Nam Định, Hà Nội và một số nơi vừa tưng bừng tổ chức lễ Mừng thọ Cụ Vũ Khiêu tròn 100 tuổi. Cụ là Giáo sư, là Anh hùng Lao động thời Đổi Mới (phong đến 2 lần), được vua biết mặt, chúa biết tên.
Tuy nhiên, lễ mừng thọ cụ Vũ Khiêu lại đã gây xôn xao dư luận, trước hết là vì cụ chưa đến tuổi 100, và vì sao cụ lại cho tổ chức sinh nhật mừng thọ sớm đến 2 năm như vậy? Cụ biết thời thế chăng?
.
.
Rồi người ta vô cùng ngỡ ngàng khi cụ ăn mặc bộ đồ giặc Tàu đời Mãn Thanh (đi với quần Tây) trong buổi lễ mừng thọ trang trọng, hoành tráng, do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định quê cụ tổ chức:
Ta phát hiện ra là cụ đội Mũ Tàu, mặc Áo Tàu, nhưng mặc quần Tây trong bức ảnh dưới đây:
Về sau, qua một người con cháu của cụ, ta biết rằng, cái mũ Mãn Thanh là nằm trong bộ đồ ngủ của cụ. Khi đi dự lễ Mừng thọ, cụ chỉ đội cái mũ thôi, chứ không vận cả bộ đồ ngủ vương giả như thế này:
Nói thật, tuy nó chỉ là cái mũ thôi, nhưng nó nằm trong bộ đồ ngủ, và như thế thì cụ bỉ mặt người ta quá!
Cụ Vũ Khiêu có những bộ đồ hoành tráng, và đã từng làm mẫu theo kiểu vua chúa có thị nữ đứng hầu như thế này:
Nhớ hồi còn làm ở thư viện, Nxb Khoa học Xã hội gọi ra lĩnh
Nhân dịp sinh nhật mừng thọ cụ Vũ Khiêu, nhớ lại mấy "thành tích" của cụ:
1- Sửa gia phả, thừa nhận gốc Tàu
2-
Bỏ họ Đặng lấy họ Vũ
3- Đề xuất hoa Mào gà làm Quốc hoa
4- Giáng bút đình Bình Đà
5- Viết văn bia Ngã Ba Đồng Lộc và các bia khác
6- Cổ súy cho việc phá nát Truyện Kiều
7- Mặc đồ Tàu, dùng đồ Tàu quá đáng
3- Đề xuất hoa Mào gà làm Quốc hoa
4- Giáng bút đình Bình Đà
5- Viết văn bia Ngã Ba Đồng Lộc và các bia khác
6- Cổ súy cho việc phá nát Truyện Kiều
7- Mặc đồ Tàu, dùng đồ Tàu quá đáng
8
- Cụ đếch biết chữ Hán Nôm mà lại dám dịch lăng nhăng cái ấn đền Trần ở Hưng Hà
Thái Bình.
Ngày cuối tuần trời cứ chập chờn mưa gió, xin đăng lại bài Tễu cãi Cụ Vũ Khiêu về việc Cụ đề cử hoa Mào gà là Quốc hoa:
"Vụ
chọn Quốc hoa, cụ Vũ Khiêu - một nhà tuyên huấn lão thành tuổi
ngoài chín chục cũng quan tâm rất hăm hở. Không hiểu cụ có duyên có nợ
gì với hoa Mào Gà mà cụ lại toan đề cử HOA MÀO GÀ làm Quốc hoa. Mặc dù
cụ là bậc già cả trong giới bút mực, cánh phóng viên vẫn căn văn cụ xem
tại sao cụ chọn hoa đó làm Quốc hoa. Thì đây, ý cụ thế này:
Hoa mào gà có điều gì đặc biệt mà ông muốn nó trở thành Quốc hoa?
Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân. Hoa tượng trưng cho con gà trống, được yêu quý trên đất nước ta. Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới.Hình tượng gà trống tiêu biểu cho một khí thế anh hùng. Bất cứ con vật nào xâm chiếm lãnh thổ, nó đều chiến đấu bảo vệ đến cùng. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn. (Nguồn: Khampha.vn).
Cũng xem thêm ở đây: Quốc hoa: Mào gà hay hoa sen xứng đáng? (KP). - Xem lại: Việt Nam hãy chọn hoa xấu hổ là quốc hoa (ĐV).
Cháu là Tễu, xin phản biện cụ tý, cụ nhé:
1- Cụ bảo: "Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân". Cụ nói thế nào chứ, quê cháu và nhiều nơi cháu đi qua, chẳng mấy khi gặp hoa mào gà.
2- Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Câu này cháu cũng chưa nghe thấy bao giờ!
Cháu chỉ thường nghe câu này:
Kiếp sau xin chớ làm người
Cháu là Tễu, xin phản biện cụ tý, cụ nhé:
1- Cụ bảo: "Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân". Cụ nói thế nào chứ, quê cháu và nhiều nơi cháu đi qua, chẳng mấy khi gặp hoa mào gà.
2- Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Câu này cháu cũng chưa nghe thấy bao giờ!
Cháu chỉ thường nghe câu này:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống sống đời tự do
Sáng ra thì gáy o...o...
Suốt ngày đạp mái khỏi lo trả tiền
Đến chết cũng sướng như tiên
Thiên hạ cung kính đặt lên bàn thờ.
3- Cụ bảo: "Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới". Cụ đúng là nhà tuyên huấn đại tài, và được phong đến giáo sư và 2 lần Anh hùng lao động thời đổi mới quả không sai!
Có độc giả mách cháu: Ngạn ngữ thế giới có câu: "Con gà tưởng trời sáng là do tiếng gáy của mình" để chỉ những người dốt mà tự phụ.
4- Cụ bảo: "Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn". Câu này thì cháu phản biện đến cùng.
Vì hồi cháu mới về cơ quan, đang tuổi trai tơ các bác các chú có nói với cháu chuyện này, như thế này cơ: Gà trống rất khôn và cũng rất kiêu. Mỗi khi trông thấy mấy ả gà mái đằng xa. Hắn lười đến nỗi không thèm chạy lại, mà cứ đứng nguyên một chỗ, cúi xuống mổ một hòn sỏi, kêu toáng lên: "Thóc thật! Thóc thật!". Đám gà mái nhẹ dạ, chạy lại, thế là chàng....hành sự luôn, chạy đằng trời.
