Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh
1955-1956 (Phần III)
Trần Dần
1955-1956 (Phần III)
Trần Dần
Phạm Thị Hoài biên soạn
Pro&contra
23-09-2014
5 sào là bần. 1 mẫu là trung. Tới mẫu rưỡi là phú. Mẫu rưỡi trở lên là địa.
Ai có tội thì ta cứ nói ra. Nếu là địa
chủ thì ta đánh, nếu là phú nông thì ta liên hiệp, nếu là trung nông thì
ta đoàn kết. [...] Vào nhà trung nông chỉ ngấp ngỏm chân trước chân
sau, chén nước cũng không uống cho hết, câu chuyện chẳng buồn nói cho
xong. Hỏi rằng cái thằng quan hai là một chức to rồi mà anh ta còn giết
được thì có gì mà liên quan. [...] Cả thôn sống bằng lương ngụy binh.
[...] Nghe nói đội cải cách về các em rất mong chờ, các em rất là xu
hướng. Chị này nói lên là: Em mà không bị chỉ điểm bắt một tháng thì em
còn trong sạch nhất làng cơ. Cãi lại xã đội vô kỷ luật. Vợ: Nhà em thì
nó đần độn lắm biết gì mà hỏi, có thì hỏi mẹ em với em ấy. Em xin thú
thực với anh là em cũng có liên quan. Em là cháu thằng địa chủ Phái, nên
hồi giảm tô em không được vào Nông hội.
Liên quan hai ba bề chứ không phải một
bề. Tôi có lên tôi xé xác cái thằng địa chủ ấy ra chứ bà con lại bảo tôi
liên quan. Bây giờ đội về con lại cắn nhá mẹ: đấy, con bảo mà, giữ của
địa chủ bây giờ liên quan. [...] Liên quan em địa chủ thì cắt sinh hoạt.
Vợ con khóc vì sợ liên quan, gặp đội cứ lủi, đầu cúi đi cum cúp, không
tránh được thì chắp tay lạy.
*
Con địa chủ lấy ai?
Cả làng chả ai thèm mó tới. Có nhà 5 chị
nhoai nhoai ra cả rồi, chị lớn 24, cô bé 17. Của ấy rồi mõm cả ra thôi.
Chúng lại phải mõm nhau. Địa chủ lấy địa chủ. Hễ cứ bị quy là địa chủ
là con gái dâu nó bỏ về, hoặc con trai rể nó bỏ đi. Nhiều vụ lấy cớ là
địa chủ mà bỏ nhau.
*
Không lấy địa chủ
Một đám cưới đang cưới. Nhà gái lo sao cứ nhũng nhẵng, không chịu cử người nào ra làm lễ tuyên bố. Mà cứ thấy túm tụm, xì xào, bàn bạc, lằng nhằng. Mãi sau một bà mới dài mồm ra: „Nghĩa là thưa bà con, chẳng phải là chúng tôi phản hôn. Dưng mà cái thời thế này cần phải cẩn thận, thân con gái chỉ có một lần…“
Đám cưới biết có chuyện khó khăn. Bà ấy
vào câu chuyện: „Số là họ nhà gái chúng tôi hôm qua mới nhận được một
cái thư có nói về thành phần của chú rể. Thì chúng tôi rất là hoang mang
nghi ngờ. Cho nên chúng tôi rất là khổ tâm khó bề cư xử. Nhỡ ra rồi lại
thông gia liên quan thì khổ cho con gái chúng tôi.“
Họ nhà giai, bạn bè nhà giai là các nhà
giáo (vì chú rể chính là một nhà giáo) mới giải thích mãi. Các nhà giáo
nói thì dài lắm, lằng nhằng, lý sự, ai không nghe cũng phải cố mà nghe
(dù rằng nhiều khi nghe không ra).
Họ nhà gái căn vặn mãi đến điều: Thế ông
nhà ta làm gì? Thế nhỡ ông nhà ta là địa chủ thì có liên quan không?
Chù rể đã đi làm với chính phủ rồi thì liệu có sao không? Tại sao không
lấy vợ ở quê (Phú Thọ) mà lại lấy vợ ở mãi Thái Nguyên này? (Nhà gái
nghe thư bảo là anh ta vì thành phần nên ế vợ, ở quê nhà không gái nào
thèm lấy, mới phải đi mò ở xa!) Vân vân.
