Cải cách ruộng đất: Lợi bất cập hại!
AFR Dân Nguyễn
12-09-2014
Thật là lợi bất cập hại… Không hiểu vì
động cơ gì và do Ban Bệ nào chủ xướng mà Triển lãm về Cải cách ruộng đất
(CCRĐ) được tổ chức tại HN; Có lẽ những người chủ trương bày đặt ra
triển lãm này là nhằm “khôi phục” lại một chính sách hợp lòng dân:
Người cày có ruộng do CCRĐ đem lại (dù rằng ngay sau đó không lâu, tất
thảy ruộng đất mà người cày có do được cách mạng chia đã bị gom ngay vào
các hợp tác xã (HTX). Thật nực cười, là thông tin chính thống hầu như
chẳng có gì để vẽ, ngoài một vài hình ảnh được bày đặt trong phòng triển
lãm, mà mục đích là cố tình tố khổ bần cố nông- đối tượng chiếm tuyệt
đại trong Dân chúng trước và sau CM, tố cáo tội ác địa chủ, và kể công
cuộc cách mạng “long trời lở đất” đem lại: Người cày có ruộng”…,trong
khi không hề đả động tới hậu quả khủng khiếp mà cuộc CCRĐ do đảng , nhà
nước cs đã gây ra .
“Sửa sai”, “xin lỗi”, thút thít… là
những thứ được đem ra để chuộc cho hàng vạn những oan hồn chết thê
thảm, chết tức tưởi, chết nhục nhã. Sửa sai mà không hề có ăn năn về lỗi
(thực ra phải gọi là tội ác) là điều khó có thể dung thứ! Vô vàn những
trường hợp được “sửa sai”, nhưng rất chậm, qua loa chiếu lệ và không hề
thỏa đáng. Bắn người cũng có chỉ tiêu! Và thật khủng khiếp, để đạt cho
được “chỉ tiêu”, nhiều cái chết được rút ra từ sự sống.
Cho rằng, về vật chất người làm sai, kẻ
gây ra tội ác có thể “sửa”; nhưng mạng sống và danh dự, nhất là những
tổn thương về tinh thần, tình cảm và đạo lý thì không một hành động “sửa
sai” nào khắc phục nổi. Chỉ có lòng tha thứ của Chúa mới có thể xoa dịu
nỗi đau…
Những kẻ gây ra cuộc tao loạn mang tên
CCRĐ, ngồi trên đỉnh cao quyền lực không dừng bàn tay tội ác ở đó. 20
năm sau CCRĐ, lúc họ đoạt được nửa nước còn lại từ tay chính quyền MN,
họ đã gây thêm một tội ác kép: đó là cuộc “cải tạo tư sản” và đưa hàng
vạn quân cán binh chế độ cũ ở MN đi “Học tập cải tạo”, mà thực chất là
bỏ tù, là trả thù…
Đối với cuộc “cải tạo tư sản”, tuy
không tàn bạo đến mức man rợ như những gì đã xảy ra trong CCRĐ, không có
xử bắn hàng loạt, nhưng đó là vụ cướp boc trắng trợn dựa vào quyền lực,
là cuộc đại phá hoại nền kinh tế một đất nước. Ở lĩnh vực văn hóa, tư
tưởng, nhiều cuộc “ Cải cách ruộng đất” cũng được tiến hành nhằm triệt
hạ những tư tưởng tiến bộ, nhằm củng cố quyền lực của cái gọi là nhà
nước của “giai cấp vô sản”.
Thật ghê sợ là 20 năm sau CCRĐ, thế giới
có biết bao sự thay đổi về nhận thức, về tư tưởng, nhưng những bộ não
làm nên cuộc CCRĐ thì vẫn không có chút thay đổi. Họ đi từ sai lầm này
tới sai lầm khác. Sai lầm này chồng lên sai lầm kia. Sai lầm sau nghiêm
trọng hơn sai lầm trước. Chính những cán bộ của chế độ (cán bộ hàng
tỉnh, thành phố) nhiều lúc ăn nhậu hay lúc du hý, hứng chí thường nói
đùa khôi hài “sai đâu sửa đấy. Sửa đâu sai đấy!)… Thật bi hài cho chế độ
“ưu việt” này… Còn mọi hệ quả thì dân đen gánh chịu…
Nhân vụ triển lãm về những hình ảnh liên
quan tới CCRĐ đang diễn ra, báo “mạng” no nê tin, bài vở. Toàn là những
dữ liệu xác thực. Đó là những hình ảnh đau thương và oan khuất tày
đình, mà những kẻ thủ ác bôi xóa tội ác chỉ bằng dăm ba lời xin lỗi
(ngay cả những lời xin lỗi cũng chưa thực tâm, chưa ăn năn). Và người ta
biết chắc một điều, cuộc triển lãm về CCRĐ cũng sớm phải đóng cửa.
Người viết những dòng này cũng ít nhiều
lưu giữ vài hình ảnh liên quan tới cái gọi là CCRĐ- một cuộc tắm máu
thật sự. ”Nhất Đội nhì giời…”. Đó là câu mà thuở nhỏ người viết thường
nghe được từ bậc sinh thành. Tuy nhiên hồi đó do còn nhỏ nên không hiểu
ý nghĩa của câu nói như một thành ngữ đó. Sau này lớn lên, tìm hiểu về
“cuộc cách mạng long trời lở đất”, biết quyền lực mà Đội được trao vào
tay, mới thấy câu nói trên “chuẩn khồng cần chỉnh”. “Cóc ngóe nhảy lên
làm người!” cũng được dùng để mô tả về “một thời đã qua”- thời của các
ông Đội được quyền bắn người.