Nói thật, cháu không quan tâm đến ba cái chuyện vớ vẩn do bọn Văn Thể Du đưa ra đâu! Nhưng cụ mà đề cử Hoa Mào gà làm Quốc hoa là cháu phản đối lắm. Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì ra Gu Gờ. Cháu vô cũng hãi hùng khi "sớt" chữ "mào gà", vì nó ra thế này "Mào Gà". Eo ôi! Khiếp quá cụ ạ! hi hi...iiii
Cụ với hoa mào gà có duyên tiền định thế nào với nhau, thì cháu không biết! Nhưng mà giả sử có thì cũng xin cụ đừng vì thế mà thiên ái hoa mào gà mà làm khổ chúng cháu, sau này nó là Quốc hoa thật, đi đâu cũng gặp phải "mào gà", "mào gà" ....thì khổ lắm, cụ ạ!
Cụ già rồi, chuyện hoa lá, cụ cứ để anh em bọn cháu bàn, cụ nhé!
Sáng ra thì gáy o...o...
Suốt ngày đạp mái khỏi lo trả tiền
Đến chết cũng sướng như tiên
Thiên hạ cung kính đặt lên bàn thờ.
3- Cụ bảo: "Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới". Cụ đúng là nhà tuyên huấn đại tài, và được phong đến giáo sư và 2 lần Anh hùng lao động thời đổi mới quả không sai!
Có độc giả mách cháu: Ngạn ngữ thế giới có câu: "Con gà tưởng trời sáng là do tiếng gáy của mình" để chỉ những người dốt mà tự phụ.
4- Cụ bảo: "Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn". Câu này thì cháu phản biện đến cùng.
Vì hồi cháu mới về cơ quan, đang tuổi trai tơ các bác các chú có nói với cháu chuyện này, như thế này cơ: Gà trống rất khôn và cũng rất kiêu. Mỗi khi trông thấy mấy ả gà mái đằng xa. Hắn lười đến nỗi không thèm chạy lại, mà cứ đứng nguyên một chỗ, cúi xuống mổ một hòn sỏi, kêu toáng lên: "Thóc thật! Thóc thật!". Đám gà mái nhẹ dạ, chạy lại, thế là chàng....hành sự luôn, chạy đằng trời.
Nói thật, cháu không quan tâm đến ba cái chuyện vớ vẩn do bọn Văn Thể Du đưa ra đâu! Nhưng cụ mà đề cử Hoa Mào gà làm Quốc hoa là cháu phản đối lắm. Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì ra Gu Gờ. Cháu vô cũng hãi hùng khi "sớt" chữ "mào gà", vì nó ra thế này "Mào Gà". Eo ôi! Khiếp quá cụ ạ! hi hi...iiii
Cụ với hoa mào gà có duyên tiền định thế nào với nhau, thì cháu không biết! Nhưng mà giả sử có thì cũng xin cụ đừng vì thế mà thiên ái hoa mào gà mà làm khổ chúng cháu, sau này nó là Quốc hoa thật, đi đâu cũng gặp phải "mào gà", "mào gà" ....thì khổ lắm, cụ ạ!
Cụ già rồi, chuyện hoa lá, cụ cứ để anh em bọn cháu bàn, cụ nhé!
Cháu Tễu
Trích đăng một độc giả viết về cụ Vũ Khiêu nghe mà thấy buồn cho văn hóa nước nhà!
Tôi chả bất ngờ gì với cụ Vũ Khiêu cả. Là người chịu khó đọc cụ từ những bài văn tế in năm 1945 đến nay, tôi quả quyết rằng cụ không biết lấy vài trăm chữ Hán Nôm, còn văn bia câu đối của cụ thì dọn vườn cả năm không hết. Phải nói là đối với các thể văn này thì trường hợp cụ Vũ Khiêu chỉ có thể đúng với thành ngữ "Điêu bất túc, cẩu vĩ tục" (Nghĩa là: Lông điêu cài mũ không đủ, đành lấy lông đuôi chó chắp vào). Thơ văn cụ là vậy thôi, nhiều người tưởng là đỉnh lắm. Tôi nói về một bài thơ cụ mới làm ở nghĩa trang Trường Sơn mà lắm người nhắc đi nhắc lại:
Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ
Trích đăng một độc giả viết về cụ Vũ Khiêu nghe mà thấy buồn cho văn hóa nước nhà!
Tôi chả bất ngờ gì với cụ Vũ Khiêu cả. Là người chịu khó đọc cụ từ những bài văn tế in năm 1945 đến nay, tôi quả quyết rằng cụ không biết lấy vài trăm chữ Hán Nôm, còn văn bia câu đối của cụ thì dọn vườn cả năm không hết. Phải nói là đối với các thể văn này thì trường hợp cụ Vũ Khiêu chỉ có thể đúng với thành ngữ "Điêu bất túc, cẩu vĩ tục" (Nghĩa là: Lông điêu cài mũ không đủ, đành lấy lông đuôi chó chắp vào). Thơ văn cụ là vậy thôi, nhiều người tưởng là đỉnh lắm. Tôi nói về một bài thơ cụ mới làm ở nghĩa trang Trường Sơn mà lắm người nhắc đi nhắc lại:
Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ
Dạt
dào Đông Hải khí anh linh
Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí
Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình.
Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí
Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình.
Bài
thơ hỏng vì nhiều lẽ nhưng trước hết cả ba câu trước là hỏng hẳn, chỉ mỗi câu
cuối chấp nhận được. Tai sao vậy.
Câu
1. Trong thơ văn, hai chữ "bát ngát" thường mang ý nghĩa tích cực,
sảng khoái trước một phong cảnh rộng rãi,trùng trùng nhưng khá bằng phẳng. Đứng
trước nghĩa trang Trường Sơn, tâm hồn thi nhân muôn trùng xót xa, lỡ lòng nào
dùng 2 chữ ấy: Bất nghĩa, vô tình.
