Nguyên Chánh thanh tra Bộ Nội vụ:
“Bổ nhiệm cán bộ ồ ạt trước khi về hưu, đa số là vụ lợi”
Ông Nguyễn Sĩ Cương
Như tin đã đưa, Thanh tra Chính phủ vừa họp báo, khẳng định trước khi
nghỉ hưu, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã bổ nhiệm
hàng loạt người không đủ điểu kiện, tiêu chuẩn vào chức danh quản lý ở
cơ quan này. Vấn đề là ngoài Thanh tra Chính phủ, ở các bộ, ngành khác
có tình trạng này không?
Nguyên Chánh thanh tra Bộ Nội vụ, ủy viên thường trực ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Sĩ Cương đã trả lời PV về vấn để này.
Thưa ông, ngoài vụ việc ở Thanh tra Chính phủ, dư luận lo ngại tình trạng trên cũng xảy ra ở ngành này, ngành kia, khi lãnh đạo nghỉ hưu đã ký bổ nhiệm cán bộ hàng loạt và có dấu hiệu không minh bạch?
- Vụ việc xảy ra ở Thanh tra Chính phủ
với bằng chứng là nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền ký
quyết định bổ nhiệm cán bộ thiếu tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm về
chức vụ như thế và đã phải xử lý bằng cách cho đi đào tạo và hiện nay,
phải rà soát, phân công lại.
Việc này thực ra diễn ra lâu rồi.
Trước đây cũng đã có những xì xào, bàn tán ở bộ này, ngành kia có việc
bổ nhiệm trước khi lãnh đạo nghỉ hưu bổ nhiệm cán bộ ồ ạt. Hiện tượng
này không phải bây giờ mới có. Nhưng nhà nước đã không có sự kiểm soát
căn cơ. Những việc thế này; nói trách nhiệm thì có trách nhiệm của Bộ
Nội vụ nhưng Bộ Nội vụ không kiểm soát hết được do thẩm quyển bổ nhiệm
là của thủ trưởng cơ quan đó, của bộ trưởng, cục trưởng...
Anh không gương mẫu thực hiện nghiêm túc
các quy định của pháp luật về quy trình bổ nhiệm cán bộ để có căn cứ
theo nhu cầu thực tiễn, mà anh cứ bổ nhiệm sai, vì cái gì đó, ồ ạt... đa
số là vì vụ lợi thôi. Nếu không vì vụ lợi, anh chẳng bổ nhiệm cán bộ ồ
ạt để làm gì. Đúng không?
Theo ông, để ngăn ngừa những việc lạm dụng quyền hạn, ký quyết định bổ nhiệm cán bộ thiếu khách quan, sai quy định như vậy thì phải làm thế nào?
- Khi thấy có những đơn tố cáo hoặc có
những tố giác việc đó, có thể chưa có cơ sở nhưng các cơ quan có trách
nhiệm, cơ quan thanh tra, kiểm tra của ngành, của Bộ Nội vụ phải vào
cuộc ngay để xác minh xem, căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định
là có sai phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ không.
Bởi vì, bổ nhiệm cán bộ phải trên cơ
sở quy hoạch và trên cơ sở nhu cầu số lượng, trình độ cán bộ vì những
cái này nó có quy trình, quy định cả. Có điều, anh có làm đúng theo quy
định không, nếu qua kiểm tra không đúng thì anh phải xử lý ngay. Lâu nay
chưa có ai bị xử lý về việc đó cả, điều đó rất là đáng tiếc. Ít nhất
anh cũng phải xác định vài vụ để xử lý thật nghiêm khắc, nó sẽ có tính
răn đe tốt hơn.
Cũng có những trường hợp khác, cũng
tìm cách ký, ra văn bản có lợi cho doanh nghiệp, đơn vị, dự án mình sẽ
làm việc sau khi nghỉ hưu như trường hợp nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa
Dũng thì theo ông phải xử lý thế nào?
- Đó là việc rất không nên làm. Hơn nữa
quy định pháp luật của mình chưa chặt chẽ. Nhiều nước họ còn quy định có
những chức danh, ở những ngành nghề có yêu cầu sau khi anh kết thúc quá
trình công tác tại đó, suốt đời không được tham gia hoặc có thời hạn để
ngăn chặn anh lạm dụng chức vụ để làm lợi cho cơ quan, tổ chức nào có
thể là sân sau của anh sau này, để thu lợi cho cá nhân mình.
Những ví dụ trên cho thấy hiện nay có cả một khoảng trống về cơ chế chính sách để kiểm soát cán bộ lãnh đạo các ngành trước và sau khi nghỉ hưu có những việc làm vụ lợi cá nhân?
- Việc này tôi nói nhiều lần rồi. Thứ
nhất, việc thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng của mình vẫn
còn rất hình thức. Như kê khai tài sản, tôi nói nhiều rồi, anh phải chốt
được cái kê khai lần đầu và anh phải theo dõi quá trình tăng lên, giảm
đi của khối tài sản người ta có: có thể bất động sản, là tiền... Nhưng
trước nay, ai kê khai gì cứ kê khai mà không có sự xác minh. Bởi vì
chừng nào anh không chốt được khối tài sản của người ta kê khai lần đầu
thì anh không thể nào biết được tài sản của người ta tăng lên hay giảm
đi. Đây là một kẽ hở.
