Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng:
Sẽ chuyển đổi nhà hát thành cung thiếu nhi
TP - Chiều 29/1, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho biết, việc xây dựng nhà hát dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản, gây lãng phí là khuyết điểm của huyện. Ông Hoàng khẳng định sẽ chuyển đổi nhà hát thành cung thiếu nhi để khai thác có hiệu quả!
Ông Hoàng cho biết: Dự án xây dựng nhà hát huyện đã có trong quy hoạch và kế hoạch của huyện để phục vụ nhu cầu văn hóa vui chơi giải trí cho nhân dân. Hiện công trình chưa đưa vào khai thác sử dụng được do huyện còn nợ 7 tỷ đồng tiền xây lắp và thiếu 10 tỷ đồng tiền mua sắm thiết bị. Trước khi làm, huyện đã có kế hoạch huy động vốn từ đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất từ các dự án, tuy nhiên thị trường bất động sản khó khăn kéo dài dẫn đến thiếu kinh phí, công trình chậm đưa vào sử dụng. Chúng tôi đang cố gắng để trong năm 2015 sẽ đấu giá đất để lấy kinh phí trả nợ.
Vì sao tháng 10/2011 Thủ tướng ra Chỉ thị 1792 yêu cầu chỉ đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thì ngày 23/2/2012 huyện Đan Phượng vẫn tổ chức lễ khởi công dự án, thưa ông?
Lúc đó chúng tôi nghĩ là sẽ bố trí được nguồn vốn, nhưng thị trường bất động sản lại xuống quá, tiền không thu được. Khi đó chúng tôi cũng đã chỉ đạo dừng đầu tư nhiều dự án khác, trong đó có cả dự án xây dựng trụ sở UBND huyện để ưu tiên các công trình phục vụ
dân sinh.
Thưa ông, nhà hát được đầu tư lên tới hơn 117 tỷ đồng, quy mô lên tới 10 nghìn m2 này sẽ đáp ứng nhu cầu gì của địa phương?
Bây giờ huyện tổ chức hội nghị làm gì có chỗ nào đâu. Ngoài ra là các đoàn văn nghệ về biểu diễn, tuyên truyền theo kế hoạch của thành phố hằng năm. Các hoạt động này mỗi năm thành phố giao 15 buổi. Nhà hát còn phục vụ văn nghệ các ngày lễ tết, ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh.
Với một nhà hát quy mô lớn như vậy mà chỉ phục vụ mấy chục buổi biểu diễn văn nghệ và chính trị của huyện mỗi năm, ông thấy có lãng phí không?
Bây giờ tôi thấy lúc đầu đặt tên công trình này là nhà hát thì không đúng! Chúng tôi đang giao các bộ phận chức năng phải lập kế hoạch để khai thác hiệu quả công trình như đưa vào đó các hoạt động cho thanh thiếu nhi, đào tạo các kỹ năng mềm, các môn năng khiếu cho các cháu. Chúng tôi dự kiến sẽ đổi tên nhà hát thành cung thiếu nhi!
Để công trình trăm tỷ đồng “đắp chiếu” gây lãng phí, nợ công thì việc xử lý trách nhiệm của cán bộ đã được thực hiện ra sao, thưa ông?
Chúng tôi đã báo cáo thành phố, các cán bộ liên quan đã phải kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc. Ngay cả đồng chí Hạnh, Chủ tịch UBND huyện khi đó (ông Đinh Hữu Hạnh, đã nghỉ hưu 1 năm trước-PV) cũng đã phải kiểm điểm với thành phố. Sau khi có kết luận thanh tra, lãnh đạo huyện đã tiếp thu, kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc. Rõ ràng, chúng tôi đã có lỗi trong thực hiện Chỉ thị 1792 của Thủ tướng, có hạn chế trong xác định nguồn vốn cho dự án không chính xác. Chúng tôi đã có báo cáo giải trình với thành phố đề ra biện pháp khắc phục và cũng không để xảy ra tại nhiều công trình khác, sớm đưa nhà hát vào sử dụng, tránh lãng phí.
.
Vì sao tháng 10/2011 Thủ tướng ra Chỉ thị 1792 yêu cầu chỉ đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thì ngày 23/2/2012 huyện Đan Phượng vẫn tổ chức lễ khởi công dự án, thưa ông?
Lúc đó chúng tôi nghĩ là sẽ bố trí được nguồn vốn, nhưng thị trường bất động sản lại xuống quá, tiền không thu được. Khi đó chúng tôi cũng đã chỉ đạo dừng đầu tư nhiều dự án khác, trong đó có cả dự án xây dựng trụ sở UBND huyện để ưu tiên các công trình phục vụ
dân sinh.
Thưa ông, nhà hát được đầu tư lên tới hơn 117 tỷ đồng, quy mô lên tới 10 nghìn m2 này sẽ đáp ứng nhu cầu gì của địa phương?
Bây giờ huyện tổ chức hội nghị làm gì có chỗ nào đâu. Ngoài ra là các đoàn văn nghệ về biểu diễn, tuyên truyền theo kế hoạch của thành phố hằng năm. Các hoạt động này mỗi năm thành phố giao 15 buổi. Nhà hát còn phục vụ văn nghệ các ngày lễ tết, ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh.
Với một nhà hát quy mô lớn như vậy mà chỉ phục vụ mấy chục buổi biểu diễn văn nghệ và chính trị của huyện mỗi năm, ông thấy có lãng phí không?
