"Quyền im lặng" chưa phù hợp ở Việt Nam
lúc này?
"Quyền im lặng” áp dụng có hiệu quả hay không còn
liên quan đến nhận thức, hiểu biết của người dân. Nếu cứ cho im lặng có
thể sẽ dẫn đến cản trở hoạt động điều tra”.
ĐBQH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội (Ảnh: ND) |
ĐBQH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội có cuộc trao đổi với Infonet về “quyền im lặng”.
Ông đánh giá thế nào về thực trạng bức cung nhục hình hiện nay?
Bức cung nhục hình, tất nhiên cái quan trọng nhất vẫn là ý thức nghề
nghiệp, đạo dức nghề nghiệp của cán bộ điều tra. Điều đó khi trở thành
cán bộ điều tra đã có được đào tạo, tuyển chọn rồi thì họ cần phải làm
tốt.
Nhưng như chúng ta thấy thực tế, như vụ ở tỉnh Phú Yên, tội phạm
thường rất ngoan cố, cho nên người ta không kìm được. Tất nhiên trong
quá trình điều tra cũng phải tránh bị như thế. Trong vụ đó nếu có bên
thứ 3, như luật sư hay công tố sẽ giúp người ta tránh được các việc như
thế.
Tức là để tránh bức cung, nhục hình dẫn đến oan ai thì cần sự tham gia của luật sư, các cơ quan công tố sớm hơn?
Đúng rồi, phải sớm hơn. Hai nữa là anh cũng phải chấp hành tốt. Những
ai được xét hỏi? Khi được tham gia xét hỏi như vậy ở các nước khác có
lực lượng không trực tiếp xét hỏi đứng bên ngoài, xem xét, giám sát.
Ngoài ra cái phòng đó (phòng xét hỏi - PV) có thể mở và có thể nhìn thấy
nhau. Như vậy anh không thể muốn làm gì thì làm.
Mới đây trong phiên họp Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng
VKSNDTC có nói Việt Nam chưa áp dụng “quyền im lặng”. Nhưng theo ông để
hạn chế bức cung, nhục hình thì có nên áp dụng “quyền im lặng” ?
Các nước cũng áp dụng cái gọi là “quyền im lặng”. Ngay từ giai đoạn
đầu họ có “quyền im lặng”. Tuy nhiên quyền này áp dụng có hiệu quả hay
không còn liên quan đến vấn đề nhận thức, hiểu biết của người dân nói
chung. Nếu cứ cho im lặng như thế, có thể sẽ dẫn đến cản trở hoạt động
điều tra.
Tội rành rành ra rồi mà cứ im lặng thì rất khó khi chứng cứ rõ ràng
rồi mà anh cứ chây ì ngoan cố không khai. Cho nên chỗ này phải làm đồng
bộ với nhận thức của người dân. Chứ nếu bắt vào mà cứ như câm, như điếc
cả thì ảnh hưởng đến việc điều tra.
Nhưng nếu áp dụng “quyền im lặng” cho đến lúc có luật sư thì sao, thưa ông?
Đúng là nếu áp dụng thì phải dần dần. Nhưng hiện nay số lượng luật sư
của mình còn hạn chế. Ngay như xử vụ án ở Thái Nguyên chẳng hạn thì
cũng phải điều luật sư từ Hà Nội lên, vì trên đó có đâu. Nếu phải đợi
luật sư như thế sẽ cản trở tiến trình vụ án. Mà theo quy định, việc tạm
giữ ở xã chỉ 24 tiếng, huyện chỉ 48 tiếng thôi.
Có những cái nước ngoài quy định, để được im lặng thì nó phải liên
quan đến hành vi, còn người ta vào hỏi họ tên, tuổi, đang làm gì…thì
không thể im lặng được. Họ chỉ được im lặng là khi cơ quan điều tra đòi
đưa ra chứng cứ này, chứng cứ kia.
Vậy theo ông "quyền im lặng" có nên áp dụng với chúng ta vào thời điểm này ?
Nơi tạm giam, tạm giữu của mình hiện nay chỉ có mức độ thôi, nếu cứ
đưa vào thế thì không đủ chỗ. Mặt khác chính việc trả lời sớm có khi lại
tốt cho chính người bị nghi vấn, vì có thể nhanh chóng trả tự do.
Ví dụ vào ngày giờ này, tôi bị nghi vấn gây án, nhưng thời điểm đó
tôi đang đi xem trong nhà hát với bạn. Nếu kiểm tra vé đó đúng thì có
thể chứng minh ngoại phạm rồi, không phải chờ đợi gì nữa.
Nhưng nếu không áp dụng "quyền im lặng", theo ông có dễ dẫn đến bức cung, nhục hình?
Bức cung nhục hình nếu có thì thường diễn ra ở giai đoạn sau khi có
thẩm tra rồi. Chứ còn lúc tạm giam tạm giữ thì người ta không đánh,
không bức cung nhục hình làm gì cả.
Xin cảm ơn ông !
Nói thật, giờ nghe tới "cán bộ" là người dân muốn phát... bệnh! Sợ như sợ bệnh dịch!
Trả lờiXóaTôi cũng như bác: Trong các buổi họp, bữa nhậu, hay gặp bạn bè ... mà nghe giới thiệu ông này chức này, bà nọ chức kia, học hàm này, học vị kia, là trong người tôi đã có cái suy nghĩ không tốt về họ, thậm chí xem thường.
