Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

TS. Nguyễn Thanh Giang: HỌ XỬ LÝ CỤ TRẦN LÂM RẤT TÀN NHẪN

Luật sư Trần Lâm qua đời ngày 13/11/2014 hưởng thọ 90 tuổi. 
 
'Họ xử lý cụ Trần Lâm rất tàn nhẫn'

BBC Tiếng Việt

Lễ tang của ông Trần Lâm không chỉ được tổ chức 'không tương xứng' mà chính quyền còn đối xử 'rất tàn nhẫn' đối với luật sư nhân quyền này, theo ý kiến của nhà hoạt động vì dân chủ từ Việt Nam.

Người ta chỉ dùng di ảnh cỡ 'nhỏ' và 'đề tên' người quá cố ở những vị trí 'không nổi bật', 'khó quan sát' trong đám tang cố luật sư Trần Lâm vốn được tổ chức tại một Nhà Tang lễ của hải quân ở thành phố Hải Phòng, theo phản ánh của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang.

Một số khách đến viếng đám tang của nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đã bị những người mà theo cáo buộc là các 'mật vụ', 'công an' của thành phố Hải Phòng 'giật ruy băng' cài trên vòng hoa viếng, và khi họ ra xe ô tô quay về, đã bị những người tình nghi là 'của chính quyền' này 'truy đuổi, hành hung', theo các nhân chứng tới viếng đám tang hôm thứ Bảy 15/11/2014.

Trước hết, hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC về Trần Lâm và đám tang của vị luật sư này:

"Luật sư Trần Lâm là một người rất đáng kính trọng, vì ông đã là người tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng, ông đã từng đi giảng dạy Chủ nghĩa Mác - Lênin, rồi ông làm Tòa án nhân dân tối cao, nhưng mà ông đã sớm nhận thức ra sai lầm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và suy thoái của Đảng Cộng sản.

"Cho nên ông đã gia nhập rất tích cực vào phong trào đấu tranh đòi dân chủ hóa xã hội Việt Nam. Bây giờ người ta có thể mời được nhiều luật sư để cãi cho các phiên tòa xử những người tù nhân lương tâm, nhưng cách đây khoảng 18 năm, thì cụ Trần Lâm là một trong hai luật sư dám đứng ra đầu tiên cãi cho các người tù nhân lương tâm... cãi cho Lê Hồng Hà và Hà Sỹ Phu..."

"Cho nên ông đã gia nhập rất tích cực vào phong trào đấu tranh đòi dân chủ hóa xã hội Việt Nam. Bây giờ người ta có thể mời được nhiều luật sư để cãi cho các phiên tòa xử những người tù nhân lương tâm, nhưng cách đây khoảng 18 năm, thì cụ Trần Lâm là một trong hai luật sư dám đứng ra đầu tiên cãi cho các người tù nhân lương tâm... cãi cho Lê Hồng Hà và Hà Sỹ Phu..." 
Nhưng tôi đi mãi, tôi hỏi anh em mãi, họ mới chỉ cho tôi được cái ảnh của cụ Trần Lâm, thì lại để dưới thấp và rất là nhỏ bé, đấy đã là cái cách họ xử lý cụ Trần Lâm (trong ảnh) rất là tàn nhẫn. 
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang 
Về đám tang của ông Trần Lâm, Tiến sỹ Thanh Giang cho biết thêm chi tiết:

"Chúng tôi đến nơi, thì 7 giờ rưỡi tối mới đến Nhà Tang lễ, thì thấy anh em phát hiện ra rằng công an, mật vụ rất là nhiều. Vào đến trong chỗ đám tang, thì thông thường, là chỗ nhà tang lễ, người ta phải có một cái băng ghi tên người quá cố rõ ràng, đầy đủ.

"Nhưng mà ở đây họ cố tình ghi tên chỉ nhỏ ở dưới và đặc biệt tấm ảnh của người quá cố đáng nhẽ phải đặt trên bàn thờ chính giữa và đủ để cho mọi người đến chiêm ngưỡng.

"Nhưng tôi đi mãi, tôi hỏi anh em mãi, họ mới chỉ cho tôi được cái ảnh của cụ Trần Lâm, thì lại để dưới thấp và rất là nhỏ bé, đấy đã là cái cách họ xử lý cụ Trần Lâm rất là tàn nhẫn." 

'Hai lần tước băng tang'

Ông Giang cho hay hai lần liền giải ruy-băng gắn trên vòng hoa viếng đám của một đoàn khách đã bị những người bị nghi là 'công an', 'mật vụ' tước đi.

Ông nói: "Thế lúc anh em chúng tôi đi vào, chúng tôi đặt một vòng hoa, cái dải (ruy-băng) viếng ghi rất khiêm tốn thôi, không có gì là hội đoàn nào cả, chỉ nói là 'Hội Bầu bí Tương thân Kính viếng Hương hồn Cụ', thế thôi.