Việc quản lý tài sản, thu nhập cán bộ,
công chức đương nhiệm là đã có nhưng rõ ràng, việc kiểm soát cán bộ sau
khi nghỉ hưu là bị bỏ trống. Bởi vì thực ra việc đó là bên chính quyền.
Còn bên khối Đảng, thực tế là cán bộ sau nghỉ hưu cũng không để ý nữa.
Nhưng đến lúc về hưu, có cán bộ mới bung tài sản của người ta ra thì lúc
ấy, lại không có cơ sở xem xét, kiểm tra người ta nữa. Đó là điều đáng
tiếc.
Vừa rồi ông có chuyển đơn
thư tố cáo những chuyện thi cử, tuyển dụng cán bộ, công chức ở một số
cục của Bộ Công thương có dấu hiệu sai phạm, Bộ Công thương và Bộ Nội vụ
đã trả lời ông thế nào ?
- Bộ Nội vụ đang tiến hành thanh tra, chưa có kết luận.
Mạnh Quân/ Thanh Niên
Đề nghị Ủy ban kiểm tra Trung ương (chứ không phải thanh tra Chính phủ) chịu khó kiểm tra xem, trong cái biệt thự hoành tráng của ông Truyền, phần nào ông dùng số tiền "đóng góp"của các vị được ông bổ nhiệm cấp tốc để xây, phần nào là của "cô em nuôi" giúp? He he!
Trả lờiXóaUBKT trung ương có ông còn nhiều tài sản hơn cha Truyền nữa kìa. không cần phải "chịu khó" kiểm tra mới ra đâu. Câu lưu 24 giờ đồng hồ là ra hết..
XóaLàm gì thì làm,quyết phải giữ cho được cái bình.Cái bình mà bị xây xước là các anh đã bị suy thoái đạo đức,nhớ đó.
Trả lờiXóaChính lúc ông Chủ nhiệm thanh tra chính phủ sắp về hưu là cơ hội vàng cho ông chủ nhiệm hốt của vừa nhanh vừa nhiều do thời gian không còn nhiều nên đối với người chạy chức có thể xem đây như 1 cuộc đấu giá gấp ai bỏ thầu cao sẽ thắng ông chủ nhiệm tha hồ hót tiền. Tôi nghĩ ai cũng có thể hiểu vì sao chỉ trong 1 thời gian ngắn mà ông ta kí nhiêu quyết định có 1 số yếu kém không đủ tiêu chuẩn hoặc không nằm trong quy hoạch .
Trả lờiXóaKính thưa các vị lãnh đạo cao cấp của nhà nước!(kể cả không kính thưa) chắc các vị cũng thừa biết vấn nạn tuyển dụng,đề bạt ồ ạt con cháu,người thân vào cơ quan khi mình đang nắm quyền sinh, quyền sát.Chính vì vậy mà chất lượng cán bộ quá non kém ,giỏi về nịnh nọt-ngu về chuyên môn.Ngay như ở thị xã Bắc Cạn-tỉnh Bắc Cạn là một tỉnh miền núi còn nghèo,đang rất cần có một đội ngũ cán bộ giỏi để đưa Bắc Cạn phát triển mạnh về mọi mặt .Thế nhưng nhiều người có thực tài lại cứ được"ngồi chơi xơi nước".Như Thị ủy Bắc Cạn do bà Hà Thị Hương làm bí thư,cơ quan chỉ có khoảng ba chục cán bộ,nhân viên thì con cháu bà Hương đã chiếm mất gần hai chục ghế.Vậy thì không khác nào cơ quan này là của riêng nhà bà Hương,thử hỏi lãnh đạo nào cũng thế,thì con dân có gjỏi bằng Trời cũng ở nhà mà"cuốc đất thay trâu"nhé.Vừa rối bà này cũng bị đơn thư tố cáo,nhưng chắc cũng rơi vào"im lặng đáng sợ"vì bà ta là thường vụ Tỉnh ủy.Còn việc đề bạt con cháu làm lãnh đạo thì lớn nhanh hơn cả Thánh Gióng.Chuyện rất thật,ai không tin cứ qua Bắc Cạn tiện ghé thăm hồ Ba Bể xẽ tin.
Trả lờiXóaChấn Phong.
Các Bộ ngành của CP còn một vụ bao nhiêu người cũng nuốt được , bao nhiêu ghế cũng xếp được, bao nhiêu tiền cũng chi được . Vụ đó nay ai cũng biết . Đó là VỤ LỢI ! VỤ LỢI có Vụ Trưởng to hơn bất cứ thủ trưởng nào . Đặc biệt dành cho CB cấp cao sắp về hưu !
Trả lờiXóaCác quan ai chẳng vậy,có gì là lạ đâu.không vụ lợi mới lạ đấy ông Cường ơi!
Trả lờiXóaĐốt đuốc giữa ban ngày cũng không tìm thấy cán bộ không vụ lợi!
Trả lờiXóaBổ nhiệm ngần ấy ghế có mà xây 2 dinh như ông tuyền cũng đủ chứ cứ bắt ông khai nguồn gốc làm gì
Trả lờiXóa