Các nhà giáo uốn lưỡi khoa môi. Và dĩ
nhiên lưỡi một nhà giáo bằng 2, 3 lưỡi đàn bà, thì ở đây số nhà giáo còn
đông hơn nhà gái, cuối cùng các nhà giáo giúp được chú rể khắc phục
mọi
khó khăn hoàn thành đám cưới.
*
Một cán bộ tuyên truyền và con gái địa chủ
Thái Nguyên. Cán bộ tuyên truyền cứ
khăng khăng đòi cơ quan cho lấy cô ta vì: Tôi cũng là con địa chủ nên
không hỏi vợ được, không cô nào thèm lấy, tôi chỉ còn món ấy thôi.
*
Chê vợ là con địa chủ
Đã hỏi rổi, sau điều tra lại, phát hiện
ra vấn đề bất thường, chú rể mới ngãng ra, chê cô vợ chưa cưới là con
địa chủ. Xong phá đám cưới.
Ít lâu sau phát động quần chúng thì chính anh chê vợ kia cũng lại là con địa chủ. Thế mời rầy ra.
*
Một chị nữ bí thư Đảng
Nữ bí thư Đảng. Sau CCRĐ, cấp trên mới
mối lái gán chị cho anh cán bộ đội trưởng, phó gì đấy. Không biết cái
cấp trên nào đã chống địa chủ mà lại có lối ép duyên ấy, nhưng tiếc rằng
sự thực trong cuộc đời lại đầy rẫy những kiểu cấp trên như vậy.
Chị cũng không bằng lòng. Mà lại yêu một
thanh niên khác ở xã không lấy gì làm loại A, không phải cốt cán, không
phải cán bộ, không phải Đảng viên, nhưng cũng không phải là lạc hậu
phản động hay liên quan gì cả. Tóm lại là một thanh niên trung bình. Hai
bên bí mật thề non hẹn biển. Sự ân ái không biết đã cụ thể chưa, nhưng
rõ rệt là tinh thần yêu đương đã sâu sắc và chân thực lắm.
Cấp trên cứ ép mãi. Nào lý luận đả thông
riêng. Nào anh thanh niên kia chỉ là cục đất, anh đội trưởng kia mới là
cục vàng, xứng đôi phải lứa (môn đăng hộ đối mới). Nào Đảng viên thì
phải gắn bó với Đảng viên (công thức nữa, không biết do cái quan điểm
hôn nhân nào đặt ra).
Không những chỉ lý sự mà cấp trên song song tiến hành giải quyết về tổ chức: nào tung dư luận, nào bố trí người đả thông, nào bạn bè đồng và dưới cấp, nào ngăn trở theo dõi, nào quyết nghị nữa. Quyết nghị rất khôn ngoan: Không phải là cấm đoán, nhưng chuyện giữa chị và anh thanh niên kia chưa chính thức, Đảng còn xét thì phải đình chỉ lại đã… Dĩ nhiên trong khi đình chỉ mặt ấy lại thì cấp trên lại cố xúc tiến cái mặt kia. Thò thụt mà lại.
Cuối cùng ra sao?
Chị nữ bí thư làm lá đơn xin cho tôi ra khỏi Đảng. Vì như vậy các đồng chí chèn ép tôi nhiều quá.
Thế mới rối chuyện. Nó mới xé ra, xé
toang ra cái màn hắc ám. Lôi thôi quá. Kết cục câu chuyện tôi không được
biết nó xoay ra thế nào.
*
Chia quả thực
Căm thù địa chủ thì có, nhưng thương yêu
giai cấp thì chưa có (người ta bảo vì chưa được học). Nên khi chia quả
thực thì bà con tranh giành nhau í ỏm. Cán bộ lúng túng mới nghĩ ra
những cái mưu thật là lúng túng.
Chia nồi: Cán bộ bịt mắt bắt dê, nhân
dân gọi tên bà Noã chẳng hạn thì cán bộ chỉ vào đống nồi, phải cái nào
thì bà Noã phải nhận cái đấy.
Chia cuốc: Cán bộ lấy vải trùm lên đống
cuốc chỉ còn thòi cái cán ra, ai cũng chỉ trông thấy có cán, lấy cái nào
ra thì là lấy cái ấy, không được chê cùn chê mẻ gì nữa.
