Giáo sư hôn hoa hậu thế nào thì chuẩn?
Báo Dân Trí
Thứ Năm, 26/02/2015 - 15:17
Cái hôn của vị giáo sư lớn tuổi lên má của cô hoa hậu trẻ trung gây xôn xao dư luận, với những phản ứng trái chiều trong cộng đồng mạng.
Có những ý kiến đây là nụ hôn của người lớn tuổi dành cho bậc con cháu nên không nên đánh giá theo xu hướng dung tục. Phần nhiều cho rằng giáo sư hôn chưa đúng cách.
Vậy nếu muốn hôn “chuẩn” - là nói về nụ hôn xã giao, thì chúng ta phải làm thế nào?
Báo Dân Trí
Thứ Năm, 26/02/2015 - 15:17
Cái hôn của vị giáo sư lớn tuổi lên má của cô hoa hậu trẻ trung gây xôn xao dư luận, với những phản ứng trái chiều trong cộng đồng mạng.
Có những ý kiến đây là nụ hôn của người lớn tuổi dành cho bậc con cháu nên không nên đánh giá theo xu hướng dung tục. Phần nhiều cho rằng giáo sư hôn chưa đúng cách.
Vậy nếu muốn hôn “chuẩn” - là nói về nụ hôn xã giao, thì chúng ta phải làm thế nào?
Hôn trên trán là thể hiện sự bao dung. Vì vậy, hôn trán trong các trường hợp:
Cha mẹ hôn con cái, anh hôn em, người lớn tuổi hôn người ít tuổi...
Cha mẹ hôn con cái, anh hôn em, người lớn tuổi hôn người ít tuổi...
Nụ hôn bắt nguồn từ đâu?
Đề tài khoa học “Các hình thức chào trên thế giới” của nhóm sinh viên Đặng Hà Vân, Hoàng Hải Vân, Nguyễn Trà My, Trần Thị Hương Giang, K48 - Quốc tế học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia HN) đã đưa ra những con số thống kê thú vị.
Trong phạm vi 130 nước để nghiên cứu, kết quả là 92 nước dùng hình thức bắt tay; 74 nước dùng hình thức hôn, trong đó 65 nước dùng kiểu hôn má, 5 nước dùng kiểu hôn 1 lần, 17 nước dùng kiểu hôn 3 lần, 10 nước dùng kiểu hôn gió; 27 nước dùng hình thức ôm; 44 nước dùng hình thức cúi chào; 4 nước dùng hình thức chắp tay cúi chào; 8 nước dùng hình thức gật đầu.
Rất nhiều nước kết hợp các hình thức trên với nhau khi chào.
Cũng theo nhóm sinh viên này, thì “Theo các nhà nhân loại học thì “nụ hôn” bắt nguồn từ tục lệ gọi là “mớm”. “Mớm” là hành động của người lớn (thường là người mẹ) nhai và chuyển thức ăn nhuyễn từ miệng mình sang miệng đứa trẻ sơ sinh hoặc trẻ con. Thật dễ dàng để hình dung “mớm” chính là nguồn gốc hình thành “nụ hôn”” .
Nhóm sinh viên này định nghĩa “Hôn là áp môi hoặc mũi vào để tỏ lòng yêu thương quý mến. Những người bạn thân hoăc họ hàng thường chào nhau bằng hình thức này”.
Nụ hôn có ý nghĩa khác nhau với những đối tượng khác nhau.
Nụ hôn giữa bố mẹ và con cái: Đây là nụ hôn nhẹ và nhanh, thể hiện tình yêu thương trong gia đình. Nhưng cử chỉ này sẽ dễ bị hiểu sai nếu hôn quá lâu và mạnh.
Hôn bạn bè và người thân trong gia đình: Đó là một nụ hôn nhanh lên má hoặc môi của các thành viên trong gia đình để bày tỏ tình cảm, sự yêu mến.
Nụ hôn xã giao: Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu giữa những người đứng đầu Nhà nước hoặc các tổ chức (thường hôn vào mỗi bên má). Đây là một hình thức ngoại giao.
Nụ hôn tình yêu: Đây là nụ hôn thể hiện tình yêu nam nữ.
Hôn xã giao thế nào cho “chuẩn”
Nhóm sinh viên đã tìm hiểu được có khoảng 65 nước dùng kiểu “hôn má” để chào nhau trong giao tiếp, trong đó có khoảng 5 nước hôn 1 lần (Xứ Wales, bạn thân là phụ nữ với nhau thường hôn nhẹ lên má một lần khi chào. Phụ nữ Anh chỉ được hôn lên má duy nhất một lần bởi một người đàn ông hay một người phụ nữ khác khi chào), 17 nước hôn 3 lần (Luxembourg, Pháp, Bỉ, Afghannistan…), 10 nước hôn gió (Eritrea, Camerun, Uruguay, Brazil…), trong đó có rất nhiều nước mà thực tế của những nụ hôn đó là sự chạm má và hôn gió.
Đặc biệt, ở Ai Cập, sau một thời gian dài không gặp nhau người ta có thể hôn chào rất nhiều lần, đôi khi kết thúc việc chào hỏi đó bằng cách hôn lên trán.