Rồi sau này, một người bạn là cán bộ an
ninh có phẩm hàm (mà người viết vẫn thường gọi đùa là “Công an trí
thức”) cho mượn cuốn tiểu thuyết “Chuyện ba người khác” của nhà văn Tô
Hoài. Từ đầu tới cuối cuốn tiểu thuyết không đề cập gì khác ngoài một
Đội về làm công tác CCRĐ tại một làng quê. Cái thứ quyền lực như ngựa
hoang không ai kiểm soát đã tác yêu tác quái ra sao. Mấy “ông đội” (điển
hình là nhân vật Cự), văn hóa chưa qua lớp bình dân học vụ, nhưng bỗng
dưng một thứ siêu quyền lực trao vào tay. Đó là thứ quyền sinh quyền sát
mạng sống con người. Một ve thuốc lào, một lời ngọt nhạt có thể một
mạng người được tha. Và ngược lại…
Đảng đã cất nhắc họ, từ những kẻ thất
học, dốt nát, nghèo kiết xác vào vị trí của kẻ ngồi trên cao phán xét
mạng sống con người. Và nhờ có thứ quyền lực đảng trao cho cách thừa
mứa, họ- những “ông Đội” đã biết hủ hóa rất sớm. Cái Đơm, một thôn nữ
phốp pháp và lành như đọn rơm, là đồ chơi của Đội. Các nữ dân quân ngủ
đêm, Đội thích cứ việc mò vào. Đội không chỉ biết mỗi việc bắn người
theo sở thích của kẻ thất học, nhưng còn đầy mánh qué, mưu ma chước quỷ
của cán bộ cs thực thụ trong việc đấu đá, đạp đồng chí xuống để mình
vươn lên đỉnh cao quyền lực…
Một tội hình sự rất bình thường, với cái
án tối đa có thể chỉ là một vài ba năm tù, mà tòa án theo đúng nghĩa,
phải xử theo các cấp, từ sơ thẩm, tới phúc thẩm…, trong phiên tòa còn có
sự tranh tụng “nảy lửa” giữa các luật sư…rồi nghị án cách cẩn trọng của
tòa…; rồi nhân chứng, bằng chứng, rồi bị cáo còn được quyền kháng
cáo…;nhưng với cuộc cách mạng “long trời lở đất”- cuộc CCRĐ, một tòa án
nhân dân với kiến thức trẻ trâu về luật pháp của những kẻ ngồi ghế quan
tòa, lại được trao vào tay quyền uy tối thượng, được kích động và giật
gây bởi “cố vấn” nước ngoài có truyền thống sát nhân…, thì máu chảy đầu
rơi, oan khuất tày trời là điều khó tránh khỏi…
“Ôn cố tri ân” là điều nên làm; Nhưng
bảo thủ đến cùng, và bằng mọi giá lấp liếm sự thật là điều đáng lên án,
đáng đưa ra tòa công luận luận tội.
Người chết không thể sống lại.
Và những oan hồn không siêu thoát, những
hệ lụy về một xã hội bị băng hoại, đạo lý suy đồi bởi cuộc tao loạn
nồi da xáo thịt mang tên CCRĐ, là điều cần viết cho tới khi không còn
“trúc Nam Sơn” nữa…
Triễn lãm CCRĐ đã khơi dậy phong trào ĐẤU TỐ BỌN QUAN LẠI CS THAM NHŨNG THỜI NAY!
Trả lờiXóaHưởng ứng phong trào, nhân dân ta nên phát động đấu tố, trước hết là bọn TW và Tỉnh Huyện tham nhũng ăn trên ngồi trốc, nhà cửa biệt thự xa hoa, xe cộ đắt tiền, tiền bạc rủng rỉnh ăn chơi sa đọa. Đa số trong bọn chúng là BCHTW, Tỉnh ủy, Thành Ủy, quận Ủy, Huyện Ủy mới có cơ hội tốt tham nhũng bóc lột dân chúng.vv...
Nội bộ đang chơi đễu nhau, đây là thời điểm đang đánh các con cá mập tham nhũng. Cần phải lên dây cót quần chúng?
Trả lờiXóaCó cho kẹo Nguyễn Văn Cường Giám đốc Bảo tàng lịch sữ cũng không dám làm việc này
Về cải cách ruộng đất, Kỳ Vân kể một chuyện làm tôi bàng hoàng. Đúng hơn, kinh hoàng. Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: - Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại... Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành… Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác.
Trả lờiXóaKhi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ... À, trong Nghệ có câu ca “Phá đảng lừng danh quân Đặng Thí, giết người khét tiếng gã Chu Biên.” ..
- Biên nay làm gì?
Đề bạt thứ trưởng nông nghiệp. Dù sao cũng giàu nhiệt tình cách mạng.
“ĐÈN CÙ” của TRẦN ĐĨNH
https://docs.google.com/file/d/0B7GM...sle=true&pli=1
Triển lãm CCRĐ và sự ra đời của cuốn Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh vô tình trùng hợp để lộ cái vòng kim cô và sau cùng là cái vòng xích cột chặt CSVN với CSTQ. Dù sao đó cũng là điều bổ ích cho NDVN ngày càng nhận rõ hơn vì sao CSVN không thể thoát Trung và kéo theo cả DTVN vào vòng hệ lụy oan nghiệt và khốn khổ này !
Trả lờiXóa