Từ lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh:
Vì súc vật hay vì con người?
Nguyễn Quang Thân
Vì súc vật hay vì con người?
Nguyễn Quang Thân
Hội chém lợn ở làng Ném Thượng thuộc Bắc Ninh có từ lâu đời và đang gây tranh cãi vượt biên giới quốc gia.
Hội bị phản đối, bị đề nghị hủy bỏ vì có tính bạo lực quá đáng, gây phản cảm không chỉ với người nước ngoài mà cả với rất nhiều người trong nước.
Chém ngang xương một con vật nuôi trong nhà trước đông đảo người xem không phân biệt già trẻ trai gái, trong một ngày xuân vui vẻ, giữa không khí hòa bình chứ không phải chiến tranh, tất nhiên có máu phun trào, có tiếng kêu thét của con vật và cả người yếu bóng vía, quả thật chẳng có gì hay ho và gây phản cảm là dễ hiểu. Bởi vì, dù là một dân tộc biết ăn thịt chứ không phải trường chay, dù “nhân sát vật” là chuyện bình thường trong mọi quốc gia, nhưng cách giết con vật kiểu đó chẳng văn minh chút nào.
Nó gợi ta nhớ tới cái máy chém người vốn có từ những ngày đầu cách mạng Pháp 1789 và được thực dân Pháp đưa sang thuộc địa để gây khiếp sợ cho những người khởi nghĩa bản xứ. Nó được coi là biểu tượng của bạo quyền dã man và tàn khốc giống như cách giết người của IS (Nhà nước Hồi giáo tự xưng) gây phản ứng kinh hoàng hiện nay.
Giết một con lợn để ăn thịt, để cúng tế ở nhiều quốc gia là chuyện bình thường. Những lò mổ hiện đại ở châu Âu mỗi phút có thể đoạt mạng hàng trăm con lợn, con bò nhưng không ai nói gì vì con vật bị giết trong bóng tối, bị giết một cách êm thấm. Thông điệp có thể là “chúng ta ghét bạo lực, máu me, bất đắc dĩ phải giết chúng mà thôi”. Nhưng chém phăng con lợn bằng một vài nhát dao ngọt hơn cả máy chém giữa chốn đông người là không thể chấp nhận được. Dù nhân danh cái gì. Lễ hội. Truyền thống “anh hùng”. Truyền thống giết giặc. Không, cách giết ấy là không thể chấp nhận với thời hiện đại, văn minh. May là nó chỉ là hội của một làng chứ không phải cả nước. Đối xử văn minh với loài vật thực chất là để giáo dục nhân cách, vì con người. Có người phản đối nói, nếu không được “chém lợn” giữa chốn đông người thì còn gì là lễ hội?
Lễ hội thường có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm tuổi. Đó là một di sản văn hóa, khó thay đổi nhưng không thể nói là không thể thay đổi hoặc hủy bỏ. Người Pháp có câu “Autres temps, autres moeurs” (Thời nào thói ấy), mọi thứ nếu là sản phẩm của con người thì tất nhiên cũng sẽ thay đổi cùng với bản thân và nhận thức của con người. Xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, văn minh...” là gì nếu không là xem lại chính mình để tự thay đổi mà tự hoàn thiện. Người làng Ném Thượng sẽ dạy trẻ con biết yêu thương loài vật, yêu thương con người như thế nào nếu hàng năm vẫn hân hoan chém lợn giữa chốn đông người?
Bỏ một hội gây phản cảm để thảnh thơi hòa nhập thế giới văn minh thì đã sao?
Chém ngang xương một con vật nuôi trong nhà trước đông đảo người xem không phân biệt già trẻ trai gái, trong một ngày xuân vui vẻ, giữa không khí hòa bình chứ không phải chiến tranh, tất nhiên có máu phun trào, có tiếng kêu thét của con vật và cả người yếu bóng vía, quả thật chẳng có gì hay ho và gây phản cảm là dễ hiểu. Bởi vì, dù là một dân tộc biết ăn thịt chứ không phải trường chay, dù “nhân sát vật” là chuyện bình thường trong mọi quốc gia, nhưng cách giết con vật kiểu đó chẳng văn minh chút nào.
Nó gợi ta nhớ tới cái máy chém người vốn có từ những ngày đầu cách mạng Pháp 1789 và được thực dân Pháp đưa sang thuộc địa để gây khiếp sợ cho những người khởi nghĩa bản xứ. Nó được coi là biểu tượng của bạo quyền dã man và tàn khốc giống như cách giết người của IS (Nhà nước Hồi giáo tự xưng) gây phản ứng kinh hoàng hiện nay.
Giết một con lợn để ăn thịt, để cúng tế ở nhiều quốc gia là chuyện bình thường. Những lò mổ hiện đại ở châu Âu mỗi phút có thể đoạt mạng hàng trăm con lợn, con bò nhưng không ai nói gì vì con vật bị giết trong bóng tối, bị giết một cách êm thấm. Thông điệp có thể là “chúng ta ghét bạo lực, máu me, bất đắc dĩ phải giết chúng mà thôi”. Nhưng chém phăng con lợn bằng một vài nhát dao ngọt hơn cả máy chém giữa chốn đông người là không thể chấp nhận được. Dù nhân danh cái gì. Lễ hội. Truyền thống “anh hùng”. Truyền thống giết giặc. Không, cách giết ấy là không thể chấp nhận với thời hiện đại, văn minh. May là nó chỉ là hội của một làng chứ không phải cả nước. Đối xử văn minh với loài vật thực chất là để giáo dục nhân cách, vì con người. Có người phản đối nói, nếu không được “chém lợn” giữa chốn đông người thì còn gì là lễ hội?
Lễ hội thường có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm tuổi. Đó là một di sản văn hóa, khó thay đổi nhưng không thể nói là không thể thay đổi hoặc hủy bỏ. Người Pháp có câu “Autres temps, autres moeurs” (Thời nào thói ấy), mọi thứ nếu là sản phẩm của con người thì tất nhiên cũng sẽ thay đổi cùng với bản thân và nhận thức của con người. Xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, văn minh...” là gì nếu không là xem lại chính mình để tự thay đổi mà tự hoàn thiện. Người làng Ném Thượng sẽ dạy trẻ con biết yêu thương loài vật, yêu thương con người như thế nào nếu hàng năm vẫn hân hoan chém lợn giữa chốn đông người?
Bỏ một hội gây phản cảm để thảnh thơi hòa nhập thế giới văn minh thì đã sao?
.
Trên thế giới, nước nào cũng có việc giết động vật để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người nhưng theo tôi biết, ở hầu hết các nước phương Tây (văn minh), người ta tìm cách làm cho con vật chết ngay tức thì mà không để nó quằn quại, giẫy dụa, đau đớn như cảnh giết lợn, gà, chó bên ta.
Trả lờiXóaNhà văn Nguyễn Quang Thân hoàn toàn có lý .Lễ hội mong muội trong thời đại văn minh cần dẹp bỏ !
Trả lờiXóa