Khẩu chiến Việt-Trung tại nghị trường
Liên Hiệp Quốc về Biển Đông
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc,
ngày 27/09/2014.
Reuters
Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Trung Quốc đã cho rằng cần phải áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết các tranh chấp, nhưng không hề nhắc tới Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị tố cáo là coi thường luật lệ quốc tế. Trong phát biểu sau đó, Ngoại trưởng Việt Nam đã nêu bật tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc để xác định rằng mọi nước lớn nhỏ đều phải từ bỏ việc dùng võ lực trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên của chương trình nghị sự, đại diện Trung Quốc và Việt Nam đã cùng phát biểu trong một phiên thảo luận cấp cao trong khuôn khổ Khóa họp thứ 69 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.
Được lên tiếng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lập lại quan điểm cố hữu của Bắc Kinh theo đó các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ phải được tôn trọng, do đó cần phải áp dụng luật lệ quốc tế một cách « công minh và đúng đắn » trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Ngoại trưởng Trung Quốc đã nêu lên trường hợp Gaza, Irak, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, nhưng lại không nói gì về các tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với các láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam hay Philippines tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị tố cáo là không ngần ngại ỷ thế nước lớn dùng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp, mặc nhiên coi thường luật pháp quốc tế.
Nếu Trung Quốc cố tình không nói đến Biển Đông, thì ngược lại Việt Nam, qua phát biểu của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ít phút sau đó, đã công khai nêu vấn đề Biển Đông thành ví dụ về việc không được dùng võ lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã dành riêng một đoạn trong bài phát biểu để nêu lên tranh chấp Biển Đông và lập trường tôn trọng luật lệ quốc tế của Việt Nam : « Chúng tôi kiên trì lập trường nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết bất đồng, tranh chấp trong quan hệ quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) ».
Trong bài tường trình về cuộc khẩu chiến gián tiếp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại nghị trường Liên Hiệp Quốc vào hôm qua, Thông tín viên báo Philippines Rappler tại New York đã mỉa mai tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi nhận định như sau:
« Sau khi cho tàu tiến vào vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông, và cho xây dựng cơ sở tại đấy, Trung Quốc lại nói là cần phải có luật lệ « công bằng và đúng đắn » để giải quyết các tranh chấp toàn cầu… Quốc gia bị cáo buộc không chấp hành luật pháp quốc tế khi đòi hỏi chủ quyền quá đáng trên Biển Đông lại kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng luật lệ ‘công bằng và đúng đắn’ trong việc giải quyết tranh chấp ».
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Tôi cho rằng BT ngoại giao Phạm Bình Minh nói như vậy là chưa trúng đích, chưa tương xứng với những gì TQ đã xâm lược, đang xâm lược lãnh hải tại Biển Đông của Việt Nam.
Trả lờiXóaMột điều khác là RFI dùng câu: "VIỆT - TRUNG KHẨU CHIẾN TẠI LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG" theo tôi là chưa chính xác, bởi ở đây không hề có "khẩu chiến" mà mỗi ông chỉ nói cái quan điểm của mình thôi.
CON DÂN VIỆT
Tôi nghĩ "dân ngoại giao" nói chuyện, khẩu chiến hay tranh cãi gì đó khác với "chửi lộn" của các bà bán cá ngoài chợ chứ bạn! TQ là nước lớn, phát biểu trước dạy đời thiên hạ nhưng lại "diếm" cái sai phạm của mình bị nước nhỏ Việt Nam "chích" cho một phát hết sức đau nhưng khéo léo cũng là một kiểu khẩu chiến bạn ạ! Tui thì nghĩ vậy.
XóaDã tâm xâm lược biển Đông và gây ra tranh chấp với các nước láng giềng là thực tiễn chứng minh Trung Quốc xâm lược. Kẻ xâm lược biển đảo của Viêt nam còn ngụy biện nói đến luật pháp quốc tế là trò bịp bợm cố hữu của nhà lãnh đạo TQ nhằm đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế như một thằng hề ! Vì vậy chúng ta phải kiện TQ ra tòa án quốc tế thôi, chần chừ làm gì nữa? tại sao ta lại trông chờ vào lòng tốt của kẻ xấu nhỉ?
XóaTrung quốc không nói đến biển đông, Việt Nam không dùng từ TQ thế mà nói khẩu chiến.....đúng là AQ
Trả lờiXóaGiọng điệu của Tầu Cộng bao giờ chả thế . Cũng như hồi chiến tranh , Mao hô hào đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng .
Trả lờiXóaSứ thần Giang Văn Minh từng làm bẽ mặt vua Tầu . Nữ sĩ Đoàn thị Điểm , danh sĩ Trạng Quỳnh cũng từng làm sứ Tầu cứng họng vì những đối đáp sắc bén . Xa nữa là quân nhà Trần từng bắn mù mắt sứ Nguyên Mông Sài Thung . BT NG Phạm Bình Minh không lẽ kém cha ông ? Những người thực lòng với Tổ Quốc đang chờ Ông . Hi vọng Ông không kém cha mình .
Trả lờiXóaKhông hiểu gì về phát ngôn ngoại giao thì đừng com !
Trả lờiXóaHoan hô Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã đưa Biển đông vào phát biểu của mình để nhắc co thế giới biết trung quốc nói một đường, làm một nẻo, một tên bịp !!
Như thế là cũng đã "trưởng thành" lắm rồi. Cố lên ngoại trưởng Minh!
Trả lờiXóaMình thích nhất đôi mắt của ngoại trưởng Phạm Bình Minh. Đôi mắt biết nói lên tâm thế, chính kiến và khí phách của người đại diện cho nhân dân Việt Nam, anh mắt hơn ngàn lời dối trá! Hãy xem ánh mắt Phạm Bình Minh nhìn nảy lửa sói vào mặt Dương Khiết Trì và ánh mắt đầy cởi mở thân thiện khi bắt tay ngoại trưởng Mỹ... Trong một bài diễn văn PBM cũng thể hiện giọng nói và ánh mắt mỗi lúc một khác tùy vào văn cảnh. Ngoại trưởng của ta thế là được đấy!
Trả lờiXóaTôi cảm phục bộ trưởng PBM. Ông là một bộ trưởng đáng kính nhất. Dám nói lên chính kiến của mình trước hội nghị, thể hiện rõ quan điểm, tình cảm của mình trong cách nói, ánh nhìn là điều quý hiếm của các ngài bộ trưởng ở VN. Nhất định không chìu lòn TQ.Tổ quốc, nhân dân là trên hết! Hay!
Trả lờiXóaCác ông ngây thơ quá...
Trả lờiXóaBộ trưởng Phạm Bình Minh là con của bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Tôi nghĩ " Con nhà Tông, không giống lông cũng giống cánh ! tôi tin ở bộ trưởng Minh ! như cha của ông, ông biết cách ứng xử với bọn giặc Tàu với lòng yêu nước và tự tôn dân tộc .
Trả lờiXóa