Dâng lễ cúng thân mẫu Bác Hồ
cặp bánh chưng nặng 7 tạ
Thứ Ba, 24/02/2015 - 16:13
Cặp bánh chưng nặng 700kg được dâng lên anh hương linh bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh - tại khu mộ của bà trên núi Động Tranh (xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An) nhân dịp đầu Xuân năm mới.
Sáng nay 24/2, tức ngày mồng 6 tháng Giêng, Hiệp hội Du lịch Nghệ An, Sở VH-TT-DL tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị phối hợp tổ chức lễ dâng bánh chưng lênanh hương linh bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cặp bánh chưng có tổng trọng lượng 700kg, mỗi chiếc nặng 350kg. Các nghệ nhân phải sử dụng 100 lá dong loại lớn kết thành tấm để gói chiếc bánh chưng khổng lồ này. Bánh hình vuông cạnh dài 1m, cao 40cm. Được biết, để nấu chín cặp bánh chưng khổng lồ này, đơn vị tổ chức đã phải sử dụng một chiếc nồi đặc biệt.
Cặp bánh chưng nặng 700kg được rước về khu mộ bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh tượng trưng cho việc con cháu hướng về nguồn cội, tri ân người mẹ Việt Nam đã có công sinh thành, dưỡng dục người con ưu tú của đất nước.
Sau khi hoàn thành nghi lễ dâng hoa, dâng hương, dâng bánh, Ban tổ chức sẽ thụ lễ phát lộc bánh cho bà con nhân dân địa phương và khách thập phương về dự lễ.
Ban tổ chức kỳ vọng hoạt động dâng bánh chưng lên thân mẫu Bác Hồ sẽ từng bước trở thành lễ hội thường niên vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán hàng năm, trở thành một sản phẩm du lịch tâm linh của du khách khi hành hương về quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp đầu Xuân năm mới.
Sáng nay 24/2, tức ngày mồng 6 tháng Giêng, Hiệp hội Du lịch Nghệ An, Sở VH-TT-DL tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị phối hợp tổ chức lễ dâng bánh chưng lên
Cặp bánh chưng có tổng trọng lượng 700kg, mỗi chiếc nặng 350kg. Các nghệ nhân phải sử dụng 100 lá dong loại lớn kết thành tấm để gói chiếc bánh chưng khổng lồ này. Bánh hình vuông cạnh dài 1m, cao 40cm. Được biết, để nấu chín cặp bánh chưng khổng lồ này, đơn vị tổ chức đã phải sử dụng một chiếc nồi đặc biệt.
Cặp bánh chưng nặng 700kg được rước về khu mộ bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh tượng trưng cho việc con cháu hướng về nguồn cội, tri ân người mẹ Việt Nam đã có công sinh thành, dưỡng dục người con ưu tú của đất nước.
Sau khi hoàn thành nghi lễ dâng hoa, dâng hương, dâng bánh, Ban tổ chức sẽ thụ lễ phát lộc bánh cho bà con nhân dân địa phương và khách thập phương về dự lễ.
Ban tổ chức kỳ vọng hoạt động dâng bánh chưng lên thân mẫu Bác Hồ sẽ từng bước trở thành lễ hội thường niên vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán hàng năm, trở thành một sản phẩm du lịch tâm linh của du khách khi hành hương về quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp đầu Xuân năm mới.
Chiếc bánh chưng được nấu trong một chiếc nối đặc biệt
và phải sử dụng ròng rọc để lấy bánh ra
Phải cần đến 16 trai tráng để đưa bánh đến khu vực làm lễ.
Chiếc bánh chưng có tổng trọng lượng 350kg.
Mỗi chiếc bánh nặng 350kg, cộng với lồng sắt nặng hơn 100kg
phải sử dụng 2 đòn tre già để gánh.
Đưa hai chiếc bánh nặng 7 tạ vượt 269 bậc thang dốc đứng là một thử thách không nhỏ đối với các trai tráng được chọn lựa.
Sau khi hoàn tất các nghi lễ, bánh chưng được chia cho người dân và du khách thập phương
Rất đông người dân đến tham dự và thụ lộc.Hoàng Lam
_______
Thôi cũng mừng cho bà cụ! Lúc sinh thời nghèo đói quá, để đứa bé con út - cậu Nguyễn Sinh Nhuận (tức cậu Xin) khát sữa mà chết yểu lúc 1 tuổi. Bây giờ con cháu làm nên, lăng mộ xây to, thập phương cúng mộ cả cái bánh chưng nặng đến 7 tạ, ăn xong chia lộc khắp thiên hạ.
