Mặc dù chính quyền từ trung ương đến các địa phương dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam đều muốn người dân quên đi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do đảng Cộng sản Trung Quốc phát động tháng 2 năm 1979, quên đi xương máu của 6 vạn đồng bào và chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc đầy bi tráng mùa Xuân năm 79, nhưng các nhân sĩ trí thức và nhân dân khắp nơi, từ Hà Nội, Lào Cai, Bắc Giang, Đà Nẵng, Sài Gòn đã lặng lẽ đến các đài tưởng niệm, đài liệt sĩ để dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ đến những người con đất Việt đã bỏ mình vì Tổ Quốc.
Ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, những người đi dâng hương, dâng hoa tưởng niệm đều có các lực lượng an ninh kiểm soát gắt gao, nhiều lúc khá thô bạo. Riêng Hà Nội, sau khi đoàn viếng rời nghĩa trang Nhổn còn bị đuổi theo dứng xe hạch xách vô lối.
Từ Sài Gòn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết:
.
9 giờ sáng ngày 17.2.2015, gần 50 người là thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, No U Sài Gòn và các nhân sĩ trí thức đã tập trung về chân tượng đài Đức ngài Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn để dâng hoa và thắp nhang tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong các trận chiến bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược Tàu Cộng. Tại đây, Giáo sư Tương Lai đã ứng khẩu đọc một bài phát biểu hùng hồn và xúc động nói lên lòng biết ơn của mọi người trước sự hy sinh của các chiến sĩ ở Hoàng Sa, biên giới phía Bắc và Gạc Ma. Ông cũng nhấn mạnh đến quyết tâm không thể nào lay chuyển của toàn dân Việt Nam trong cuộc chiến chống quân Tàu cộng xâm lược.
.
.
Nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải kéo nhạc Hồn Tử Sĩ để dâng lên anh linh
những liệt sĩ anh hùng đã bỏ mình vì Tổ Quốc
Tại Bắc Giang:
.
Luật sư Hà Huy Sơn lặng lẽ một mình đến đài Liệt sĩ của TP Bắc Giang để tưởng nhớ các anh hùn liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc mùa Xuân năm 1979.
Luật sư Hà Huy Sơn lặng lẽ một mình đến đài Liệt sĩ của TP Bắc Giang để tưởng nhớ các anh hùn liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc mùa Xuân năm 1979.
Tại Hà Nội:
.
Sáng 17-2-2015 các nhà văn nhà thơ, nghệ sĩ, nhà giáo, các nhà doanh nghiệp, blogger và các nhà hoạt động đã đến Nghĩa trang Nhổn -Từ Liêm để dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sĩ trong chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979:
Sáng 17-2-2015 các nhà văn nhà thơ, nghệ sĩ, nhà giáo, các nhà doanh nghiệp, blogger và các nhà hoạt động đã đến Nghĩa trang Nhổn -Từ Liêm để dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sĩ trong chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979:
Gần gũi bên các anh, đã "thành đồng đội chung câu quân hành"
.
Nhà văn Phạm Thành, tác giả tiểu thuyết "Cò hồn xã nghĩa"
Liberty Mê Linh viết:
NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN!!!
"Anh tôi hi sinh tại biên giới phía Bắc năm 1979 không được coi là liệt sĩ". Đứng trước một ngôi mộ, người đàn ông đến thắp nhang tại nghĩa trang liệt sĩ sáng nay, 17/2 nói gần như khóc với chúng tôi. Anh kể rằng cách đây khoảng 5 năm, phường thông báo các gia đình liệt sĩ đến nhận 5 triệu đồng tiền nhang khói. Khi gia đình anh đến thì bị từ chối với lời giải thích: "Không thấy chính quyền nhắc đến. Những người hi sinh ở biên giới phía Bắc không có trong danh sách này".
Sáng nay chúng tôi đến thắp nhang, đặt hoa, và dán biểu ngữ với hình ảnh hoa sim cùng dòng chữ NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN lên từng ngôi mộ liệt sĩ tại nghĩa trang thành phố Hà Nội. Trước đó, khi đứng căng biểu ngữ lớn với cùng nội dung trên thì chúng tôi bị bảo vệ nghĩa trang xông vào ngăn cấm, có sự chứng kiến của một số người thân liệt sĩ cũng đến thắp nhang, nên tôi nghĩ họ có thể e ngại khi chúng tôi dán biểu ngữ lên phần mộ của người thân họ. Nhưng không, tôi đã chứng kiến sự xúc động thể hiện trên gương mặt của họ, họ còn cẩn thận lau đi lau lại cho thật sạch phần sẽ dán biểu ngữ trước khi chúng tôi tiến đến ngôi mộ.
