không ? Chắc anh sẽ cho CA công bố những kẻ phá hoại đúng là do thế lực thù địch giựt dây . Kết quả LĐ Hà Nội vẫn đúng . Anh Nghị, anh Thảo vô can !
Trả lờiXóatập thể lãnh đạo nên chẳng ai sai
Trả lờiXóa