Kết quả: Người nghèo được cái nồi thủng,
cái cuốc mẻ. Người khá hơn được cái nồi tốt, cái cuốc sắc. Cuộc đời trớ
trêu hay là cái mưu của cán bộ kia trớ trêu?
*
Vì lập trường quá nên mất ba lô
Anh ta là đội phó CCRĐ. Một kiểu đội phó
hay nói những lập trường tư tưởng nọ kia, anh ta có tài là nhiều chuyện
bằng móng tay anh có thể phân tích phê phán thành bằng con bò, kết luận
thành quả núi.
Đến khi đi bắt rễ thấy anh cứ long đong
ba lô trên lưng vào nhà này lại ra, sang nhà kia lại bỏ. Anh ta báo cáo,
toàn thấy những anh này ngụy binh tổ chức cũ kiên quyết không dựa,
những chị kia là cháu địa chủ có liên quan, vậy không thể là rễ tốt v.v…
Cứ vậy hết ngày nọ ngày kia.
Một hôm anh ta vào nhà anh Lã là người
đại lao đại khổ. Tuổi trên dưới 30. Người như cục đất. Anh đội phó đã
mừng. Nhưng cũng còn cảnh giác, nhìn xa thấy rộng con đường phát triển
sau này, nên anh ta thử hỏi: „Một tháng bao nhiêu ngày?“
Anh Lã đáp: „30 ngày.“
„Thế một năm bao nhiêu tháng?“
Anh Lã đáp: „30 tháng.“ Không biết anh Lã nói đùa hay nói thực. Hay là do trình độ anh như vậy.
Nhưng trình độ anh đội phó thì anh bèn
phân tích: „Con người như thế này có bồi dưỡng lắm thì về sau cũng chẳng
có triển vọng gì cả. Lớn bằng ấy tuổi đầu mà ngu như vậy.“
Anh đội phó lại xách ba lô đi. Vì cảnh
giác nên ba lô cứ phải trên lưng, chưa có sở vững, tin cẩn mà gửi ba lô
được. Hôm đó là ngày thứ 13 rồi. Trong khi đó các anh em khác đều đã có
rễ cả: nơi ăn chốn ở, ba lô không phải vác vai, công tác phấn khởi.
Anh đội phó sốt ruột, tìm một bụi cây
giấu ba lô, để đi tìm rễ, tìm „con người đại lao đại khổ, có triển
vọng“, vừa là để nhỡ có gặp anh em nào, họ thấy ba lô đeo vai thì họ
cười chết.
Sẩm tối về bụi tìm thì thấy mất ba lô.
Về sau anh Lã do một cán bộ khác dìu dắt trở nên cốt cán, rồi vào Đảng.
*
Kéo xe xách cặp cho địa chủ gọi là hầu
chân trong liên quan. Có anh đi ngụy (đã chết), khi ốm anh cho mấy chén
thuốc cũng cho là liên quan. Hai vợ cho là hủ hóa không trong sạch. Cho
thúng khoai mới, khen địa chủ, thế là bị gọi là liên quan.
*
Đánh vợ bị bắt giam
Một anh cãi nhau với vợ, đánh vợ. Vợ
mếu, bù lu bù loa: „Tao ra tao trình với đội cho mày.“ Chồng chửi: „Mày
ra mày trình với bố mày thì cứ ra mà trình!“
Thế là đội bắt anh ấy lên, cho là tay chân địa chủ, phá hoại nói láo.
*
Truy bức
Mày có lựu đạn phải không?
Vâng.
Bao nhiêu quả?
27.
Ở đâu?
Em chôn ngoài đồng.
Còn mới không?
Nó rung rúc thôi.
Đào mãi chả thấy. Truy bức mãi không thể thấy lựu đạn gì cả, chỉ thấy: „Vì em bị đánh đau quá em khai bừa như vậy.“
*
Một hầm vũ khí
„Chúng em có một hầm vũ khí, 50 bộc phá, 100 lựu đạn, súng ống mấy chục khẩu.“
30 du kích đào suốt một buổi không thấy gì. Đào mãi không thấy vũ khí nhưng lại thấy sự thực là: „Vì em đau quá nên em khai bừa như vậy.“
*
Tên Lê Tâm xã Bình Dương
Nhà nghèo vợ đần. Hắn dan díu với Thị Út, là một thị lắm của, lắm trâu bò ruộng nương. Thị này lại có chồng rồi.