Câu
2: Hai chữ "dạt dào" phụ họa cho "bát ngát", nó cũng dương
tính. Đứng trước nghĩa trang mà những dạt dào cùng bát ngát thì nó còn ra cái
gì nữa. Vui một cách vô duyên trước chốn thiêng liêng và trước sự hi sinh lớn
lao. Té ra là "nhất đứng anh hùng" chả có tí tâm nào với "vạn
cốt khô".
Cũng
ở câu này, cụ dùng "khí anh linh" phụ họa cho Đông hải là rất sái.
Khí từ biển thường là giông bão làm cho lật thuyền đổ nhà, là khí có hại khi nó
dạt dào. Hoặc nữa, bốc lên thì người ta gọi đó là "thẫn lâu", báo chuyện
tai ương. Ấy vậy mà cụ dùng như không. Tại sao cụ lại viết như vậy? Đây chỉ có
thể là vì nội lực mỏng manh, tình cảm đãi bôi, trong đầu lóe ra vài nhúm từ
vựng là phang bừa ra cốt cho có hoặc khoe mẽ, thị tài (dởm) mà thôi.
Câu
3: Đến câu này thì ôi thôi. Đọc mà rùng mình. "Ba hồi chiêu mộ" xuất
tự cổ thi. Bài này có tên gọi là Chiều Xuân hoặc Chơi đền Trấn Võ. Vì nó có thể
đọc cả nghĩa "thanh" và nghĩa "tục", có dị bản này khác nên
giới nghiên cứu chưa nhất trí là của Hồ Xuân Hương hay của Bà Huyện Thanh Quan:
Êm
ái chiều xuân tới khán đài
Lâng
lâng không bợn chút trần ai
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn giời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào đâu cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Nếu đọc theo nghĩa thanh nhất thì ta cũng thấy đây là một tâm sự hoài cổ xen lẫn bức xúc vì sự đảo lộn hiên tại lúc đó bởi ngôn từ có tính xách mé trịch thượng. Nếu đọc theo nghĩa tục thì ta mỉm cười vì "xuân" (giao hoan nam nữ), "chuông gầm sóng" (động tác tính giao), nước lộn giời (vừa tính giao trên dưới vừa nói lái thành giợi/rợi l...), rồi "nguồn ân, bể ái", rồi "cực lạc" láy thêm cực lạc".
Trở lại với cụ Khiêu, dùng chữ như vậy thì tối thiểu là bất nhã, đặt trước nghĩa trang là bậy bạ.
Câu 4: Câu này không mắc lỗi gì nhưng bài thơ đến 3/4 đã lởm thì còn nói làm gì nữa.
Cụ Khiêu trong văn tế, câu đối, văn bia... chưa sạch được cái nước cản của người năng văn. Ví dụ như như làm thơ bây giờ tả cảnh rước dâu mà viết "Đón em về chim bướm ngất ngây" thì thành trò cười à. Người ta đưa ra cái lí thuyết xuyên văn bản là coi thơ như một lĩnh vực có truyền thống riêng mà mỗi tác phẩm là một lát cắt trong dòng chảy bất tận.
Chỉ có thể nói, văn tế, câu đối, văn bia... của cụ chỉ xứng là mạt hạng của văn chương.
Mọi người không tin, hãy bật mạng lên, dọn vườn tác phẩm của cụ, ngay cả các câu đối cho chính gia tộc nhà cụ, mười chỉ được một mà thôi. Hãy dọn vườn đi nào! Thần tượng dởm sẽ làm hỏng văn chương.
________________
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn giời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào đâu cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Nếu đọc theo nghĩa thanh nhất thì ta cũng thấy đây là một tâm sự hoài cổ xen lẫn bức xúc vì sự đảo lộn hiên tại lúc đó bởi ngôn từ có tính xách mé trịch thượng. Nếu đọc theo nghĩa tục thì ta mỉm cười vì "xuân" (giao hoan nam nữ), "chuông gầm sóng" (động tác tính giao), nước lộn giời (vừa tính giao trên dưới vừa nói lái thành giợi/rợi l...), rồi "nguồn ân, bể ái", rồi "cực lạc" láy thêm cực lạc".
Trở lại với cụ Khiêu, dùng chữ như vậy thì tối thiểu là bất nhã, đặt trước nghĩa trang là bậy bạ.
Câu 4: Câu này không mắc lỗi gì nhưng bài thơ đến 3/4 đã lởm thì còn nói làm gì nữa.
Cụ Khiêu trong văn tế, câu đối, văn bia... chưa sạch được cái nước cản của người năng văn. Ví dụ như như làm thơ bây giờ tả cảnh rước dâu mà viết "Đón em về chim bướm ngất ngây" thì thành trò cười à. Người ta đưa ra cái lí thuyết xuyên văn bản là coi thơ như một lĩnh vực có truyền thống riêng mà mỗi tác phẩm là một lát cắt trong dòng chảy bất tận.
Chỉ có thể nói, văn tế, câu đối, văn bia... của cụ chỉ xứng là mạt hạng của văn chương.
Mọi người không tin, hãy bật mạng lên, dọn vườn tác phẩm của cụ, ngay cả các câu đối cho chính gia tộc nhà cụ, mười chỉ được một mà thôi. Hãy dọn vườn đi nào! Thần tượng dởm sẽ làm hỏng văn chương.
________________
Bác nào vẫn còn muốn tìm hiểu về Cụ Vũ Khiêu, xin xem thêm loạt bài này:
Việt Nam mình lạ thật, những ai càng bị thiên hạ chửi, thì càng được nhà nước tôn vinh, và ngược lại, những ai càng được nhà nước tôn vinh, thì càng bị thiên hạ chửi. Học "giả" Vũ Khiêu nếu không được/bị nhà nước tung hô là có những công trình văn hóa để đời, thì chắc không bị/được thiên hạ chửi là dốt. Vì ở VN, rất nhiều giáo sư dốt hơn Vũ Khiêu nhiều, nhưng có mấy người bị chửi là dốt đâu? Nếu Vũ Khiêu không được/bị nhà nước phong anh hùng, thì chắc cũng không bị/được thiên hạ chửi là đồ tuyên huấn Hán Hoa lẩm cẩm bị "mào gà"... Vì có chán vạn "anh hùng thời đổi mới" nhếch nhác thảm hại hơn rất nhiều. Dưng mà chắc là điềm cụ Khiêu sắp hai năm mươi nay mai đấy thôi.
