Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

BBC: HÔM NAY, ÔNG ĐINH LA THĂNG ĐÃ KỶ LUẬT HÀNG LOẠT CÁN BỘ

Ông Đinh La Thăng kỷ luật hàng loạt cán bộ

Vụ tai nạn xảy ra lúc bốn giờ sáng ngày 28/12/2014 theo truyền thông Việt Nam.

Một quan chức cao cấp trong Ban Quản lý Dự án Đường sắt trên cao ở Hà Nội đã bị 'đình chỉ công tác' sau khi xảy ra sự cố 'sập giàn giáo' trong lúc thi công công trình, theo truyền thông Việt Nam.

Ngày 28/12/2014, tờ Giao thông vận tải, cho hay ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông & Vận tải đã ra quyết định đình chỉ công tác với ông Nguyễn Văn Bảo, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án.

Đây là sự cố tai nạn thi công được cho là nghiêm trọng thứ hai xảy ra chỉ trong thời gian ngắn chừng hai tháng, ở cùng tuyến đường sắt trên cao đoạn Cát Linh - Hà Đông.

Lần trước hôm 06/11/2014, một thanh thép "bất ngờ rơi từ gầm cầu" đã làm chết một người và làm ba khách đi đường khác bị thương, tuy nhiên, ngay sau tai nạn, Bộ trưởng Đinh La Thăng vẫn đốc thúc việc thi công tiếp tục "làm cho đúng hạn" để sớm đưa công trình vào "khai thác thương mại."

Hiện chưa có thông tin về thương vong trong vụ tai nạn, nhưng Bộ Xây dựng cũng cho hay Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã cử quan chức giám định tới hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân và 'kiểm tra sự cố'.

Hôm Chủ Nhật, tờ báo của Bộ Giao thông & Vận tải dẫn lời Quyền Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án, ông Nguyễn Mạnh Hùng, nói:

"Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa yêu cầu đình chỉ Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý Dự án đường sắt Nguyễn Văn Bảo – người trực tiếp phụ trách dự án này để xem xét trách nhiệm trong việc để xảy ra sự cố sụt hệ thống sàn, đà giáo và bê tông xà mũ tại trụ H7 sáng nay."

Tờ báo cũng cho hay một Thứ trưởng Bộ Giao thông đã được cử xuống hiện trường và cho biết đánh giá ban đầu về nguyên nhân vụ tai nạn.

"Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, nguyên nhân ban đầu dẫn tới vụ việc có thể do giàn giáo bị dịch chuyển, khi đổ bê tông, giàn giáo mất khả năng chịu lực dẫn đến sập hệ thống sàn, đà giáo và sụt bê tông".

Tờ Vnexpress.net dẫn lời lãnh đạo Ban quản lý dự án và đại diện cơ quan giám định nhà nước nói về nguyên nhân:

"Nguyên nhân đang được điều tra và sẽ sớm có kết luận cuối cùng. Nhưng theo ghi nhận, có thể sai sót do một đà giáo bị sụt," quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án được dẫn lời cho biết.

"Kiểm tra và đánh giá sơ bộ cho thấy giáo chống để đổ bê tông xà mũ số 7 (H07) tại khu vực ga bến xe Hà Đông không đảm bảo an toàn dẫn đến bị sập," tờ báo mạng dẫn lời quan chức cho hay," Phó cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Chí Hiếu, cũng được trích dẫn nói.

Hôm Chủ nhật, tờ Xây dựng, trang báo điện tử thuộc Bộ Xây dựng cũng cho hay lãnh đạo Bộ này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã "yêu cầu khẩn trương kiểm tra sự cố sập giàn giáo tại Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông."

'Xử lý hàng loạt'

Đây là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thứ hai xảy ra trong vòng 2 tháng 
ở trên cùng một tuyến công trình.

Cũng hôm Chủ nhật, báo Vietnamnet.vn dẫn lời thứ trưởng này nói Bộ Giao thông Việt Nam cũng "đình chỉ hàng loạt cá nhân, đơn vị" liên đới trách nhiệm trong sự cố.

Tờ báo điện tử cho hay: "Thứ trưởng Bộ GVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đã đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý đường sắt vì để xảy ra sự cố sập gian giáo đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông sáng nay (28/12);

"Về xử lý trách nhiệm, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, ông Nguyễn Văn Bảo là người trực tiếp theo dõi và giám sát thi công nhưng đã để xảy ra sự cố sập giàn giáo này.

"Do vậy, trước mắt Bộ đã đình chỉ công tác đối với ông Bảo. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng quyết định đình chỉ hàng loạt đơn vị, cá nhân khác có liên quan."

Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông được trích lời nêu rõ Tổng thầu công trình sẽ phải chịu trách nhiệm:

"Tổng thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm chính và chịu mọi chi phí do sự cố gây ra đồng thời yêu cầu các đơn vị: Tổng thầu, Tư vấn giám sát, thầu phụ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý.”