Cũng mừng cho bà cụ được ấm lòng nơi chín suối!
Thực ra, cụ Hoàng Thị Loan tuy là bà Phó bảng, bà huyện nhưng kiệm ước, tảo tần, chứ không phải xa hoa quyền quý, nên dâng cúng lên cụ, cốt ở tâm thành, chứ đâu cứ phải là phải mâm cao cỗ đầy, bánh chưng khủng như vậy. Cứ dâng lên cụ mâm bánh chưng dăm chiếc tượng trưng, với hoa quả ít tiền vàng là được, rồi kính cáo với cụ là hôm nay thừa lộc cụ, chúng con gói 1 vạn chiếc bánh chưng nhỏ để chia lộc cho bà con và khách thập phương cùng những người nghèo khó.(Gọi dăm ba nhà báo đến để đưa tin là cũng thuận)
Nếu làm vậy, chắc cụ Hoàng Thị Loan còn vui nữa, có khi khu mộ bốc bát hương ngùn ngụt hiển hiện chân linh cụ chứng giám cho cũng nên!
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaChả cần phải nhận xét thêm gì.
Trả lờiXóaChỉ đọc những comment trên báo lề phải Dân Trí cũng là đủ.
Cảm ơn Dân Trí đã dũng cảm đăng tất cả những lời nói thẳng của bạn đọc.
Cũng còn có vài lời bao biện ủng hộ việc làm vô nghĩa đó
là sau lễ thì bánh được chia cho mọi người chứ không lãng phí,
thì xin có thêm một lời rằng
"dửng dưng như bánh chưng ngày tết".
Hôm đó là mùng 6 tết rồi,
mấy người còn nuốt nổi bánh chưng,
trừ khi cố nuốt miếng lộc như thốc đắng.
Nghệ An là một tỉnh nghèo, nghe nói có nhiều người học cao, nhưng có lẽ hiểu biết thì hơi lùn, nên mới có những việc làm hơi bị ngu.
Trả lờiXóaĐi Bắc Kinh,đi các danh lam thắng cảnh của TC thấy đâu đâu cũng có màu đỏ chói, bây giờ về Việt Nam cũng cái màu đỏ chói thật là tởm lợm.
Trả lờiXóaThật là ngu cả lũ, chúng nó hết chuyện làm rồi hay sao đấy?
Trả lờiXóaHiệp hội Du lịch Nghệ An, Sở VH-TT-DL tỉnh Nghệ An xem ra vẫn còn ít học, đáng lẽ phải cúng 6 cái bánh chưng, 6 cái bánh tét và mỗi bánh phải nặng 1000 kg, ngoài ra phải có 6 con bò, 6 con trâu, 6 con lợn và 600 lít rượu, để sau khi cúng thì thực khách còn được một bữa no thì họ mới nhớ ơn bà Loan, đảng, bác Hồ được sâu đậm hơn.
Trả lờiXóaĐất nước người ta giầu có, phú quý sinh lễ nghĩa, kỷ lục này kỷ lục kia, vừa để hút du khách, vừa để tưởng nhớ, vừa lấy tiếng...
Trả lờiXóaNước mình nghèo quá. Hết bát hủ tiếu nghìn người ăn lại đến bánh chưng 7tạ... Mà chất lượng món ăn chắc chắn rất kém, thì chỉ là sự phí phạm cả nguyên liệu lẫn công sức mà thôi.
“Thế lực thù địch” nào có muốn xúc phạm bêu riếu đạo đức cộng sản, niềm tin duy vật biện chứng, đức tính cần kiệm giản dị v.v. của cụ Hồ đến mấy thì cũng không thể làm hơn được mấy người này. Hay là họ chính là “thế lực thù địch” ?
Trả lờiXóaĐây là cách để tỉnh Nghệ An nhạo báng thân mẫu chủ tịch HCM.Theo tâm linh thì người đang sống ăn bánh thế nào thì cúng người âm như vậy.Chiếc bánh to tổ bố như vậy,phải 16 trai tráng mới khênh được,vậy thì cụ Loan đã già yếu,nếu đói thì cũng chỉ biết ngồi nhìn bánh,vì chả có cách nào mà bóc được để ăn,hơn nữa 7 tạ bánh thì bắt cụ ăn bánh chưng thay cơm cả một đời nữa chắc.Lạ đời là các ông lãnh đạo thời nay rất thích làm những chuyện dật gân để khoe mẽ,nhưng xa thực tế,phá vỡ truyền thống của dân tộc.Mong sao những trò tương tự như vậy nên dẹp,thay bằng những lễ nghi thực tâm thành kính người đã khuất,chứ đừng vì cái tôi của mấy ông nọ bà kia thích khoe mẽ mà thành lố.