Trả lờiXóaRiêng bốn chữ ĐƯƠNG ĐẠI QUỐC SƯ đã thấy rõ cụ là người VÔ HỌC.
Trả lờiXóaVẫn biết bọn Văn Thể Du chuyên diễn hề nhưng không thể hiểu nổi tại sao cái vụ mừng thọ này họ lại HỀ đến mức như thế . Cụ giáo sư Khiêu hai lần anh hùng thì rõ là , già rồi mà vẫn còn dại , cụ diễn vở này như một chú hề bung sung diễn trò ...
Trả lờiXóaThật là kẻ già gần mãn đời mà không nên nết! Nhìn cái câu "Đương đại quốc sư" mà gai mắt! Đây cũng là kẻ văn nô tiêu biểu của chế độ mà đời sau sẽ còn nhắc nhiều đây.
Trả lờiXóaHỏng, trước đây E rất sùng cụ nhưng xem ảnh cụ trong trang phục mãn thanh( nhất là cái mão) thì bỗng thấy hỏng mất rồi
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa8 điều, xin nói 2 điều:
Trả lờiXóa1- Sửa gia phả, thừa nhận gốc Tàu
Tôi nhận thấy nhiều họ ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc Tàu, việc thật nên
thừa nhận thật. Nhiều người Hoa Kì hiện nay họ có chối bỏ gốc Anh đâu.
2- Bỏ họ Đặng lấy họ Vũ
Có thật cụ Khiêu bỏ họ Đặng không ?
Tướng Lê Trọng Tấn có gốc họ Trịnh mà không mang họ Trịnh chắc có nguyên nhân nào chứ ?
Đương đại quốc doanh!
Trả lờiXóa/Đúng là "chuyện lạ có thật" ở Việt Nam. Theo Wikipedia tiếng Việt. Ông sinh ngày 19/9/1916. Đến tháng 9/2014 này mà đã tổ chức mừng thọ 100 tuổi là làm sao? Không phải cách tính theo lịch Tây, cũng không phải lịch Tàu. Chắc họ tính theo lịch "người ngoài hành tinh". Vì chỉ có 'người ngoài hành tinh" mới có những "thành tích quái đản" như ông này.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaTôi không biết ông Đặng Vũ khiêu là anh hùng, giỏi khá, đạo đức tư cách thế nào, nhưng qua vụ mừng thọ này tôi thấy ông Khiêu có 3 cái ĐÁNG KHINH :
Xóa1/ Ông là người Việt hay ít ra ông cũng ăn cơm uống nước và hít thở không khí Việt được 98 năm, vậy thì hà cớ gì trong buổi lễ mừng thọ trang trọng ông lại mặc áo tàu? Tôi chỉ biết kết luận ông Khiêu là kẻ "ăn cháo đá bát". Vậy mà các ngài tỉnh ủy, UBND ... cũng tới chúc mừng thì đúng là rõ ngu.
2/ Nguồn gốc của ông Khiêu có họ Đặng, tại sao ông lại bỏ họ Đặng để về nhận họ Vũ? Điều này có 2 khả năng, một là ông là đứa con hoang của họ Vũ, hai là ông cha họ Đặng của ông Khiêu có làm điều gì bất minh đáng hổ thẹn nên ông từ bỏ họ của mình, đây là điều tối kị bởi cha ông có câu "con không khinh bố kém, chó không chê chủ nghèo".
3/ về việc ông đề nghị lấy hoa mào gà làm quốc hoa thì có lẽ không phải ông không hiểu biết mà trong tâm ông có một cái thâm ý nào đó mà ông không nói ra đó thôi.
CON DÂN VIỆT
Hoan hô thành Nam có ĐƯƠNG ĐẠI QUỐC .... SƯ TU HÚ
XóaCụ Tú Xương sống dậy cũng phải bái phục vị "quốc sư đương đại". Cụ phải làm quả trăm tuổi trước khi cái trăm tuổi đến để dân ta mới biết được có vị Quốc Sư còn sống. Chết rồi thì làm gì còn "đương đại" nữa.
Chỗ mình có một bạn hơi bị ấm đầu vậy mà bạn này khoe có đôi câu đối cụ GS Khiêu cho ,bạn này còn nói,chỗ khác cụ cho câu đối là cứ phải tiền triệu(?),riêng cháu là cụ tặng không đó!
Trả lờiXóaChưa thống kê việc Cụ định dùng Văn mình thay Thơ Hồ Chủ tịch trong vụ đục bia đền Quang Trung núi Quyết thành Vinh là thiếu sót đới
Trả lờiXóaVãi về cụ...
Trả lờiXóa1- Sửa gia phả, thừa nhận gốc Tàu
Trả lờiXóa2- Bỏ họ Đặng lấy họ Vũ
3- Đề xuất hoa Mào gà làm Quốc hoa
4- Giáng bút đình Bình Đà
5- Viết văn bia Ngã Ba Đồng Lộc và các bia khác
6- Cổ súy cho việc phá nát Truyện Kiều
7- Mặc đồ Tàu, dùng đồ Tàu quá đáng
8 - Cụ không biết cữ Hán mà lại dám dịch lăng nhăng cái ấn đền Trần ở Hưng Hà Thái Bình.
9- Đương đại cuốc hư
Thưa cụ! Cụ thọ như thế là thọ nhiều lắm lắm rồi đấy ạ...!
Trả lờiXóaSao bạn lỡ nói vậy với người cao tuổi!
XóaDạ thưa! Người ta nói: Nhân sinh thất thập.....tức người bảy mươi tuổi xưa nay hiếm, căn cứ vào đó em mới bảo cụ Khiêu như thế là thọ lắm chứ có ý gì đâu ạ...Tuy tuổi cao mà cụ vẫn còn tham gia lo việc quốc gia đại sự, vẫn còn đạo văn nhoay nhoáy như thế thì phúc cho con cháu, may cho nền văn hóa nước nhà lắm ạ...
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa( Y phục xứng kỳ đức ) Cứ nhìn cách ăn mặc của cụ , là biết cụ là ai ........
Trả lờiXóaBệnh "xùi mào gà" là bệnh xã hội!