"Và chúng tôi đi rất là nghiêm trang, rất là từ tốn, nhưng mà bị công an hai lần xông vào giật lấy cái băng tang của chúng tôi.

"Thế và khi chúng tôi quay ra, trên đường quay ra, thì người lái xe... phát hiện ra có mấy cái xe đang từ trong chỗ sáng, lùi vào trong bóng tối, nấp ở trong đó, và khi xe của chúng tôi vừa chuyển bánh, thì ba, bốn cái xe cũng đuổi theo, xe chúng tôi chạy nhanh, họ đuổi nhanh, xe chúng tôi chạy chậm, họ cũng chậm."

Tiến sỹ Giang nói tiếp: "Đi được vài cây số thì bọn đấy hành hung và họ ném gạch đá lên vỡ cửa kính (hậu) đằng sau của cái xe của chúng tôi...

"Anh em họ quan sát ngay và họ dồn, tôi thì ngồi bên trên rồi, nhưng họ dồn nhau tất cả, đặc biệt có một em bé Lucas mới ba tuổi, là con của Luật sư Lê Thị Công Nhân, dồn lên trên này tất cả thì may, cho nên họ ném một cái, kính văng tung tóe, nhưng chỉ văng nhẹ vào người.

"Chứ nếu mà không cảnh giác, không tinh khôn như anh em, mà ngồi nguyên như thế, thì dứt khoát hôm qua là đã đổ máu.

"Thế và họ ném một lần vào vỡ cửa kính đằng sau. Đi năm chục mét nữa, thì một xe thứ hai cũng lại hành động, và họ ném tiếp một cục vào cái phía gần chỗ tôi ngồi, nhưng chuyến này không vào cửa kính, mà chỉ vào thùng xe, làm móp xe." 

'Làm xấu mặt Đảng' 
Xét về trí óc của một người bình thường, thì động cơ của họ theo tôi là hết sức độc ác, bởi vì đây là hành vi 'hạ độc thủ', chứ không phải là hành vi đàn áp, theo dõi, sách nhiễu ở mức độ thông thường 
Luật sư Lê Thị Công Nhân 
Ông Giang khẳng định đây là những hành vi có tính chất 'quá khích, tàn bạo' và 'ngu xuẩn' của những người mà ông cho là 'thực hiện mệnh lệnh' của cấp trên ở Công an Hải Phòng, và ông kiến nghị lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Bộ Công an có biện pháp 'xử lý' những người này.

Ông nói: "Việc này, tôi thẳng thắn kiến nghị với các ông lãnh đạo Đảng và lãnh đạo Bộ Công an phải uốn nắn, dậy dỗ, xử lý mấy cậu công an Hải Phòng, nó không chỉ làm nguy khốn cho những người tử tế như chúng tôi, mà nó còn làm xấu mặt của Đảng, của nhà nước, của Chính phủ."

Hôm Chủ Nhật, luật sư Lê Thị Công Nhân, người tham gia đoàn khách viếng đám tang và đi trên chiếc xe mà theo cáo buộc đã bị truy đuổi, tấn công khi quay trở lại Hà Nội từ Hải Phòng, nói với BBC về động cơ và mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Nữ luật sư nói: "Xét về trí óc của một người bình thường, thì động cơ của họ theo tôi là hết sức độc ác, bởi vì đây là hành vi 'hạ độc thủ', chứ không phải là hành vi đàn áp, theo dõi, sách nhiễu ở mức độ thông thường.

"Cái hành vi mà công an và mật vụ Hải phòng ném đá lên một chiếc xe đang chạy như vậy, chúng tôi khẳng định việc những người nạn nhân không bị thương vong, không bị thương tích hay tử vong, là nằm ngoài sự mong đợi của kẻ gây ra tội ác.

"Bởi vì khi người ta đã đang tâm làm một hành động hết sức bạo lực mà quyết liệt, quyết tâm làm đến cùng như vậy, thì chắc chắn một người có trí óc bình thường cũng phải hiểu rằng hậu quả xảy ra thương tích và tử vong là hoàn toàn có thể xảy đến."

Cũng hôm 16/11, ông Trương Văn Dũng, một thành viên của 'Hội Bầu bí Tương thân' nói với BBC ông cũng tới viếng đám tang, đi trên xe và chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra. 
Còn nếu trường hợp chúng tôi mà vu khống họ, thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm với hành vi trong Bộ Luật hình sự đã ghi rõ là tội vu khống người khác, thì người ta đã ghi rất rõ điều ấy rồi..., nên tôi nghĩ là họ sẽ lờ đi thôi. 
Ông Trương Văn Dũng
Ông khẳng định những người tấn công không phải những người 'dân bình thường' nhưng cho rằng khó có khả năng chính quyền sẽ ra tay điều tra, xác minh và xử lý vụ việc. 



