Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

ĐẮNG LÒNG TẾT ẤT MÙI Ở LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM DANH GIÁ

Đường Lâm đẹp đến nao lòng nhưng chất bên trong nhiều cuộn thắt

Chuyện thứ nhất: 

05 người có thẻ bảo hiểm y tế ghi rõ là người thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nhưng thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, TX Sơn Tây, HN không có ai mang những tên trên. Vậy ai làm việc này?

Những người có tên trong thẻ bảo hiểm này có trợ cấp tuổi già hay không, nếu có thì ai lĩnh?
Các cụ "giả" này sinh vào các năm: 1917, 1920, 1921, 1923, 1927.
.

Cụ bà Phan Thị Chiến sinh năm 1922, đã mất năm 2009. Vậy mà năm 2015 vẫn đuoc cấp thẻ bảo hiểm. Vì sao ? 



Bà Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội Nguyễn Thị Phương Mai có biết chuyện này?

Chuyện thứ hai:

Những hộ nghèo và những người cô đơn ở xã Đường Lâm (làng cổ Đường Lâm) mọi năm đều được quà Tết của nhà nước. Năm nay không hiểu sao các đối tượng này lại không có quà Tết. Vậy quà Tết cho đối tượng này ai giữ, ai ăn, ai tiêu "nhầm" của họ?

Chuyện thứ ba:

Làng cổ Đường Lâm đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích đặc biệt. Đây là làng Việt cổ nơi gìn giữ được nhiều nét văn hóa xưa. 

Vậy mà Tết Ất Mùi, đến làng cổ ta không thấy có chút gì là nét đẹp cổ truyền của Tết của Xuân: Không có trò chơi dân gian nào (chọi gà, kéo co, đánh đu, ...), chỉ có tổ tôm, xóc đĩa, chắn, cạ trong các tư gia suốt tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba. 

Vậy du khách về Đường Lâm dịp Tết này thưởng thức điều gì????

Chuyện thứ tư:

Mỗi năm Ban Quản Lý di tích Làng cổ Đường Lâm thu hàng tỷ bạc của du khách. Khắp các cửa ngõ vào các làng cổ đều có đặt các trạm gác bán vé thu tiền. Vậy mà ở cổng làng Đông Sàng, nơi có đặt 01 trạm bán vé thì không có nhà vệ sinh, khiến các nhân viên nam nữ, bảo vệ và bán vé phóng uế bừa bãi, khiến dân làng rất bức bối khó chịu. 

Không hiểu tiền bán vé đi đâu, chi vào việc gì mà không "tái đầu tư" cho du lịch làng cổ??
Các ông ăn gì thì ăn, ăn bao nhiêu thì ăn, cũng phải để các cháu có chỗ ỉa đái chứ!!!

Các em, các cháu đâu phải là con tỳ hưu chỉ ăn mà không ỉa?

Còn vài chuyện nữa, xin kể sau. ...
Riêng năm nay, quái thú không thấy xuất hiện nữa! 
Nhưng quái nhân thì vẫn còn đấy, ngông nghênh trên đường làng!

3 nhận xét :

  1. Tiền đi về đâu mọi người biết hết rồi còn gì nữa?
    Cái chính là ai dám làm gì bọn quái nhân này?

    Trả lờiXóa
  2. Hôm qua chúng tôi làm một cuộc du xuân thăm 1 nhóm các đình đền chùa quanh làng cổ Đường Lâm. Nơi đến đầu tiên là làng có 2 vua Ngô Quyền và Phùng hưng, cạnh đó có chùa Mía, đền Và, gần đền Mía có ngôi nhà cổ trên 300 năm (nhưng không còn nguyên vẹn ví như ngói lợp, cửa gỗ, dụng cụ ấm chén...hầu hết thay mới. Xa hơn có đền mẫu Tiên Kiều, đền Cô Đống.
    Thật vui vì được quan sát một địa danh huyền thoại mà các địa phương khác chưa thấy nơi nào có. Sau cách mạng trên cả nứớc chưa thấy 1 làng xã nào có 2 ông làm "vua" như TBT, chủ tịch nước tương tự như Đường Lâm..
    Về đây, đúng như nhận xét trên nói chung vệ sinh còn kém, tuy nhiên kém nhất là ảnh bày bán lộn xộn làm cảnh quan nhà chùa nơi linh thiêng bị xâm phạm vì "tiền " . Trong đền thờ Ngô Quyền lối đi vào đền chật hẹp vậy mà hàng hóa đủ loại tạp phì lù chắn hết lối đi kể cả nồi niêu xoong chảo luộc khoai, nấu ăn, bàn ghế đủ loại bẩn thỉu nhếch nhác...bày hết chỗ trống. Tôi nghĩ chủ nhân phải là "con ông cháu cha" của quan thôn quan xã cả thôi, nếu không phải bỏ nhiều tiền mua "chổ".
    Đường ô tô vào ra cũng bị chiếm hết lối đi bày bán đủ loại hàng hóa nhếch nhác vì vậy các phương tiện qua lại rất khó.
    Đề nghị chính quyền nên sắp xếp cho trật tự văn minh hơn.

    Trả lờiXóa
  3. BQL của 4 cái không đẹp trên chắc không phải con cháu hai vua Đường Lâm !

    Trả lờiXóa