Trả lờiXóaTôi thấy hình như có cái gì đó hề hề ở đây. Hình như có 2 điều gì đó: (1) người ta cố tình troll cụ mà cụ thì (do chẳng hiểu, chẳng biết gì cả) cứ hồn nhiên ... tưởng thật (bận đồ ở nhà hay đồ tắm của các bậc quyền quý; dù là bậc gì thì đấy vẫn là đồ mặc ở trong nhà chứ không phải là thứ để ... bày ra). (2) cụ thiếu hiểu biết nên đã có ý thức làm như vậy. Cái cách ăn mặc lên sân khấu không nói làm gì, nhìn cái ảnh "đương đại quốc sư" đã thấy toát lên cái sự ... dở hơi cám hấp, nếu cái chữ Tàu hàm nghĩa "đương đại quốc sư" là do cụ cho vào rất có ý thức. Còn cái ảnh chụp với 2 cô "nữ tỳ" thì ... rởm hết sức: bố trí cái ảnh phía sau để làm nền cho thấy cái sự vô học của: (1) kẻ đã bố trí và đạo diễn để chụp cụ; (2) chính cụ muốn thế để chụp ảnh. Bố cục như vậy nhằm thể hiện cái gì? Cái phông ảnh phía sau nhằm mục đích gì, hay có tác dụng gì cho cái người ngồi phái trước? Ngay trong cái ảnh phông phía sau đã thể hiện rõ một sự lai căng kém về nhận thức văn hóa (lại được phóng rất to, chứng tỏ bức ảnh rất được ai đó hay cụ coi trọng): khăn quàng kiểu tây sẫm màu (đen) với bộ đồ kiểu tàu màu đỏ. Chẳng ăn nhập gì cả. Tóm lại là ... dở hơi (hoặc cụ, hoặc ai đó đạo diễn). Nếu thực sự cụ đã từng làm nhiệm vụ "quốc sư" cho ai đó thì quả là đã thấy có tác dụng đối với tình hình đất nước trong mấy chục năm qua cho đến nay. Đúng là một vở tấu hài, và là ... hvl.lkk
Trả lờiXóaDở người thành "quốc sư" thì đất nước mạt vận thôi. Tôi thấy những ai được vinh danh đều là đồ rởm.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTôi không biết đời xa xưa ông cụ tổ tôi ở đâu, nhưng bây giờ tôi là người Việt, ăn cơm Việt, uống nước Việt và tôi căm ghét những kẻ mặc áo Tàu, sính chữ Tàu, ca ngợi Tàu, bởi một lẽ mình là người Việt thì hà cớ gì lại làm những việc như thế, vả lại người Tàu ngang ngược, thâm độc, tham lam việc gì cũng muốn lợi cho mình, hại cho người và chúng quá mất dạy, chúng lại là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt nên tôi thật sự khinh ghét chúng.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ bạn!
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaVũ cậy khoẻ Vũ ra Vũ múa
Trả lờiXóaGặp trời mưa Vũ ướt hết lông
Không phải "chiêu mộ" mà là "triêu mộ", nghĩa là sớm và chiều.
Trả lờiXóaMột ĐV nhưng mà tốt nói.
Tôi...kết nhất câu này của anh Tiễu:" Nhưng mà cụ trước sau KHÔNG PHẢI LÀ HỌC GIẢ. Cụ Vũ Khiêu trước sau chỉ là một nhà tuyên huấn, và là nhà tuyên huấn có học nhất trong đám tuyên huấn"
Trả lờiXóaHe...he...chuẩn không cần chỉnh!!!
Nước vỏ lựu, máu mào gà / Mượn mầu chiêu tập gọi là còn nguyên (Kim Vân Kiều)
Trả lờiXóaMột trong những sự nhố nhăng của xã hội đương đại, cả cái tổ chức sự việc cũng vậy. Già mà thiếu đi cái đức của người già, thiếu cái thần của người có học. Trông giống các cụ cố nhà quan thời phong kiến. Hám lưu danh khéo thành ra lưu xú.
Trả lờiXóaAnh Diện ơi! cho em hỏi thử nha? Với những người có học thực thụ họ có làm những điều...không hiểu nổi như ông Khiêu này không hè...!? em tin chắc là không ai đủ...can đảm làm như ông ta cả!?
Trả lờiXóaQuá...và quá...tởm lợm!?!?!?
Quả thật đến bây giờ tôi mới hiểu cụ Vũ Khiêu chỉ là một ông cụ, cụ là một "học giả" chứ không phải là "học thật".
Trả lờiXóaHọc giả với chả học thật, quốc hoa với quốc họa, mũ áo chẳng giống diễn tuồng, chẳng ra đồng cốt, chữ với nghĩa quái gì mà học không đi với hành. Áo dài bông thọ đỏ và khăn đóng cổ truyền vất đi đâu mà đội cái mấn thế, chẳng giống Khang Hy mà trông như lão thái giám công công.. Ô uê cả mãng truyền thông.. Cả cái tổ chức cũng dốt, chó ngồi bàn độc.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaNỉ hảo đổng chí Vũ Khiêu. Tròn một trăm tuổi trông phiêu vãi vồn:)) He he....
http://www.photphet.info/2014/09/soc-oc-71.html?m=1
Ai phong cho cụ Vũ Khiêu chức Quốc Sư ? Hay cụ tự phong ? Giỏi thật và cũng loạn thật !
Trả lờiXóaTôi cũng đang định hỏi câu này,ai phong cho cụ cái danh hiệu ấy? Chắc chắn không phải là Nhà nước Việt Nam rồi, vì 4 chữ ấy hổng phải chữ Việt Nam ta. Vậy thì chắc Tàu phong?
XóaĐám tổ chức dốt hay nó muốn đội Tàu? cái này đáng nghi ngờ lắm nha. vừa rồi cử phái viên đi Tàu về, không khéo tổ chức SN sớm như 1 món quà để lấy lòng Tàu, chuyện này thâm cung bí sử, chỉ có những kẻ bày ra hiểu, hoặc ai đó sành tin may ra biết tí gì chăng?
Trả lờiXóaSau quả mừng thọ sớm này thì cụ nổi tiếng như Ngọc Trinh rồi đấy cụ ạ,Vãi cụ.