Lê Tâm mưu mô: giết vợ. Bỏ thuốc độc, vờ
là thuốc đau bụng cho chồng Thị Út. Bên giết vợ, bên giết chồng, 3 ngày
sau chúng lấy nhau.
Đồi với nhân dân không có điều tiếng gì.
Văn tự chữ nghĩa khá, hắn dạy trẻ, giúp mọi người làm đơn từ, viết thư.
Phân tán của cải về các con từ 1953. Mưu cho vợ nay đi ở nhà này một
bữa, khi phát động giảm tô tố khổ còn được chia quả thực. Hay đâu hắn ở
Quốc dân Đảng từ 1925. Hiện nay là Trung ương ủy viên. Kỳ CCRĐ một tay
hắn mưu ra 9 vụ án mạng.
Lê Tâm bức tử một trung nông, một địa chủ. Giết xong vứt dao dọa: Bây giờ là phải kín như bưng. Mày mà nói là tao giết chết. Nói ban sáng thì ban trưa tao giết. Nói ban chiều thì tối tao giết. Lại dọa vợ khổ chủ: Mày mà nói thì tao giết cả nhà. Nhưng mà nếu nó truy quá thì cứ khai ra thằng Ninh ấy (Ninh là một bần nông tích cực).
*
Vụ ông Khương xã Bình Dương
Kỳ phát động giảm tô lên phú nông, do
Chắc Chỉ tố. Kỳ CCRĐ lên địa chủ cũng do Chắc Chỉ tố. Trước có thù với
Chắc Chỉ: Khi Chỉ đi vắng, Khương có đoạt một bụi tre, sau về kiện cáo
nhau mà Khương vẫn được kiện.
Từ khi Khương lên địa chủ đâm ra rầu rĩ. Có người thấy bảo: chỉ một vài ngày là xong.
Một đêm địa chủ Khương chết ở dưới ao
nhà hắn ta, mặc quần áo nâu mới. Đội CCRĐ cho là hắn hoang mang chán
đời, sợ đấu nên tự vẫn. Đoàn cũng đặt nghi vấn, vì ở xã có xảy nhiều vụ
đột xuất lắm rồi.
Điều tra Trác là trung nông, nhà bên
cạnh. Trác bảo đêm có nghe tiếng trẻ khóc và người con lớn của Dung bảo:
„Khóc gì! Tao đâm chết cả bây giờ“.
Đội nghi, cho là gia đình Khương giết ông ta đi chăng?
Phát động gia đình: vợ Khương, Dung. 5
ngày liền không được câu nào. Dung bảo không nói câu ấy mà chỉ nói rằng:
Nín đi em, đừng làm ồn ban đêm lên đi em. Đội cho là nói dối.
Phát động Chắc Chỉ. Cũng không nói được
câu gì. Vụ án kín như bưng. Sau đội đặt vấn đề đi ngược lại điều tra: Ai
tố Khương lên phú nông và lên địa chủ? Chính gia đình Khương là thành
phần gì?
Sau xét ra: Chính là Chắc Chỉ đã tố
Khương lên phú nông, và rồi lại lên địa chủ. Chứ chính thực Khương là
trung nông. Vụ án đã hơi có manh mối. Bà vợ Khương mới nhớ ra đêm trước
đêm chồng bị giết thì gần sáng chồng đi đái vào, bà tỉnh giấc. Ông có
bảo: „Quái sao nhà ta có người?“. „Làm gì có?“. „Có chứ, tôi nhìn như bố
con Chắc Chỉ, nó lủi ra vườn mất.“
Xét lý lịch Chắc Chỉ, bà con cho biết
anh ta cùng khổ thực (đi ở, gồng thuê gánh mướn). Nhưng năm Pháp chiếm
không biết sao anh ta lên ở bốt Gia Thọ với tên Hồng là trùm Quốc dân
Đảng. Những tề, lý trưởng v.v. về sau có muốn gặp Hồng đều phải qua tay
Chắc Chỉ, phải lễ lạp. Con gái Chắc Chỉ cũng có vấn đề với nhân dân. Một
lần bà con tập hợp, sắp đi ra vùng tự do đi dân công, tên con gái này
biến đi một lúc về phía bốt Gia Thọ, lúc sau Tây ập về bắt đồng bào. Tóm
lại Chắc Chỉ lai lịch không tốt, nhân dân coi là chó săn của Pháp trước
kia.