Khi chúng tôi ra về thì một người tần ngần gọi lại: "Mộ của anh tôi chưa có cái biểu ngữ". Rồi anh ấy phân trần rằng ngôi mộ tuy nằm cách biệt nhưng người trong mộ cũng hi sinh ở biên giới phía Bắc vào ngày này. Và trên đây là câu chuyện của người đàn ông ấy.
Sự vinh danh và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ là cần thiết, chỉ có chính quyền tay sai cho giặc thì mới cố tình quên đi nghĩa vụ ấy.
Họ cố tình quên, nhưng NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN!
"Anh tôi hi sinh tại biên giới phía Bắc năm 1979 không được coi là liệt sĩ". Đứng trước một ngôi mộ, người đàn ông đến thắp nhang tại nghĩa trang liệt sĩ sáng nay, 17/2 nói gần như khóc với chúng tôi. Anh kể rằng cách đây khoảng 5 năm, phường thông báo các gia đình liệt sĩ đến nhận 5 triệu đồng tiền nhang khói. Khi gia đình anh đến thì bị từ chối với lời giải thích: "Không thấy chính quyền nhắc đến. Những người hi sinh ở biên giới phía Bắc không có trong danh sách này".
Sáng nay chúng tôi đến thắp nhang, đặt hoa, và dán biểu ngữ với hình ảnh hoa sim cùng dòng chữ NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN lên từng ngôi mộ liệt sĩ tại nghĩa trang thành phố Hà Nội. Trước đó, khi đứng căng biểu ngữ lớn với cùng nội dung trên thì chúng tôi bị bảo vệ nghĩa trang xông vào ngăn cấm, có sự chứng kiến của một số người thân liệt sĩ cũng đến thắp nhang, nên tôi nghĩ họ có thể e ngại khi chúng tôi dán biểu ngữ lên phần mộ của người thân họ. Nhưng không, tôi đã chứng kiến sự xúc động thể hiện trên gương mặt của họ, họ còn cẩn thận lau đi lau lại cho thật sạch phần sẽ dán biểu ngữ trước khi chúng tôi tiến đến ngôi mộ.
Khi chúng tôi ra về thì một người tần ngần gọi lại: "Mộ của anh tôi chưa có cái biểu ngữ". Rồi anh ấy phân trần rằng ngôi mộ tuy nằm cách biệt nhưng người trong mộ cũng hi sinh ở biên giới phía Bắc vào ngày này. Và trên đây là câu chuyện của người đàn ông ấy.
Sự vinh danh và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ là cần thiết, chỉ có chính quyền tay sai cho giặc thì mới cố tình quên đi nghĩa vụ ấy.
Họ cố tình quên, nhưng NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN!
Tại TP Vũng Tàu:
.
Nhà văn dịch giả Phạm Nguyên Trường cùng bạn bè đã tới Đài Liệt sĩ thành phố dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc, chống bành trướng Bắc Kinh.
.
Nhà văn dịch giả Phạm Nguyên Trường cùng bạn bè đã tới Đài Liệt sĩ thành phố dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc, chống bành trướng Bắc Kinh.
.
Tễu Blog tổng hợp từ các FB Huynh Ngoc Chenh,
Ha Thanh, Pham Nguyen Truong....
Chỉ mong đồng bào và các liệt sĩ sống khôn chết thiêng trở về vật chết bọn hán gian,tay sai trung cộng,bọn tham quan vô lại đang đè nén áp bức đồng bào,cướp của nhân dân,đất nước làm giàu cho cá nhân,đồng bọn...
Trả lờiXóaThành kính nghiêng mình trước anh linh của các anh hùng tử sĩ đã ngả mình cho đất nước tồn sinh !