Trả lờiXóaKhông nổi tiếng như Ngọc Trinh , thì cũng nổi tiếng như bà Tưng ....
XóaCũ Khiêu áo mũ như vậy thì mới được cấp nhà nước tổ chức mừng thọ.Đây xẽ là món quà để dâng lên Trung Nam Hải,để thể hiện sự quy thuận với bề trên.Đây xẽ là Quốc phục trong tương lai gần .
Trả lờiXóaThật chớ trêu khi người mặc áo màu đỏ có ngôi sao vàng hình cờ Tổ quốc thì bị hoạnh họe,xua đuổi.Kẻ mặc áo quần,mũ mã y xì lũ cướp nước thì lại được tung hô.Đúng là thời mạt vận.
Chấn Phong.
Tôi thích comment của bạn
XóaUi giời, cụ già rồi thì chấp làm gì. Hồi cụ trẻ 40-50 thì chắc không đến nỗi
Trả lờiXóaCụ già lú lẫn là đúng, nhưng bầy con cháu cụ và những người tổ chức các sự kiện cho cụ chắc chắn họ chưa già và chưa lẫn!
XóaThương cho giới trí thức VN và thương cả Đảng CSVN và nhà nước VN, vì toàn hệ thống chính trị đốt đuốc tìm mãi mới lòi ra được một trí thức "vừa Hồng vừa Chuyên", xứng đáng với tầm cao tri thức - văn hóa của chế độ để phong anh hùng thời kỳ đổi mới- mà những 2 lần anh hùng. Kỹ vĩ quá! Nhà văn hóa lớn tiêu biểu của chế độ để lại những phát minh gì, di sản gì cho dân tộc đây? Cảm thương cho chế độ!
Trả lờiXóaCòn riêng với Cụ Vũ Khiêu, Cụ gần trăm tuổi rồi, ta nên thông cảm, vì cha ông ta thường nói "Một già một trẻ bằng nhau", nghĩa là người già đến mức nào đó thì lại giống tâm tính trẻ con!
Thương cho giới trí thức VN và thương cả Đảng CSVN và nhà nước VN, vì toàn hệ thống chính trị đốt đuốc tìm mãi mới lòi ra được một trí thức "vừa Hồng vừa Chuyên", xứng đáng với tầm cao tri thức - văn hóa của chế độ để phong anh hùng thời kỳ đổi mới- mà những 2 lần anh hùng. Kỹ vĩ quá! Nhà văn hóa lớn tiêu biểu của chế độ để lại những phát minh gì, di sản gì cho dân tộc đây? Cảm thương cho chế độ!
Trả lờiXóaCòn riêng với Cụ Vũ Khiêu, Cụ gần trăm tuổi rồi, ta nên thông cảm, vì cha ông ta thường nói "Một già một trẻ bằng nhau", nghĩa là người già đến mức nào đó thì lại giống tâm tính trẻ con!
Không dồng ý với Tễu câu này đâu "Cụ già rồi, chuyện hoa lá, cụ cứ để anh em bọn cháu bàn, cụ nhé!". Cụ già nhưng da cụ dầy, còn "cứng" cỏi lắm. Cứ nhìn cái ảnh của cụ với 2 thị nữ đứng 2 bên thì biết.
Trả lờiXóaBáo TUỔI TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH có đăng ảnh thủ tướng Nguyễn tấn Dũng mừng đại thọ anh hùng Vũ Khiêu
Trả lờiXóaTôi không biết nhiều về cụ Vũ Khiêu. Chỉ đọc được đâu đó khi Cụ bị ... ném đá vài ba lần. Có vẻ Cụ cũng nho nhã, nhưng sao cụ không hiểu được câu cửa miệng của người Việt "thà làm Quỷ nước Nam ..." nhỉ ?! Có lẽ, Cụ Vũ Khiêu cũng chỉ là ... hình nộm thôi!
Trả lờiXóaNhìn Vũ Khiêu phản cảm hết chỗ nói. Văn hoá trên nhiều phương diện trong đó thể hiện trên các phương diện cơ bản nhất như: ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục....Vậy cách ăn mặc của Vũ Khiêu là gì vậy ta?. Tễu chưa kể hết tội của Vũ Khiêu đâu, không chỉ có 8 tội danh như trên đâu. Tại di tích cửa Bắc(Hoàng thành Thăng Long), trên đầu của 2 bức tượng đồng của 2 vị danh nhân, Tổng đốc Thành Hà Nội đã tuấn tiết và hy sinh để giữ thành Hà Nội: có bức đại tự phần lạc khoản có đề thẳng tên "Giáo sư, AHLĐ Vũ Khiêu kính đề". Thế là không được. Đề chữ trên bức đại từ này ngày xưa chỉ có Vua mới được đề, hoặc chỉ được đề: Tuế thứ, niên hiệu.... chứ không ai dám đề tên mình lên đó, đặc biệt là tên của ông Vũ Khiêu lại đề trên đầu của hai vị Tổng đốc Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương thì thật là bất kính. Đề nghị Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phải rỡ bỏ bức đại tự này vì để như thế nó ảnh hưởng đến văn hoá của dân tộc. Đặc biệt nơi đây đón tiếp rất nhiều khách trong và ngoài nước đến thắp hương, chiêm bái hai danh nhân của Đất nước. Kính đề nghị
Trả lờiXóaHoàn toàn đồng ý với ý kiến rất chính xác của bạn : "Đề nghị Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phải rỡ bỏ bức đại tự này vì để như thế nó ảnh hưởng đến văn hoá của dân tộc."
XóaMột số đặc điểm của cụ già Vũ Khiêu, mà tôi biết:
Trả lờiXóa- Dốt
- Tham
- Thiếu tự trọng
- Phá hoại (Cái VKHXHVN, một phần do trách nhiệm của Ô. VK, chất lượng của nó chưa đạt đến tầm quốc gia, chứ đừng nói gì đến tầm khu vực).
Tôi đố ai chỉ ra được tác phẩm (gọi hơi quá) của Ô. VK để xếp Ô vào ghế học giả
Tôi gọi cái con người đã sống nhiều năm này đơn giản là kẻ cơ hội tầm thường
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaCó 2 điều muốn chia sẻ với các bình luận viên.