Đội đi sát Chắc Chỉ, chất vấn, giải
thích chính sách khoan hồng, căn vặn. Mãi Chắc Chỉ mới khai là do tên
Trác. Cán bộ bảo: Nếu đem Trác đối chiếu với anh mà hắn bảo có cả anh
nữa thì sao? Chắc Chỉ im không nói gì.
Lại giải thích. Tận sau hắn mới chịu thú
cả. Là do phú nông Tậu bày mưu. Phú nông Tậu tới nhà bảo lâu nay không
thấy đến chơi. Chắc Chỉ: „Vì ông là phú nông, muốn đến lắm lại sợ nhân
dân. Nhà cửa túng thiếu lắm mà cũng không dám đến vay như khi xưa.“ „Tối
anh đến cũng được, lấy một ít thóc. Còn số nợ cũ thì bây giờ tôi lên
phú nông mà đòi nông dân thì không có được, vậy coi như là tuyên bố bỏ
đi, anh không phải nghĩ tới nữa.“
Khi hắn bước ra, hắn quay lại: „Nhưng mà
anh đến lấy thóc thì cồng kềnh, nhân dân nó lại dòm ngó, thì lấy tiền
vậy.“ Hắn giúi cho 3 vạn. Về sau hắn bàn là cả cánh ta khéo nguy mất.
Trác liệu rồi lên địa chủ, tôi cũng lên địa chủ mất. Còn anh thì cũng
chẳng thoát. Ở đồn bốt như thế, con gái anh lại là gián điệp như thế,
nhân dân với người ta theo dõi ghi chép từng ngày. Họ sẽ moi ra, phen
này chết cả lũ. Trác, Chắc Chỉ đều lo. Bây giờ có cách nào? Chỉ có cách
giết tên Khương đi. Nó cùng bọn mình nhưng nó ngả nghiêng lắm. Ta quy
cho nó lên địa chủ xong giết đi là hết manh mối. – Nhỡ lộ thì sao? – Nó
đã là địa chủ mà chết đi thì ai người ta còn để ý, đội nó cũng sẽ bỏ qua
đi chứ.
Thế là giết. Nhỡ ra có lộ thì phải ai
tai ấy, đừng có khai mà chết. Bây giờ nó chỉ phát động thôi
chứ không
nhục hình tra khảo gì đâu mà sợ.
(Còn tiếp)
© 2014 pro&contra
Trong thời CCRĐ, với một số tại sản được quy định như vầy "5 sào là bần. 1 mẫu là trung. Tới mẫu rưỡi là phú. Mẫu rưỡi trở lên là địa." là đủ cơ sở để đem đi...dựa cột!? Và chỉ sau 60 năm, thì một ông quan đầu tỉnh có tài sản cỡ " đất đai thì vài...trăm héc ta, xây chỉ mỗi một căn nhà không thôi chỉ sơ sơ...64 tỉ đồng, mỗi ngày thu nhập hơn...50 triệu đồng!?" thì mấy ông quan thời nay đủ cơ để đem đi...đâu bà con hè???
Trả lờiXóaNhững tài liệu này có giá trị hiện thực sâu sắc quá,
Trả lờiXóatính điển hình cũng cao.
Có thể xuất bản như người ta vẫn xuất bản những tác phẩm ký họa.
Như những ký họa của Lêôna đờ Vanhxi vậy.
Những bước đưa XH miền Bắc trở lại thời kì hồng hoang xem thế đã được tập huấn rất kĩ . CCRĐ để biến miền Bắc XHCN thành một màu duy nhất , màu của nô lệ thời đại mới cho các ông chủ CS. CCRĐ đào tận gốc trí phú địa hào, và những thành phần chống đối CS như QDĐ, cựu ngụy quân ngụy quyền, CG. CCRĐ như cái bừa trên ruộng khoai không bỏ sót một củ nào dù rất nhỏ !
Trả lờiXóaQua những ghi chép của Trần Dần bộc lộ ra cái ý đồ rất thâm độc của CS quan thầy dậy cho csVN phải làm gì khiến cho trong Dân không còn những kẻ chống đối mà chỉ còn những người sợ hãi chỉ biết nghe theo CBCS !