XóaTôi cũng như các vị. Nếu xui xẻo nghe từ Tivi nói "Lãnh đạo..." này nọ, là cảm thấy đầu óc choáng váng, có đang ăn cũng tạm bỏ đũa!
XóaTất cả cũng chỉ là bao biện cho một thể chế độc tài , độc đoán , dối trá , lừa đảo...Vẫn nhưng kiểu cách xưa cũ từ những năm 60TK trước . Dân việt còn khổ lâu!
Trả lờiXóaKhông hiểu biết gì mà cũng đòi phát biểu , tham gia vào luật pháp . Thật là xấu hổ thay cho mấy ông ĐB !
Trả lờiXóaTạm giam mấy bác này vì tội nói quấy. xem các bác nghĩ gì.
Trả lờiXóaViện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội mà hiểu biết như thế thì sớm tiến lên thiên đường cọng sản thôi.
Trả lờiXóaChẳng phải chúng ta đang ở trên thiên đường rồi hay sao ?
Trả lờiXóaPhải hết sức bình tĩnh và tỉnh táo. Những cái quyền nêu trên không thể thay cho miếng cơm manh áo được mà rất dễ dẫn đến ... "chuột chết và vỡ bình!" đấy. Bác Lú đã dạy rồi " Tự do gì thì cũng phảim nằm trong khuôn khổ, phù hợp với tiêu chí cao nhất là ... cương lĩnh của Đảng, văn kiện quan trọng nhất trong các văn kiện, kể cả hiếp pháp!!" nhá nhá!
Trả lờiXóaLà Viện trưởng mà sao ông này ngu thế nhỉ? Ông chẳng hiểu thế nào là Quyền im lặng của bị can. Quyền này không có nghĩa là bị can không được nói, không được tự khai báo, hoặc tự bào chưa cho mình. Ông ngu thế mà ông lại bảo trình của dân chưa cao. Thật là khả ố
Trả lờiXóaLạ thật! Từ suốt năm 1945 đến nay, các bác tồn tại được bởi vì người dân ta thực thi cái "quyền" ...im lặng đó, và giành cho Đảng cái quyền tự tung, tự tác, nói xuôi, nói ngược tùy theo hoàn cảnh cụ thể! Thế mà bây giờ anh Nghị gật này lại bẩu là "quyền im lặng" ấy chưa phù hợp với VN là thế lào nhỉ. Để hưởng ứng lời phát biểu của anh Nghị gật này tôi đề nghị chúng ta phát động song song với phong trào "Tôi muốn biết" thêm phong trào "Tôi muốn nói" nữa xem các bác ấy bảo sao!
Trả lờiXóaThế đến bao giờ thì mới cần thiết hả ông Thảo? Hay chờ cho đến lúc thân nhân của ông xộ khám một cách vô lý, ngắc ngoải rồi thì ông mới thấy cần thiết?
Trả lờiXóaĐồ ngu. Ăn lương nhà nước, từ tiền thuế của dân mà phát biểu vô trách nhiệm. Ộng hiểu thế nào là quyền im lặng trong tố tụng hình sự? Nếu chưa hiểu thì nên im, dựa cột mà nghe người có học phân tích. Im lặng không có nghĩa là cấm khẩu ông hiểu không! Người ta có thể im lặng khi chưa có người trợ giúp pháp lý bên cạnh. Mà thôi, nói với con người như thế thì cũng chẳng nên nói. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã có phát biểu đồng tình về quyền im lặng rồi.
Đồ ngu, ăn lương nhà nước và làm tới viện trưởng mà ngu vậy hả ông Thảo?
XóaChức vụ của Nhà nước này đều là mua, ban, cho, đổi chác chứ làm gì có thực tài hả bác. buôn lắm...
XóaCảm ơn Tễu đã công phu sưu tập được nhiều câu nói ngu tối của các ĐBQH.
Trả lờiXóaNếu nó không NGU thì không thể vào ĐBQH và Viện trưởng được!
Trả lờiXóaxin chỉ nhận xét một câu với bác Thảo "đã ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm"
Trả lờiXóaKhông biiết có quan chức nào. Đại biêu QH nào ngu hơn ông Thảo, Tâm thần hơn ông Đương,Ông Phước nữ không?
Trả lờiXóaLắm thăng ngu làm quan to thế. Lạ thật. Chả trách nền chính trị của nước nhà cứ be bét ra cũng phải. Tôi nghĩ rằng, các loại Đương, Thảo này chắc là từ tại chức đi lên thôi, chúng chẳng học hành gì đâu. Tại sao tôi lại nói Đương ngu? Ông ta đã hiểu luật sư như một nghề cãi thuê lấy tiền, mà không thấy rằng, cùng với xhds, nó là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển của nền chính trị của nhân loại: nhân dân đã đi từ thể chế chính trị tập quyền chuyên chế phong kiến, và đủ các loại chuyên chế khác để đến với xã hội dân chủ-nhân quyền
Trả lờiXóaCậu Đương hâm í thì không chấp, nhưng hắn là đb QH mới chết chứ, có phải ai cũng biết nó dân dất đâu.
XóaLúc này chưa phù hơp . Vậy thì lúc nào mới phù hợp ?
Trả lờiXóaDân Việt nam ta đã có quyền im lặng từ lâu rồi, đó là quyền không được nói gì về sự lãnh đạo của đảng CS.
Trả lờiXóaNhững "tài sản quốc gia" như gỗ mục nhành đun....
Trả lờiXóa