Trả lờiXóa1) Với một người cận kề tuổi TRƯỜNG THỌ (không phải Đại thọ như tin tức chính thức đưa) thì việc ném đá quá đà của nhiều bạn như vậy là không nên.
2) Theo tôi được biết, việc bỏ chữ Đặng trong bút danh của cụ là có nguyên do.
Khoảng năm 2004-2005, chúng tôi có một đoàn tham quan đến thăm nhà lưu niệm của cố TBT Trường Trinh (tại làng Hành Thiện) thì được người quản lý nhà LN, đồng thời là người trong họ tộc Đặng Xuân), nói về gốc tích dòng họ Đặng Vũ như sau:
Vào thời kỳ khoa bản nhà Nguyễn, khoảng đời cụ nội (hay ông nội ông Trường Trinh-tôi không nhớ chính xác), trong làng có một người họ Vũ, học giỏi nhưng không được đi thi, vì thuộc vào diện bị cấm. (Nhà Nguyễn có qui định một số thành phần trong dân không được ứng thi). Do đó, để được phép ứng thi, người này xin làm con nuôi họ Đăng, khi đó là một họ tộc danh vọng trong làng, và đổi thành họ Đặng Vũ. Cụ Vũ Khiêu, tướng Đặng Vũ Hiệp, Đặng Vũ Minh... là con cháu của người này.
Do vậy, cụ VK bỏ chữ Đặng trong bút hiệu của mình là để khẳng định nguồn gốc gia tộc của mình chứ không phải vứt bỏ cội nguồn như nhiều bạn lầm tưởng.
Cho tôi phân trần với bạn vài điều!
Xóa1/ Riêng về giới com ment ở trang anh Tiễu không ai đòi hỏi về tộc họ cụ Khiêu cả! Bởi vì trong gia tộc của Cụ có gia phả!
2/ Có chăng chỉ bắt lẽ ở đây là tại sao cụ lại vận đồ của thời Mãn Thanh thôi nha!?
3/ Những nghiên cứu mang tính chất hàn lâm về học thuật khoa học của Cụ có giá trị như thế nào?
4/ ...
Bạn nên nhớ nhiều người rất giỏi còn đang ở ngoài đời này nha!!!
giờ thì hiểu tại sau ông khiêu thay vì mặc trang phục dân tộc lại chọn quốc phục của tầu
Trả lờiXóaỞ nước Nam, ai là học trò quốc sư Vũ Khiêu giơ tay lên ?
Trả lờiXóaMay mắn là Giang Nam lãng tử tôi chưa bao giờ đọc chữ nào của anh hề già Mãn Thanh giả.
GS anh hùng lao động nông nghiệp Võ Tòng Xuân hiệu trưởng Đại học An Giang đi họp Hà Nội về chém gió với Lãng tử rằng kỳ này ông đi họp nhân thể nhận họ với Vũ Khiêu.
Đa tạ chú Tễu cung cấp tin và bình chú rõ ràng.
Nếu quả thật như tin bức đại tự nói trên, xin đề nghị sỹ phu đất Bắc kiểm tra, chụp hình, kiến nghị Sở VHTTDL Hà Nội phải dỡ bỏ ngay. Mang danh có học mà ngông cuồng tự đại, để tên mình trên 2 vị danh nhân anh hùng dân tộc, bất cứ ai cũng phải bỏ xuống dân mới bằng lòng. Con cháu mình sau này nó đề thơ viết chữ trên đầu tấm bia hoặc tấm ảnh của mình thì có được không ?
Trả lờiXóaNghe cái gì mà dính đến nhà nước là muốn bệnh
Trả lờiXóaThưa cuốc xư, người ta vẫn bẩu, mấy cái trò như đâm cối xay gió của Đôn - Ki - Hô - Tê sẽ chẳng đáng đồng xèng nào nếu không có sự góp mặt của bác giám mã Xan - Trô...Thật vậy, lũ con cháu đáng lẽ tôn trọng cuốc xư, chỉ cho cuốc xư biết, thiên hạ đang đánh giá về cuốc xư thế nào, để biết đường ứng xử cho phải lẽ...Đằng này chúng lại xúm xít che mắt cuốc xư, lợi dụng cuốc xư để mua danh cho chúng, chúng làm cuốc xư quay mòng mong như con rối đến nỗi tưởng thiên hạ đều quý cuốc xư như thế cả... Tội chúng nó to lắm, Cái tội biến cuốc xư thành ếch ngồi đáy giếng quả là không thể thứ tha, đề nghị cuốc xư thảo chiếu xin thiên triều đem quan bản bộ qua trị tội...chúng nó...
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóatrông giống trong phim Tàu hay chiếu trên truyền hình quốc doanh
Trả lờiXóaTrường thọ, đại thọ là đáng kính trọng theo truyền thống văn hóa của dân ta. Nhưng tuổi to mà sai to thế, ảnh hưởng đến cội rễ văn học Việt, ca ngợi cho việc phá truyện Kiều và xúc phạm tiền nhân thì phải mắng thẳng mặt, không thể nhân nhượng cái sai tày đình. Càng nhân nhượng họ càng ngông cuồng, cho rằng chữ trong thiên hạ vào bụng họ hết nên muốn phán sao thì phán. Dẹp những trò thợ thơ, thợ chữ đi, cũ rồi.
Trả lờiXóadm, ông này mà ở cái thời phóng kiến chắc có thể đại loạn thiên hạ đây.