Trên trang web của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp có chỉ dẫn
về cách giao tiếp với người Pháp:
về cách giao tiếp với người Pháp:
“Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi các nhà chính trị muốn thu hút sự chú ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó”.
Trên các trang web của một số công ty tư vấn du học Mỹ đều có chỉ dẫn về cách thức giao tiếp của người Mỹ.
“Ở Hoa Kỳ, bắt tay là một cách chào phổ biến. Bạn có thể bắt tay cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn ông với đàn bà hoặc đàn bà với đàn bà chào nhau bằng cách ôm, và thậm chí cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngoài ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau”.
Trong bài viết “Phép lịch sự xã giao” đăng trên trang web của Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng nêu rõ:
“Đối với người thân quen thì có thể ôm hôn, song thực ra chỉ chạm má. Tuy nhiên, cũng tuỳ cử chỉ của khách, nếu khách có dấu hiệu thân mật muốn ôm hôn (ví dụ, khi trông thấy ta thì mở rộng cánh tay tiến nhanh đến) thì hãy ôm hôn. Với phụ nữ lại càng cẩn thận hơn. Có người (ví dụ: Mỹ La-tinh) vừa ôm vừa vỗ lưng, có người (như người Nga) hôn 3 lần”…
Ngoài ra còn có sự kết hợp lẫn nhau giữa những hình thức chào khác nhau. Ở Eritrea, vùng thành thị, bạn bè và người thân không chỉ bắt tay nhau mà còn hôn gió 3 lần trong khi chạm má. Ở Ai Cập, bạn bè cùng giới nhìn chung thường bắt tay và hôn lên hai má, trước là má phải sau là má trái. Ở Panama, phụ nữ chào nhau, có khi là nam nữ chào nhau bằng cách: bắt tay (nắm chặt tay nhau), đồng thời ngả người về phía trước và trao cho nhau nụ hôn vào má. Người Maori ở New Zealand thường chào nhau bằng phong tục “hongi” - chạm mũi vào nhau với đôi mắt nhắm và mồm phát ra những tiếng nhỏ ”mm-mm”…
Hình thức ôm
Để chào nhau người dân ở một số nước còn có hình thức ôm (27 nước). Ôm là vòng hai tay qua để giữ sát vào lòng, vào người. Cũng giống như hôn, hình thức ôm cũng thường dành riêng cho những người bạn thân và những người họ hàng chào nhau. Đặc biệt, ở Luxembourg, đối với những người phụ nữ là bạn thân của nhau, đôi khi họ còn ôm nhau 3 lần khi chào.
Hai hình thức ôm và hôn thường đi cùng với nhau. Ôm và hôn thường chỉ dành riêng đối với phụ nữ, bạn bè, người thân, ở vùng thành thị và đôi khi ở một số nước như Pháp, Italia, Panama...
Đề tài khoa học “Các hình thức chào trên thế giới”
Theo Phương Chi
Vietnamnet
Vietnamnet
Đề tài khoa học này chưa đề cập: Nụ hôn giữa cựu Tổng Bí thư đảng CS Liên Xô Leonid Brezhnev và nhà lãnh đạo lâu năm của Đảng CS Đức Eric Honecker.
Trả lờiXóaKiến nghị bổ sung nụ hôn của cụ Khiêu với HH Kỳ Duyên.
cụ Khiêu và cái cô Duyên kia là người nước "lào"? mà hôn kiểu ni
XóaNƯỚC 'LÀO" THÌ CŨNG CÓ HÔN
XóaKHÁC NHAU LÂU CHÓNG Ở TRÊN MÁ ĐẦU ?
CÓ ĐIỀU TRÔNG NÓ TỰ NHIÊN
MỘT NIỀM VUI SÁNG DỊU HIỀN TỎA RA
NỤ HÔN DIỄN TẢ LÒNG TA
NẾU VÔ TƯ CHẲNG SỢ "CHOA" NÀO BÌNH !
Nói thật lòng thì tấm ảnh đầu trông rất nhớp nhúa!
Trả lờiXóaKhỏi phân tích dài dòng!
Bạn hãy phân tích cụ thể cho ACE đọc, phán đại xì ngầu thế thì ai hiểu được...
XóaNếu Phương Nam không có cảm giác ấy, mình phân tích cũng bằng thừa.
XóaCũng có cảm giác... kinh dị!
XóaTrường hợp cụ Vũ Khiêu, nụ hôn thế này là chuẩn nhất: Hai tay cụ chống lên ba toong, má áp vào má cô HH, hoặc đặt nhẹ môi lên trán cô. Như vậy thì thiên hạ sẽ im re!
Trả lờiXóaThằng nào con nào giỏi chày giỏi cối thì vào đây mà mồm loa mép giải này.
Trả lờiXóaNó là một đề tài khoa học nghiêm chỉnh đấy,
lại đăng trên báo Dân Trí báo lề phải đấy.
Công An Nhân Dân với Đất Việt với Người Lao Động có còn to còi nữa không
hay là chỉ được cái cả vú lấp miệng em
nhưng em này nó cai sữa rồi nhé.
