Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh lên tiếng
về tục “chém lợn”
Dân trí Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ năm 2013, lễ hội truyền thống tại làng Ném thượng đã không còn duy trì tục “chém lợn” mà chuyển thành lễ hội rước lợn, tế lễ theo nghi thức truyền thống.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 27/1, Tổ chức Động vật châu Á (AA) vừa phát động chiến dịch cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành luật chấm dứt Lễ hội chém lợn truyền thống tại làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Theo Tổ chức Động vật Châu Á, việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng. Đây là lễ hội tàn bạo, có những tác động tiêu cực đối với xã hội và đang bị lên án mạnh mẽ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh khẳng định, cách đây hai năm, tục “chém lợn” gây phản cảm đã không còn duy trì tại lễ hội truyền thống làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm (Tiên Du, Bắc Ninh).
.
Theo Tổ chức Động vật Châu Á, việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng. Đây là lễ hội tàn bạo, có những tác động tiêu cực đối với xã hội và đang bị lên án mạnh mẽ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh khẳng định, cách đây hai năm, tục “chém lợn” gây phản cảm đã không còn duy trì tại lễ hội truyền thống làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm (Tiên Du, Bắc Ninh).
.
Ông Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh
cho rằng đã bỏ tục "chém lợn" từ năm 2013.
cho rằng đã bỏ tục "chém lợn" từ năm 2013.
“Sau khi nhận được ý kiến của cộng đồng dân cư tại một số quốc gia trên thế giới biểu lộ không đồng cảm và đề nghị điều chỉnh tục "chém lợn" tại lễ hội làng Ném Thượng cho phù hợp với xã hội. Từ ngày 23/2/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có công văn 336 /UBND - VX gửi Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao về sự việc trên”, Ông Quỳnh cho biết.
Theo Công văn, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản chỉ đạo UBND Thành phố Bắc Ninh, các cấp chính quyền địa phương điều chỉnh nội dung trên. Theo đó, kể từ năm 2013, lễ hội Ném Thượng đã không thực hiện tục “chém lợn”. Tuy nhiên, việc rước, tế lễ vẫn thực hiện theo nghi lễ truyền thống.
Theo Công văn, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản chỉ đạo UBND Thành phố Bắc Ninh, các cấp chính quyền địa phương điều chỉnh nội dung trên. Theo đó, kể từ năm 2013, lễ hội Ném Thượng đã không thực hiện tục “chém lợn”. Tuy nhiên, việc rước, tế lễ vẫn thực hiện theo nghi lễ truyền thống.
Theo ông Quỳnh, trước đó, trong Công văn số 302/UBND- VX ngày 8/2/2013 gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Bắc Ninh và xã Khắc Niệm, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cũng đã chỉ rõ: Tục “chém lợn” tại lễ hội làng Ném Thượng được tổ chức vào ngày 5 Tết Nguyên đán hàng năm là lễ hội tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Trong thời gian qua, đông đảo cộng đồng dân cư, nhất là dân cư mạng, người dân của một số quốc gia trên Thế giới có biểu lộ không đồng cảm vì không phù hợp với xã hội. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo kể từ năm 2013, lễ hội làng Ném Thượng không tổ chức tục “chém lợn”. Giao UBND TP Bắc Ninh, UBND xã Khắc Niệm có trách nhiệm quán triệt và quản lí tốt hoạt động tại lễ hội trên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh. Đồng thời đề nghị các cơ quan ban ngành địa phương tuyên truyền để nhân dân địa phương thấy rõ, bỏ tục lệ chém lợn nói trên gây phản cảm trong xã hội.
Về phía Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, sau khi có dư luận nhiều chiều về tục lệ trên, ngày 28/10/2013, Sở này đã có công văn gửi tổ chức động vật châu Á - Animals Asia về việc xác thực thông tin lễ hội. Quan điểm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng đây là lễ hội truyền thống có từ xa xưa, nội dung và hình thức phù hợp với quy đinh hiện hành của Nhà nước (Nghị định 103 của Chính phủ, Thông tư 04 của Bộ VHTTDL và các quy định của địa phương về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội).
.
Về phía Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, sau khi có dư luận nhiều chiều về tục lệ trên, ngày 28/10/2013, Sở này đã có công văn gửi tổ chức động vật châu Á - Animals Asia về việc xác thực thông tin lễ hội. Quan điểm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng đây là lễ hội truyền thống có từ xa xưa, nội dung và hình thức phù hợp với quy đinh hiện hành của Nhà nước (Nghị định 103 của Chính phủ, Thông tư 04 của Bộ VHTTDL và các quy định của địa phương về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội).
.
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, từ năm 2013 địa phương
đã không thực hiện tục "chém lợn" gây phản cảm.
đã không thực hiện tục "chém lợn" gây phản cảm.
“Tuy nhiên, không nên duy trì nội dung “chém lợn” của lễ hội thôn Ném Thượng theo tục lệ vì đối với phần lớn người dân đây là hành vi phản cảm, không phù hợp với nhận thức chung của xã hội. Năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có công văn đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các tổ chức, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nhận thức, hành vi “chém lợn”.”
Qua tuyên truyền, vận động bước đầu nhân dân thôn Ném Thượng đã thay đổi việc chém lợn ở giữa sân đình trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách địa phương bằng việc sắp xếp một khu vực dành riêng để làm cỗ ngọc tế thánh. Ngoài những người đã được phân công nhiệm vụ giết mổ lợn và làm cỗ, tất cả người dân và du khách không được vào khu vực này.
Liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cũng xác nhận, đã chỉ đạo chuyển lễ hội “chém lợn” thành lễ hội “Rước lợn”, tại lễ hội không còn việc chém lợn mà chuyển sang cứa lợn ở nơi kín đáo sau đình. Còn việc rước lợn, tế lễ vẫn được thực hiện theo nghi lễ truyền thống.
Qua tuyên truyền, vận động bước đầu nhân dân thôn Ném Thượng đã thay đổi việc chém lợn ở giữa sân đình trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách địa phương bằng việc sắp xếp một khu vực dành riêng để làm cỗ ngọc tế thánh. Ngoài những người đã được phân công nhiệm vụ giết mổ lợn và làm cỗ, tất cả người dân và du khách không được vào khu vực này.
Liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cũng xác nhận, đã chỉ đạo chuyển lễ hội “chém lợn” thành lễ hội “Rước lợn”, tại lễ hội không còn việc chém lợn mà chuyển sang cứa lợn ở nơi kín đáo sau đình. Còn việc rước lợn, tế lễ vẫn được thực hiện theo nghi lễ truyền thống.
Đoàn Cường
Từ "chém lợn" chuyển sang "cứa lợn" thì có khác gì nhau? Cũng là hành hạ con vật quằn quại trong đau đớn trước khi chết, chỉ khác là làm "kín đáo" sau đình để che mắt thiên hạ.
Trả lờiXóaNhìn mặt ông này là biết rồi...
Trả lờiXóa