Trả lờiXóaVãi Giáo Sư
Cám ơn một bạn đã góp ý là "TRIÊU MỘ" chứ không phải là "CHIÊU MỘ". Tuy nhiên, giữa cách đọc Hán-Việt và cách đọc Nôm có những âm mà có sự xuất nhập này khác bạn ạ. Sự xuất nhập này chuyển cả sang việc kí tự âm Nôm như thế nào. Đúng là nghĩa và cách đọc Hán Việt thì phải là TRIÊU (như từ điển Đào Duy Anh và Thiều Chửu) nhưng, khi viết Nôm chữ "chiêu mộ" này, các cụ đã chuyển sang viết chữ CHIÊU với bộ nhật với nghĩa Hán Việt là "sáng rõ". Đây cũng là một cách trong cấu tạo chữ Nôm. Cũng vì thế mà, cách sách quốc ngữ xưa như Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm (bản Hà-Nội- In tại nhà in Nghiêm-Hàm 1925), Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên (bản Nghiêm Hàm ấn quán 1926) đều thống nhất ghi là CHIÊU MỘ. Đây là cách đọc Nôm, và các cụ xưa chuyển cách đọc Nôm này sang quốc ngữ đầu thế kỉ XX. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ là các cụ vì theo giọng Bắc mà phiên khác cách đọc Hán Việt, nhưng sau khi dõi theo nhiều trường hợp tương tự thì thấy rằng, nhiều trường hợp khác cũng tồn tại hai cách đọc: cách đọc Nôm và cách đọc Hán Việt các từ mà ta gọi là "từ Hán Việt": ví như Sáp nhập - sát nhập, Sáng lạng - sáng lạn- sán lạn v.v...Thêm nữa, Đại từ điển chữ Nôm của cụ Vũ Văn Kính cũng thừa nhận ngữ liệu CHIÊU MỘ với nghĩa "sớm tối". Tôi đã theo các cụ vì sau khi so đo, tôi quyết không theo "cách đọc Hán Việt" của các kiểu Từ điển Hán Việt. Chuyện này không gắn với ông Vũ Khiêu nhưng gắn với ý kiến bình thơ về nghĩa trang Trường Sơn của cụ nên tôi có đôi nhời thưa lại mong bác Tễu cho in lên như một gợi ý trong giới chữ nghĩa nho nhe.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaÁo mũ xênh xang đâu làm nên thầy tu, còn việc nếu ông có nguồn gốc người Tàu đi nữa, thì 7 đời cụ cố và ông cũng đã ăn cơm Việt đến mòn đũa rồi, vả lại trong lúc hơn 80 triệu dân Việt đang ngùn ngụt căm thù lũ Tàu và lũ tay sai ngang ngược, tàn bạo, tráo trở, mất dạy đang xâm lược dày xéo quê cha đất tổ, thì hà cớ gì ông Khiêu lại làm triêu ngươi như vậy, cho nên việc ông bị chửi tới tấp là chí phải. Đúng là già rồi mà còn dại, phải chăng "đa thọ đa nhục" là chỗ này đây.
Trả lờiXóaHọ Vũ tên Khiêu
Trả lờiXóanên gọi là ông Khiêu Vũ.
Mời ra vườn hoa Lý Thái Tổ nhảy bài Con Bướm Tầu.
Quê tôi huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định,
Trả lờiXóacó hai địa danh liền kề nhau là Quần Lạc và Lạc Quần.
(Lạc Quần cách Hành Thiện - quê ông Vũ Khiêu, chừng 10km).
Từ lâu rồi có một câu thách đối mà chưa ai đối được,
xin được chép lên đây để hiên mình thưởng lãm:
-Cô gái Quần Lạc đi chợ Lạc Quần bán lạc mua quần giở về Quần Lạc.
Nay nhân dịp Giáo sư Vũ Khiêu tiền nhị niên đại khánh thọ,
Đốp tôi xin đối thử xem, nếu không vừa tai xin được coi như một ấm trà pha hỏng.
-Ông lão Vũ Khiêu ra sân khiêu vũ chẳng vũ chỉ khiêu hóa ra Khiêu Vũ.
Tôi rất thích câu đối của bạn
XóaĐối hay !
Trả lờiXóa-Ông lão Vũ Khiêu học đòi khiêu vũ, chỉ khiêu chẳng vũ, nên goi Vũ Khiêu.
XóaHậu thế nghe tiếng cụ đã lâu, tưởng là PHƯỢNG lại hóa ra là GÀ à?
Trả lờiXóaMừng thọ xong là tổn thọ.
Trả lờiXóagià mà còn dại
Trả lờiXóaSau vụ ném dá này cụ lại được phong anh hùng 1 lần nữa
Trả lờiXóaTôi thì thấy thế này:
Trả lờiXóa1. Để xứng đáng với "danh hiệu" đương đại quốc sư, đề nghị chế độ này phong tặng cho ông anh hùng lần nữa.
2. Chế độ này tồn tại đến nay là do chỉ biết mình còn kệ chúng mày và giỏi trong khâu tuyên truyền: ông VK là tay tổ trong việc này nên đề nghị chế độ này PR thêm nữa để làm hình mẫu trong việc tuyên huấn sau này.
3. Qua các ảnh chụp thì thấy ông vẫn còn "minh mẫn lắm", đề nghị các chân dài ở sàn catwalk nên học hỏi và nhân rộng các "trang thiết bị" mà ông mang trên người cho công chúng.
4. Cần một đội ngũ y bác sĩ tìm hiểu, nghiên cứu về cách sinh hoạt và sống lâu của cụ (ở tuổi teen chụp hình phải có 2 em làm nền) để phổ biến cho đời.
Người xưa có câu " mua danh ba vạn - bán danh ba đồng " để chỉ những người vì lý do nào đó đã đánh mất danh dự của mình đã trong khoảnh khắc sau khi cố gắng xây dựng trong khoảng thời gian dài trước đó .Đối với cụ Vũ Khiêu thì lại là người " mua danh ba triệu - bán danh chỉ có ba xu " ( vì cụ phải bỏ nhiều tiền để mua danh và bán đi thì lại quá ư là rẻ rúng )
Trả lờiXóaĐã chữ vàng "Mạnh khỏe" mà còn kèm theo "An khang" là sao?
Trả lờiXóamấy hôm nay đọc báo chí gugo về vụ này chỉ tóm gọn 2 chữ: Behavior Disorder (tầm thần rối loạn hành vi về nhân cách)
Trả lờiXóaGiáo sư của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thế đấy trời ạ. Sướng chưa? Giáo sư của những người thiếu i ốt.
Trả lờiXóaGiờ mà thấy ai học vấn nông cạn nhưng lại hay khoe chữ, thể hiện một cách ngô nghê, người ta thường bảo: vãi khiêu
Trả lờiXóaVãi khiêu thật.
Hà Nam danh giá nhất ông cò...
Trả lờiXóaChẳng nhẽ thời @ vẫn như xưa chăng???
ZAMAHA
CỤ NỔ TO HƠN CẢ PHÁO BÌNH ĐÀ
Trả lờiXóa