Đợi đến sau mừng thọ 100 nó mới bú lại.
Ai ơi đừng cậy vú to
Em không thèm bú để cho thằng già
Thằng già đương đại quốc gia
Vừa mới trăm tuổi hãy là còn non.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaDân Trí củng muốn chỉ trích ông Khiêu nhưng sợ ban tuyên giáo nên phải nói vòng vo.Tóm lại là chẳng có kiểu hôn xã giao nào mà tất cả các bộ phận cơ thể lại hoạt động hết "công suất" như vậy cả.Rõ ràng là một kiểu hôn của tính dục
Trả lờiXóaVũ Khiêu ơi hỡi Vũ Khiêu/Trăm năm mà vẫn làm điều lầy thây
Trả lờiXóaKiểu hôn của cụ GS Vũ Khiêu với HH Kỳ Duyên là kiểu hôn gỡ gạc chẳng qui vào kiểu sách vở nào ! Cụ là bậc danh giá, lại là quốc sư đương đại cụ dư biết đối với đàn bà con gái phải cư xử thế nào cho đúng mực . Đàng này cụ bất chấp tất cả , ôm hôn con gái đẹp ( HH Kỳ Duyên ) mà cứ như kiểu mèo vớ được cá ngon !
Trả lờiXóaTại sao lại phải dậy cụ Vũ Khiêu hôn đúng cách. Báo chí đang tôn cụ là nhà nghiên cứu, nhà học giả, nhà văn hóa lớn, triết gia cách mạng...cụ có cả trăm năm kinh nghiệm sống, hơn tám chục năm nghiên cứu văn hóa đông tây. Cụ cứ hôn theo kiểu của cụ đấy. Còn quan sát kỹ sắc thái tình cảm của cô HH khi "được hoặc bị cu. hôn", tôi nghĩ rằng cô ta có vẻ gê gê nụ hôn say đắm đó. Công mới của cụ Vũ khiêu là làm cho công chúng chú ý tới một đề tài nghiên cứu văn hóa về HÔN. Cụ đúng là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới !
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaOng Vu-Khieu phai nho' rang Co Hoa-hau Ky-Duyen la mot nguoi khach va lan dau-tien den tham-vieng, phep-tac' va xa-giao phai giu cho dung-dan'...Khong ai chap-nhan hinh-anh gan` nhu so-sang` nay! Khong the vin vao tuoi gia de nguy-bien !
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaCái hôn của cụ Khiêu (vừa hôn vừa hít) là HÔN LÃO (lão già làm bậy)
Trả lờiXóaThông cảm nhé,mấy khi có cơ hội,hơn nữa chắc quỹ thời gian không cho phép,nên tranh thủ gỡ gạc tý chút dối già.Tễu và quý vị tạo cho già này chút cơ hội.
Trả lờiXóaCái hôn khác với cách hôn. Hôn kiểu này thì trong đầu cụ nghĩ gì nhỉ?
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNghiến ngáu bầm vập như thế thì ở văn hoá Việt Nam mình chỉ có người mẹ ôm hôn con nhỏ, kiểu như đi đâu lâu về lại với con. Riêng đã là nhà nho thì không có tục hôn hít. Còn ở Tây thì ví như ông chủ Playboy ôm hôn các cô người mẫu của mình như thế cũng là thường. Người đạo mạo, mô phạm, khả kính thì cái gọi là hôn thực ra chỉ là chạm má nhẹ đáp lễ mà thôi. Thân nữa thì ôm (hug) nhưng cũng không ghì chặt má đối tượng như ông Khiêu. Ai bảo là người Việt có văn hoá hôn hít như ông Khiêu là nói lấy được, bất chấp thực tế cuộc sống. Trước nay chỉ có một người làm được điều đó một cách tự nhiên đó là cụ Hồ. Bởi vì cụ đã sống ở phương Tây nhiều năm và quen với văn hoá của họ. So sánh hai cung cách thì thấy ông Khiêu chỉ là kẻ học đòi rất kệch cỡm mà thôi.
Trả lờiXóaHon xa giao khong ai tay ghi ma va om eo nhu the.
Trả lờiXóaỞ ta có nhiều cái "được" lắm nha: Nói lấy được, làm lầy được,... cụ Khiêu mới sáng tạo ra thêm cái được là HÔN LẤY ĐƯỢC. Cũng khen cụ là còn cứng ra phết.
Trả lờiXóaTội nghiệp con bé. Ham hố chi cái danh hão mà đến thăm viếng cái cụ già háo danh.
Báo lề phải đã cải chính là " THƠM" chứ không phải hôn rồi mà.
Trả lờiXóaKhi nhìn kỹ bức ảnh Cụ VK hôn cô hoa hậu KD ta thấy có sự gượng cười và một chút sợ hãi lộ trên khuôn mặt của cô .Bởi vì nụ hôn xã giao khi gặp lần đầu mà lại không thân quen thì không ai ngấu nghiến và ghì chặt cô ta hôn như thế cả .
Trả lờiXóa