Trả lờiXóaChấn Phong
Bạn Chấn Phong nhận xét rất tinh tế: chiếc bánh to tổ bố thế không ai có thể ăn được! Thực ra các trò giật gân “làm bánh to kỷ lục” đều có một khó khăn không thể vượt qua, đó là tỉ lệ các phần của bánh. Ví dụ như bánh chưng to như vậy thì phần vỏ bánh (nếp) không thể mỏng như bánh thường mà ít nhất cũng phải dày cỡ gang tay. Phần nhân đỗ thịt cũng tương ứng (proportional) như vậy khi cắt bánh ra chia không thể nào có được miếng bánh hài hoà các phần. Sẽ có miếng toàn nếp, có miếng toàn thịt …v.v. trừ khi là đào mỗi thứ một tí rồi bỏ chung vào mỗi phần. Như vậy thì chỉ chia cho lợn nó ăn thôi cho nên bảo là chia bánh cho mọi người cùng hưởng chỉ là nói nguỵ biện.
Trả lờiXóaLàm trò giật gân để PR cho doanh nghiệp thì cũng có thể hiểu được. Lôi cả người chết ra để làm trò vui kiểu này là phỉ báng người ta.
ý kiến của bạn này hay quá !
XóaNgười bố là trụ cột là linh hồn của gia đình, cho nên ở đâu cũng vậy, nhưng đặc biệt dân xứ Nghệ thì người bố bao giờ cũng được nhắc đến trước, việc cúng tế cũng vậy, nếu giỗ bố và mẹ làm riêng thì cứ việc làm, nhưng nếu nhập 2 giỗ lại thì phải lấy ngày giỗ của bố. Còn nếu nhập giỗ của bố, của mẹ, của ông bà làm một thì nhất quyết phải lấy ngày giỗ của ông.
Trả lờiXóaNói như vậy để nói rằng nếu Hiệp hội Du lịch Nghệ An, Sở VH-TT-DL tỉnh Nghệ An muốn cúng giỗ thì trước hết phải làm giỗ ông của HCM chứ không phải là của mẹ của HCM. Như vậy là Hiệp hội Du lịch Nghệ An, Sở VH-TT-DL tỉnh Nghệ An đã làm một việc trái đạo và hơi bị ngố rồi. Đề nghị lãnh đạo Nghệ An có hình thức kỷ luật việc làm trái đạo lý và tốn kém tiền của nhân dân.
Với mỗi chiếc bánh 350kg, việc gói, việc nấu, việc lấy ra khỏi nồi, việc đưa lên 269 bậc thang dốc đứng, thử hỏi tốn biết bao nhiêu tiền của, sức lực, thời gian? Riêng việc ngồi nghĩ (và làm thử) cách gói, cách làm nồi,... đã tốn biết bao "chất xám". Mà ý nghĩa là cái gì? Chẳng có ý nghĩa gì hết. Lại còn trái hẳn với đạo đức Hồ Chí Minh và thân mẫu của Chủ tịch HCM (như vẫn tuyên truyền). Tôi đồng ý với nhiều bình luận: đây là sự nhạo báng tiền nhân.
Trả lờiXóabọn hậu sinh bày trò chẳng để lòng thành kính với người đã khuất mà ngược lai chúng đang làm trò cười vô lễ với người xưa.
Trả lờiXóaKhông biết bà Hoàng Thị Loan trước khi ăn bánh chưng đã được đọc công văn yêu cầu uống bia Sài gòn do ông Nguyễn Xuân Đường ký chưa?
Trả lờiXóaDâng bánh chưng cho Vua Hùng còn được chứ dâng cho mẹ cụ Hồ thì...thái quá rồi!
Trả lờiXóaChương trình ANTV tối nay đưa tin khắp các đền chùa của Nghệ An trong dịp tết chỗ nào cũng đầy người ăn xin,so với việc dâng cặp bánh trưng 700 kg thì thật là trái ngược,các vị lãnh đạo Nghệ An nghĩ sao đây.
Trả lờiXóa