"Kể cả tôi đặt giả thiết trường hợp chúng tôi không gửi đơn mà họ không biết, bởi vì chúng tôi đã đưa tất cả thông tin này lên công luận rồi, còn nếu trường hợp không phải họ, thì họ sẽ có sự phản hồi, họ sẽ mời chúng tôi đến làm việc cho rõ sự việc này là nó thực hư như thế nào, họ sẽ tìm những cách để giải quyết.

"Còn nếu trường hợp chúng tôi mà vu khống họ, thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm với hành vi trong Bộ Luật hình sự đã ghi rõ là tội vu khống người khác, thì người ta đã ghi rất rõ điều ấy rồi..., nên tôi nghĩ là họ sẽ lờ đi thôi." 
Các nhân chứng nói các hành khách trong đó có người già, phụ nữ và trẻ em 3 tuổi đã bị tấn công.
BBC chưa có điều kiện liên lạc để kiểm chứng sự việc này với chính quyền thành phố Hải Phòng.


Tuy nhiên, trong một đám tang của một cựu quan chức lãnh đạo, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Lê Hiếu Đằng, từ trước đây, cũng đã có phản ánh về việc một số người không rõ nguồn gốc, mặc thường phục đã giật các giải băng tang của khách đến viếng đám ma.

Nhiều đám tang của các nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân 'chính trị' và 'lương tâm' ở trong nước đã được phản ánh là có nhiều 'mật vụ', 'an ninh', 'công an chìm, nổi' tới theo dõi, can thiệp, kiểm soát.

Trong một vụ việc được khá nhiều người biết đến nhiều năm trước, một viên chức cao cấp của Đảng Cộng sản và Chính quyền đã được cử đọc một bản điếu văn được cho là do chính quyền soạn tại đám tang của một vị tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.

Bản điếu văn được cho là có lời lẽ 'hạch tội' người quá cố ngay trước quan tài và ở Lễ truy điệu chính thức của cố Trung tướng Trần Độ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, mà theo các nguồn tin phản ánh, văn bản này đã bị gia đình của Tướng Độ bác bỏ ngay tại chỗ.

8 nhận xét :

  1. Có lẽ sẽ không có ai làm xấu mặt chính quyền bằng lũ đầu trâu mặt ngựa này, không biết Đại CA CA nghĩ gì?

    Trả lờiXóa
  2. Nếu cho rằng đối lập về tư tưởng,chính trị là nguy hiểm cho chế độ thì cứ bắt nhốt hết đi,nếu có sợ phạm luật thì ta bổ sung luật chư khó gì đâu.Còn những hành động như cản trở người dự đám tang,giật băng tang...chỉ là thể hiện sự đê tiện,hèn hạ của người ra những lệnh này và sự vô sỉ của người thực hiện mệnh lệnh đó.Nó làm băng hoại đạo đức đi ngược truyền thống dân tộc,tiêu chuẩn văn minh của loài người và đồng thời đào tạo nên một tầng lớp bỉ ổi,đê tiện nữa trong xã hội.....

    Trả lờiXóa
  3. P. THƯỜNG DÂN NAM BỘlúc 10:57 17 tháng 11, 2014

    Những trò trả thù vặt đê tiện và hèn hạ ! Cái đạo làm người trong xã hội XHCN ! Gọi được tên họ là đầu trâu mặt ngựa ! Những kẻ đê tiện này nên biết mất khỏi trần gian !

    Trả lờiXóa
  4. Đất nước làm sao mà cất cánh được một khi những vụ việc hèn hạ bẩn thỉu vẫn được nhà cầm quyền chỉ đạo từ trong bóng tối.Người quân tử,kẻ tiểu nhân hai phong cách bao giờ cũng có hai kết quả khác biệt

    Trả lờiXóa
  5. Từ đám tang cụ Trần Độ,Bác lê Hiếu Đằng,Trần lâm và nhiều đám tang các vị bất đồng chính kiến đều bị chính quyền sách nhiễu không chỉ người đi viếng mà thậm chí cả gia đình người quá cố.Tại sao lại phải làm vậy,chẵng nhẽ đây là phẩm chất tốt đẹp của chế độ cộng sản,của người cộng sản,của nền văn hóa xã hội chũ nghĩa,của con người mới xhcn là phải như vậy sao?Tôi cũng đang là một đảng viên nhưng tôi thấy ghê tởm những điều này...

    Trả lờiXóa
  6. ĐẤT NƯỚC NHỮNG NĂM THÁNG THẬT BUỒN

    Trả lờiXóa
  7. Người chết cũng không thể xem thường!

    Trả lờiXóa
  8. Nếu không tàn nhẫn và độc ác thì làm sao mà làm "cách mạng" được.
    Về Huế hỏi chuyện sẽ biết độ tàn nhẫn và độc ác của anh hùng Hồ Xuân Mãn : Hại chết giám đốc sở giáo giục,tạt nước trà vào mặt giám đốc sở công an,đày đoạ những người không chịu nghe lời...

    Trả lờiXóa