Nhà hát huyện Đan Phượng đầu tư 117,4 tỷ đồng “đắp chiếu” gây lãng phí. Ảnh: Hà Anh
Bây giờ tôi thấy lúc đầu đặt tên công trình này là nhà hát thì không đúng! Chúng tôi đang giao các bộ phận chức năng phải lập kế hoạch để khai thác hiệu quả công trình như đưa vào đó các hoạt động cho thanh thiếu nhi, đào tạo các kỹ năng mềm, các môn năng khiếu cho các cháu. Chúng tôi dự kiến sẽ đổi tên nhà hát thành cung thiếu nhi!
Để công trình trăm tỷ đồng “đắp chiếu” gây lãng phí, nợ công thì việc xử lý trách nhiệm của cán bộ đã được thực hiện ra sao, thưa ông?
Chúng tôi đã báo cáo thành phố, các cán bộ liên quan đã phải kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc. Ngay cả đồng chí Hạnh, Chủ tịch UBND huyện khi đó (ông Đinh Hữu Hạnh, đã nghỉ hưu 1 năm trước-PV) cũng đã phải kiểm điểm với thành phố. Sau khi có kết luận thanh tra, lãnh đạo huyện đã tiếp thu, kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc. Rõ ràng, chúng tôi đã có lỗi trong thực hiện Chỉ thị 1792 của Thủ tướng, có hạn chế trong xác định nguồn vốn cho dự án không chính xác. Chúng tôi đã có báo cáo giải trình với thành phố đề ra biện pháp khắc phục và cũng không để xảy ra tại nhiều công trình khác, sớm đưa nhà hát vào sử dụng, tránh lãng phí.
.
Liên quan đến những vi phạm thủ tục đầu tư, khảo sát, thiết kế công trình làm tăng tới 30% (gần 5 tỷ đồng) vốn đầu tư dự án xây dựng trường THCS Chuyên Mỹ và gây lãng phí ngân sách gần 900 triệu đồng trong xây dựng tuyến đường Tân Dân-Đại Thắng, đại diện UBND huyện Phú Xuyên cho biết đã chấm dứt không cho công ty tư vấn thiết kế năng lực yếu tham gia các dự án của huyện. Tuy nhiên, về cán bộ liên quan thì… chưa xử lý ai!
Các địa phương xây không biết bao nhiêu trụ sở UB, Đảng ủy thật hoành tráng; xây biết bao nhiêu "chợ quan" để xóa chợ dân; xây nhà hát rồi tùy tiện chuyển thành "cung thiếu nhi", xây bao nhiêu công trình, trùng tu này nọ... chẳng qua cũng là bầy cỗ ra để xà xẻo là chính. Sống chết mặc bay, tiền quan bỏ túi, hạ cánh an toàn. Cùng lắm lại "Kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc"!
Trả lờiXóaNghe cái câu : kiểm điểm sâu sắc mà ghét . sâu sắc cái con mẹ gì ?
Trả lờiXóaNhà hát ngàn chỗ,sân vận động máy ngàn chỗ,trụ sở hoành tráng....được các huyện xây dựng vô tư chỉ phục vụ năm vài buổi.Điều đó thể hiện việc quản lý ngân sách ở nước ta hết sức lỏng lẻo,tùy tiện.Xây xong không sử dụng lại nói chuyện chuyển đổi công năng thể hiện sự ngu dốt của lãnh đạo,bởi vì chức năng mỗi công trình mỗi khách,chuyển đổi công năng khác gì phải phá đi làm lại. Và cuối cùng,tại sao trên cấm dưới vẫn xây : đó là lại quả trong đầu tư công, không dưới 30 % giá trị đầu tư và cuối cùng là nếu sai phạm bị phát hiện cũng chẵng hề gì(khi mà rất "khó" bị phát hiện...)
Trả lờiXóaKiểm điểm rồi kiểm điểm sâu sắc là cái gì nếu không phải là viết và đọc một bản tự nhận thấy khuyết điểm tại một buổi họp nội bộ các chúng ta rồi thôi. Chẳng bị xử lý hình sự, bồi thường thiệt hại, mất chức về vườn gì sất! Vì vậy mới có chuyện Ô nguyên Tổng thanh tra Nhà nước Trần văn Truyền bị bắt quả tang tham ô nhà đất khi đang còn đương chức. Ô Truyền chẳng hề chi ngoài việc phải kiểm điểm sâu sắc và hứa rút kinh nghiệm không tái phạm cho dù ông đã về hưu!
Trả lờiXóaCách xử lý rất nhẹ nhàng đối với các quan chức đầy sai phạm của VN có lẻ cũng là câu trả lời cho việc vì sao mấy chục năm rồi nổ lực mà nước ta vẫn đói nghèo lạc hậu, tham nhũng tràn lan không thuốc chữa?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: Thì bà con cũng phải để cho tôi kiếm chác chút đỉnh chứ, còn việc sau khi xây xong nó có phát huy tác dụng hay không thì...chưa biết!
Trả lờiXóaKhông có dự án thì cán bộ cạp đất (cứt - nhầm cát) mà ăn à?
Trả lờiXóaMột đám quan chức đảng viên cs sâu dân mọt nước, chỉ biết tạo dự án bằng tiền chung, để kiếm tiền bỏ túi riêng. Chẳng còn người dân nào tin vào lời lẽ ngụy biện của bọn này. Chúng mày chết đi cho dân tình va đất nước được bình yên.
Trả lờiXóaÔng ta đã bị "rút kinh nghiệm sâu sắc" rồi
Trả lờiXóaCủng như ông Truyền đã nhận quyết định "cảnh cáo" rồi
Lão tổng : "phen này khối anh sợ nhé"
Nhiều đảng viên bây giờ củng mơ ước "được" kỉ luật như thế