Sau vụ mặc đồ Tàu, Giáo Sư Vũ Khiêu vào Nam dự đám giỗ, dâng hương cho người lạ
.
Sáng nay, trong khi một số trang mạng VOV, Tầm Nhìn vô tư long trọng thông tin về Lễ Kỷ niệm 146 năm ngày mất Nguyển Trung Trực mà không biết hoặc cố ý không biết đây là lễ giỗ trái đạo đang bị khiếu nại thì Báo Pháp Luật TP.HCM có bài viết Cần trả lại ngày hy sinh cho anh hùng Nguyễn Trung Trực khẳng định đây là lể giỗ sai ngày mất và trái đạo lý.
Bài báo đã kết luận "Lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực (được tổ chức hằng năm nhằm kỷ niệm ngày hy sinh của ông) là lễ hội tiêu biểu của ĐBSCL. Tỉnh Kiên Giang đang nâng cấp lễ hội để trở thành lễ hội văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thế nhưng việc tổ chức sai ngày giỗ của vị anh hùng đã khiến nhiều chuyên gia nghiên cứu văn hóa không hài lòng. GS-TS Nguyễn Xuân Kính, nhà nghiên cứu văn hóa, cho rằng theo phong tục tập quán lễ giỗ thì có hai lễ quan trọng là lễ tiên thường (trước ngày mất một ngày) và lễ giỗ chính (đúng vào ngày mất). Chính quyền tổ chức lễ giỗ của anh hùng Nguyễn Trung Trực trước ngày ông hy sinh gần nửa tháng là trái với phong tục lễ giỗ của dân tộc. Theo GS-TS Nguyễn Xuân Kính, lịch sử đã xác định được chính xác ngày hy sinh của AHDT Nguyễn Trung Trực thì không có lý do gì để giỗ sai ngày đến gần nửa tháng.
GS-TS
Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia, bày tỏ:“Cần trả lại
ngày hy sinh chính xác cho AHDT Nguyễn Trung Trực để thể hiện trọn vẹn
sự tôn vinh đối với một vị anh hùng dân tộc và tôn trọng nguyện vọng của
gia đình họ”.
Thế nhưng theo một số báo khác, trong lễ giỗ này đồng chí Lê Hồng Anh, Giáo sư-Anh hùng lao động Vũ Khiêu, đã đến dâng hương tại đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Tại đây, Giáo sư-AHLĐ Vũ Khiêu đã ghi vào sổ hai câu đối ca ngợi Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực:
“Hiếu vị nhân dân trung vị quốc
Sinh vi dũng tướng tử vi thần.”
Đồng chí Lê Hồng Anh là lãnh đạo không chuyên về lịch sử, dự lễ hội theo lời mời của địa phương quê hương bản quán là chuyện bình thường. Thế nhưng giáo sư Vũ Khiêu, người tinh thông am tường văn hóa lịch sử, không thể không biết Nguyễn Trung Trực hy sinh ngày nào, không thể không biết Nguyễn Trung Trực bị chém đầu. Thế mà tuổi đã gần trăm lại cất công từ Bắc vô đến phần đất cực Nam để dự một đám giỗ sai ngày đang bị khiếu nại thì quả là chuyện bất thường. Báo chỉ ghi Giáo sư Vũ Khiêu dâng hương tại đền mà không rõ giáo sư có dâng hương tại ngôi mộ bị dư luận cho là chứa hài cốt người Hoa không?
Lẽ ra với kiến văn uyên bác của mình, Giáo Sư phải là người góp phần làm sáng tỏ những sai lầm của Kiên Giang với anh hùng Nguyễn Trung Trực. Đằng này, vì lý do gì đó nhắm mắt đưa chân đi đám giỗ sai ngày, dâng hương cho hài cốt người lạ, giáo sư đã tự biến mình thành lá chắn để cho những người bảo thủ có cơ sở tiếp tục duy trì những sai lầm, bất chấp lịch sử của họ. Về phía mình, ngay tiếp sau chuyện mặc áo Tàu, đội mũ Tàu trong lễ mừng thọ, lần dâng hương này Giáo sư Vũ Khiêu tự bôi thêm một vết đen vào hoạt động khoa học của mình. Không thể cả vú lấp miệng em, kéo những yếu nhân vào cuộc che chắn cho việc làm sai trái. Sự tham dự của quan chức nào đi nữa trong một lễ hội trái đạo, bất nghĩa không thể tạo ra đạo nghĩa cho lễ hội đó.
Trở lại câu đối của giáo sư Vũ Khiêu nếu lược đi chữ "vị" và chữ "vi" sẽ rất hay trong trường hợp này:
Hiếu vị nhân dân trung quốc
Sinh vi dũng tướng tử thần
Chân dung "Đương đại quốc sư" Vũ Khiêu:
.
.
bi hài quá
Trả lờiXóacụ Chu Văn An gọi là "vạn thế sư biểu' âu cũng là một nhẽ ( Bởi câu này vua đời Thanh phong cho Khổng Tử). Nhưng ""đương đại quốc sư"" cũng có lẽ đúng vì "dĩ" thì không mà "lai" chưa biết thế nào ?
Xóa孝爲人民忠爲國 (vị)
Xóa生爲勇將死爲神 (vi)
Câu này được chứ ạ !
