Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

LẠI NÓI CHUYỆN CÂU ĐỐI CÂU ĐIẾC


Chuyện câu đối 

Nguyễn Thái Nguyên

Quê Choa

Cái mà Nguyễn Tấn Dũng tặng Vũ Khiêu không thể gọi là câu đối được vì chẳng có chứ nào vế nào đối với nhau cả. Phàm đã gọi là câu đối bao giờ cũng phải tuân thủ nghiêm "niêm luật": Từ 9 chữ trở xuống người ta gọi là thi đối, có thể 5,7,9 chữ (thậm chí có thể 6 chữ nhưng ít dùng) gọi là thể thơ.

Ví dụ như Cao Bá Quát tự vịnh cảnh ở tù: Một chiếc cùm lim chân có đế. Ba vòng xích sắt bước còn vương! Chữ đối với chữ (một với ba, chiếc với vòng, cùm lim với xích sắt), vế (mệnh đề) đối với vế: một chiếc cùm lim đối với ba vòng xích sắt; Chân có đế đối với bước còn vương. Về âm điệu, bằng đối với trắc (Tất nhiên luật cũng cho phép: chữ thứ nhất, thứ 3, thứ 5... của câu trên câu dưới là dứt khoát phải chỉnh,  phải đúng luật. Còn 2, 4,6...có thể châm chước nhưng không được "khổ độc". Thông thường, chữ thứ nhất của vế ra phải là tắc và chữ cuối của vế ra cũng là trắc. Đối lại, chữ thứ nhất của về đối phải là bằng và chữ cuối của vế đối cũng là bằng. Nhìn câu đối treo ở chỗ nào đó sai hay đúng là có thể nhìn qua chữ này được. Đấy là nói về cú pháp, về chữ. Nhưng câu đối không chỉ hay, quý ở chữ cân, chuẩn mà còn hay ở tứ, ở nghĩa bóng của nó đằng sau, bên ngoài chữ. Như đôi câu đối của Cao Bá Quát nói trên, chú ý có hai chữ "đế" và chữ "vương" không mang nghĩa thật mà cả Đế lẫn Vương gì thì cũng đều ở dưới chân cụ ấy cả. Cao ngạo đến thế, phạm húy mà không bắt bẻ được.

Còn những câu đối từ 11 chữ trở  lên đến vài bốn chục chữ gọi là đối phú (đa phần dùng cho chữ Nôm hoặc Nôm có lẫn Hán vì chữ Nôm có nhược điểm rất khó diễn đạt ngắn). Thực là một bài tiểu phú. Trong dạng này lại còn có thể loại một vế chia ra 3 hay 4 vế tiểu đối, trong đó có một về làm chức năng kết nối, nâng đỡ hai vế kia người xưa gọi là "Hạc tất" (gối Hạc).

Lấy câu đối của cụ Nguyễn Công trứ làm ví dụ để anh xem:

+ Cũng may sao, công đăng hỏa có gì đâu, theo đòi nhờ phận lại nhờ duyên; quan trong năm bảy thứ, quan ngoài tám chín phen; nào cờ nào quạt, nào mũ nào đai, nào hèo hoa gươm bạc, nào võng tía lọng xanh; mặt tài tình giữa hội công danh; khắp trời Nam biển Bắc đủ phong lưu, mùi thế trải qua coi đã đủ.

+ Thôi quyết hẳn, cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng chẳng tiên mà chẳng tục; hầu gái một đôi cô, hầu trai năm bảy cậu; này cờ này kiệu, này rượu này thơ, này đàn ngọt hát hay, này chè chuyên chén mẫu; tay thao lược ngoài vòng cương tỏa, lấy gió mát trăng thanh làm thích chí, tuổi trời thêm nữa ấy là hơn.

Xét trên nhiều chuẩn mực, cả về chữ và nghĩa, về luật lệ thì chẳng có căn cứ gì để gọi mấy chữ tặng ông Khiêu là đối cả. Mà người xưa làm câu đối là kỹ lắm vì chỉ có hơn chục chữ mà nói được nhiều điều đúng, sâu, hợp người, hợp cảnh chứ không nói vống lên gọi là ngoa ngôn lộng ngữ kiểu "Kim cổ nhất hiền nhân". Nếu theo nghĩa đen thì trong đám hiền nhân (được định nghĩa là người tài đức kiêm toàn mà cả tài lẫn đức đều rất cao) từ cổ chí kim, chỉ có ông này là nhất, duy nhất! Nếu là người có học, có lòng tự trọng thì chính Vũ Khiêu nên có lời từ chối khéo bởi người đem đi tặng có biết chúng nó viết gì đâu (mà thật ra vẫn nhận) chứ không phải như bọn nhà báo tuổi trẻ, thanh niên...viết lăng nhăng để ngợi  ca. Chuyện giống như người xưa "đi xin câu đối". Người ta viết cho sao cứ đem về mà treo. Chẳng hạn như câu đối cũng của cụ Cao Bá Quát cho một người làng. Một câu đối cực hay rồi một ngày có người chỉ ra chỗ nguy hiểm đành phải tiếc nuối mà cất đi. Câu đối như thế này: Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm thọ. Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường (Trời thêm năm tháng người thêm thọ. Xuân đầy trời đất phúc đầy nhà). Qủa là cao sang. Nhưng ác thay chữ cuối của câu trên là Thọ và chữ cuối của câu dưới là Đường thì Thọ Đường chính là cái quan tài!

Còn cái mà Thủ tướng tặng không phải câu đối thì là cái gì? Nếu gọi là Trướng thì ông này chưa chết, về lý không thể đem trướng đến nhà người ta mà để được. Nhưng cũng có thể theo truyền thống dân gian: người ta gọi người chết, bất kể bao nhiêu tuổi cũng là "trăm tuổi", nên có thể châm chước, sống đấy nhưng cũng chết rồi vì ông Vũ Khiêu đã "trăm tuổi".

Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
 

6 nhận xét :

  1. Hình như lần đầu tiên tôi thấy 1 tượng bán thân đeo kính? Nên trưng ở các cửa hàng bán kính cho có tác dụng quảng cáo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ nhỉ,
      tượng chân dung mà còn đeo kính thì... kinh (...) thật.

      Xóa
  2. Bài này cũng được, nhưng không rõ ràng và hấp dẫn như bài "Về đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu" của Hoàng Tuấn Công (http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/09/ve-oi-cau-oi-thu-tuong-tang-gs-vu-khieu.html#more). Tuy nhiên, cũng là dấu hiệu đáng mừng.

    Trả lờiXóa
  3. Lại là quốc xư nữa ư? Làm hao tốn không ít giấy mực của thiên hạ thế này thì quốc xư chắc chắn cũng có chút giá trị chứ không đến nỗi hữu danh vô thực như kiểu anh hùng lê văn tám hay Phan Đình Giót nào đó. Hầu hết các tác phẩm của quốc xư đều vin văn thơ của người khác vào mình nên theo tôi công lao tổng hợp công trình nghệ thuật của quốc xư là vô đối...

    Trả lờiXóa
  4. Đốt đuốc giữa ban ngày kiếm cả nước không có ai đối được với cụ Quốc Sư Đương Đại thì đối điếc làm gì ?

    Trả lờiXóa
  5. Hồi bé khi học về luật thơ thầy tôi có dạy : Nhất tam ngũ bất luận. Nhì tứ lục phân minh . Ngược với ý tác giả trong bài viết. Xin hỏi lại.

    Trả lờiXóa