Đối với các đơn vị liên đới khác như nhà tư vấn giám sát, nhà thầu phụ, Bộ Giao thông cũng đưa ra các hình thức xử lý kỷ luật liên đới trách nhiệm với một số tên tuổi, cá nhân được nêu đích danh:

"Bộ Giao thông & Vận tải nghiêm khắc phê bình cảnh cáo Tư vấn giám sát trưởng Diêm Chí Cương. Đình chỉ vô thời hạn đối với ông Tạ Trung Văn - Tư vấn giám sát phụ trách nhà ga Bến xe Hà Đông," tờ Vietnamnet.vn cho biết thêm.

"Nhà thầu phụ thi công là Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam (Vinacontech) là nhà thầu chịu trách nhiệm trực tiếp, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra biện pháp đình chỉ toàn bộ công tác thi công, tuyệt đối không cho tham gia thi công bất kỳ hạng mục nào khác của Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông."

Đây là lần thứ hai, trong vòng hai tháng, đã xảy ra sự cố tai nạn thi công trên cùng một tuyến Đường sắt Trên cao đoạn Cát Linh - Hà Đông.

Sáng hôm 06/11/2014, một vụ tai nạn đã xảy ra làm một người chết, ba người bị thương, khi một thanh thép "bất ngờ rơi từ dầm cầu" đang thi công trúng vào người đang lưu thông bằng xe máy trên đường, như phản ánh của tờ Vietnamplus.vn thuộc Thông tấn xã Việt Nam.

Lần trước, ngay sau tai nạn, Bộ trưởng Đinh La Thăng vẫn đốc thúc việc thi công công trình khi yêu cầu ' làm cho đúng hạn' tuyến vừa có tai nạn để kịp đưa vào 'khai thác thương mại," theo truyền thông Việt Nam.


8 nhận xét :

  1. Bộ trưởng nên kỷ luật những kẻ không có trách nhiệm với dân,không sợ kỷ luật hết thì lấy ai để làm việc,và không ngại ai"tâm tư".
    Chấn Phong

    Trả lờiXóa
  2. Quá nguy hiểm. Âu cũng là may vì sự cố xảy ra lúc thi công chứ đến lúc vận hành rồi mà có những sự cố tương tự thì sẽ vô cùng thảm họa. Hi vọng đây ko phải là phần nổi của tảng băng chìm.
    Việc cần làm bây giờ là đình chỉ toàn bộ hoạt động của dự án, tiến hành thanh tra kiểm tra một cách kĩ lưỡng về mặt kĩ thuật của tất cả các hạng mục đã hoàn thành.
    Ai mà biết được trong những phần đã hoàn thành có chứa quá nhiều lỗi kĩ thuật mà chỉ khi vận hành một thời gian nó mới thể hiện ra. Lúc đó thì quả là thảm họa.

    Trả lờiXóa
  3. ông Nguyễn Văn Bảo, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án.-kêu oan.
    Sao đạp thuỷ điện Đạ Dâng không thấy kỉ luật ai, lại cho do ông địa, nền đất kém ...vậy đường sắt trên cao phải là do "thời tiết kém" chứ sao lại mình tôi bị "đau". Thật lúc "vui" chia chác thì nhón tay vào/đến khi hoạn nạn thì nài thấy ai".
    Còn sau này lúc vận hành mới tai nạn thì nào kỉ luật ai? - "ông Trời" chắc?

    Trả lờiXóa
  4. Cứ tư vấn , giám sát, thi công kiểu này thì khi đưa công trình vào sử dụng về lâu về dài ai dám bảo đảm sẽ an toàn ? Lúc mà tiền thầy đã bỏ túi rồi, mọi người liên quan đều đã vắng bóng , còn ai chịu trách nhiệm nữa ?

    Trả lờiXóa
  5. Trong các vật dụng hàng ngày, phần lớn hàng Tàu chỉ dùng đến hết thời hạn bảo hành là trục trặc. Bấy giờ chủ nhân hoặc phải bỏ đi hoặc chịu đắt giá sửa lại để dùng.
    Than ôi! Con đường này mà cũng số phận như thế thì "trăm/ngàn dâu" đổ vào đầu THUẾ dân thôi!

    Trả lờiXóa
  6. Sập hầm Đạ dâng do Viện Nam kinh TQ thiết kế. Sập đà giáo ĐSTC do viện TK Bắc kinh TQ thiết kế. Sao trùng hợp vậy. Bộ GT cần nghiên cứu xem sao!

    Trả lờiXóa
  7. Khi đưa vào "xử zụng", không biết còn tai họa nào nữa đây? Lòng dạ nhân dân cảm thấy bất an quá!...

    Trả lờiXóa
  8. Không nhân những cơ hội này mà loại các nhà thầu TQ thì còn chờ cơ hội nào ?

    Trả lờiXóa