Trả lờiXóahttp://bongbvt.blogspot.com/2013/01/nhung-bong-man-hau.html
Trả lờiXóaAnonymous07:34 Ngày 16 tháng 01 năm 2013
Cam ơn anh Lê Văn Khương đã tìm tới nhà báo mà cũng là đồng đội kể lại câu chuyện trên. Còn bao nhiêu chiến sỹ như những cô gái thông tin đó nữa, người ta đã cố lờ đi để vun đắp cho mối tình hữu nghị Việt Trung? Tôi cũng là một người linh tham gia chiến đấu ở Khánh Khê 1979, tôi cảm thấy bị phản bội. Xương máu của chúng tôi đổ xuống cho họ, con cháu họ ngồi mát ăn bát vàng còn chỉ tay năm ngón bắt chúng tôi còng lưng quanh năm. Bọn chúng không chỉ hèn mà khốn nạn, rúc đầu vào đít giặc hại dân, đáng lên án hơn cà Lê Chiêu Thống. Cám ơn anh Minh Diện Bùi Văn Bồng (Tôi Vũ Văn Hưng, Đô Lương, Nghệ An, nguyên thượng sỹ Sư đoàn 3 Sao Vàng)
Anonymous18:13 Ngày 20 tháng 01 năm 2013
Chào anh Vũ Văn Hưng,anh là lớp cán bộ chiến sĩ đã trực tiếp chiến đấu,trong cuộc chiến chống lại sự sâm lược chớp nhoáng của quân bành trướng Trung Quốc vào nước ta.Lần thứ nhất vào ngày 17 tháng 2 năm 1979,Khánh Khê nơi đã từng nổ ra cuộc chiến quyết liệt của các anh nhằm ngăn chặn lũ sâm lược phương bắc.Dấu ấn không thể phai trong tôi,không phải là tấm bia nhỏ ghi lại diễn biến ngày lịch sử đó được dựng ở bờ bắc của cầu Khánh Khê.Mà là trong từng lớp sỏi đá vụn do trái phá hủy họai,bên bờ nam cầu Khánh khê,khi tôi từng làm nhiệm vụ ở đó.Mỗi lần bốc nắm cát,sỏi,đá vụn đó lên tay,người ta đều có thể thấy những mẩu kim loại xám đen hay đầu đạn bộ binh lẫn vào.....!
Tôi là Hồ Đăng Phú nguyên thượng sĩ trung đội trưởng thuộc đại đội 1 tiểu đoàn 1 trung đoàn 2 sư đoàn 3 SAO VÀNG,tham gia cuộc chiến lần 2 bảo vệ biên giới phía bắc.Cuộc chiến lần 2 kéo dài và dai dẳng xuốt những năm đầu 198x cho đến 1989,vô cùng ác liệt nhưng không có thông tin nên dân ta không thể nắm được.Bản thân đã cùng trung đoàn 2 F3 đã sang Hà Tuyên trực tiếp chiến đấu với quân thù từ sau tết 1985 cho đến 22 tháng 1 năm 1986.Bị thương và sức ép của đạn pháo nhiều lần.
Trong trang mạng
www.vnmilitaryhistory.net
ngày đang hội tụ được nhiều anh em từng tham gia trực tiếp chiến đấu,bảo vệ biên giới của tổ quốc lần 1 và lần 2 tham gia.Phần biên giới Lạng Sơn thời kỳ các anh trực tiếp chiến đấu,rất ít.Rất mong anh tham gia bổ xung,hầu mong có thêm tư liệu để lại cho lớp trẻ ngày sau được biết đến.
Chúc anh khỏe.
DPH
cảm ơn chủ blog
DPH
Bài viết trên của các anh nói đến những địa danh,chính là nơi tôi và đồng đội đã từng chiến đấu vào những năm 1985,1986.Núi đá xám thành vôi,núi đất xục lỏ như ruộng chiêm chũng,độ cao bị san,hạ do đạn pháo đổ xuống quá nhiều và quá dầy.
Phan Liên Khê09:27 Ngày 16 tháng 01 năm 2013
Trả lờiXóaCảm ơn các anh Lê Văn Khương, Minh Diện và Bùi Văn Bồng. Đọc bài viết trên, tôi càng cảm phục, tiếc thương năm cô gái trẻ, đồng đội của chúng ta bao nhiêu thì lại càng căm thù đến tím ruột bầm gan lũ giặc bành trướng dã man, khát máu bấy nhiêu. Bản chất xấu xa của chúng không hề thay đổi, bây giờ vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta.
Thế mà lại có kẻ cố tình quên đi những sự kiện như thế mà không biết nhục nhã, hổ thẹn, thật đáng căm giận. Đồng bào mình biết cả đấy, không chờ sau này lịch sử mới phán xét đâu.
Phan Liên Khê, thượng tá cựu chiến binh
Thật đáng buồn khi chả có cơ quan ban ngành nào công khai tưởng niệm. Chả có truyền thông chính thống nào thông tin về ngày này năm xưa. Ôi cái xã hội đảo điên, khốn nạn. Đau đớn, hổ thẹn, đáng khinh thay...
Trả lờiXóaXin phép tác giả cho phép tôi được đưa lại tin ảnh của bài này trên trang fb của tôi với mục đích để đừng ai vô tâm, vô cảm trước sự hi sinh của các anh.
Trung quốc đánh Hà tuyên
Trả lờiXóaSông nho quế gầm lên sóng bão
Súng trả lời với súng
Xác quân thù chồng chất biên cương
CCB chống Tàu F313-hà giang