Âu chiếc áo màu đỏ cũng là màu thượng thượng thọ của cụ ! Như thế là bách niên giai lão百年佳老. Ta trách là trách cái "anh thợ chụp hình" ấy chứ, thiếu phần đạo diễn thôi.
trong lịch sử dân tôc ta ,chua có thờ nào văn hoá lại xuống cấp như thời này ,tại sao ông ta không mặc bộ áo dài khăn sếp là trang phục truyền thống của dân tộc ,mà măc cái bộ dồ tầu lạ dòng lạ máu kia,ông là một giáo sư danh tiếng trả nhẽ cái hiểu biết sơ dẳng của con người ông cũng mù sao .,
Trả lờiXóaChế độ XHCN tạo ra những con ngưới vừa bất tài vừa hợm hĩnh
Trả lờiXóaTuồng không diễn thì nhân dân ta đã tự động thờ phụng ngài đã lâu, thờ bằng tấm lòng tri ân, thờ người yêu nước yêu dân thiên thu nghĩa liệt, có cần gì đối trướng cho kêu.
Trả lờiXóaÔi, Ông Vũ Khiêu !
Trả lờiXóaChán ông vô cùng vì sự dốt nát, hợm hĩnh, háo danh và bợ đợ ngu muội của ông !
Tôi nghĩ, ông nên dũng cảm từ bỏ các danh hiệu mà ông đang ôm. Có lẽ như vậy sẽ giúp ông phần nào lấy lại được danh dự của một người có học !!
XẤU HỔ CHO HỌ VŨ QUÁ.
Trả lờiXóaThực ra thì cụ ấy đâu có họ Vũ?
XóaNên hạ màn sớm đi ông đào kép họ Vũ ơi
Trả lờiXóaCS thì bất chấp đúng, sai, phải, trái lịch sử... cứ muốn là làm! Chỉ là mượn danh anh hùng Nguyễn Trung Trực để tổ chức lễ hội tuyên truyền. Về hình thức thể nào cũng treo đầy cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm, băng rôn khẩu hiệu; về nội dung thể nào cũng "phát huy truyền thống của AH NTT, đảng ta đã lãnh đạo..."; về kinh tế cũng là cơ hội dịch vụ phát triển và "Hòm công đức" đặt la liệt; các quan chức được dịp PR không mất tiền; ngành tuyên truyền được thêm thành tích để báo cáo và cũng chấm mút được tí màu... Còn AH NTT là ai, mất ngày nào, công trạng gì, mộ thật hay giả... họ chả quan tâm đâu. Còn cụ Vũ Khiêu chỉ là con rối cho CS đem ra lòe thiên hạ. Đáng thương cho một GS, "chỉ biết còn đảng còn mình"!
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Trung Trực là một anh hùng dân tộc của Việt Nam, còn ông Vũ Khiêu sau lúc những gì xẩy ra ở lễ mừng thọ 98 tuổi, thì ông không đủ tư cách để tới dự đám giỗ và dâng hương cho ông Nguyễn Trung Trực nữa. Tôi rất lấy làm tiếc việc thân nhân và người quản lý đền thờ lại cho ông Khiêu vào đền.
Trả lờiXóaNhân đây tôi cũng đề nghị dòng họ Võ kể từ nay không cho ông Khiêu vào thắp hương tại nhà thờ nữa và gạch tên ông ta khỏi gia phả của dòng họ.
Riêng bác Tễu tôi đề nghi đừng viết 2 chữ GS ở đầu cái tên mà làm ô danh các GS chân chính khác. Xin cảm ơn.
Xin đừng nói nữa ,tội nghiêp cụ,xấu hổ cho cả dòng họ VŨ.
Trả lờiXóa"Quốc sư" (từ cũ):
Trả lờiXóa1. Thầy dạy học của thái tử
2. Người được coi là thầy của quốc gia, được Vua hỏi ý kiến khi Vua bế tắc trước một vấn đề nào đó.
Lão Khiêu này thộc loại nào? Xin quần hùng cho biết ý kiến?
Cụ ấy có hiểu chữa nghĩa đâu, cho nên cụ ấy muốn tự nhận mình là gì chả được?
XóaCứ để cho cụ diễn
Trả lờiXóaCho chọn mọi vai hài
Gương anh hùng thời đại
Trí thức dởm cùng soi ...
"biết rồi, khổ lắm, noi...mãi"
Trả lờiXóaTui kính trọng tuổi tác của ông Khiêu. Nhưng xem ra về nhân cách thì tui thấy không có chỗ nào đáng để tui nể phục.
Chưa trăm tuổi mà làm mừng thọ trăm tuổi. Cho chụp bức chân dung đứng với dáng vẻ đầy kiêu hãnh mang nội hàm ngạo mạn. Ngồi vịn ba toong, hai bên hai mỹ nữ sồn sồn vị vai. Có lẽ di sản của ông để lại cho hậu thế chỉ có vậy thôi.
"Già mất nết", quả không sai.
Trả lờiXóaRất xấu hổ nếu có người ông như Vũ Khiêu
Trả lờiXóaBác Tễu ôi ! Sau vụ sửa truyện Kiều, lão Vũ Khiêu bắt đầu chiêu mới : làm lệch đi các công trạng hay đề từ nơi thờ cúng của các danh nhân, anh hùng lịch sử rồi đấy đến phiên Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại , Thiên Hộ Dương phải ngậm ngùi rơi nước mắt cho mà xem ! ! !
Trả lờiXóaCoi cách nắm nhang của LHA buồn cười quá! Chả có tâm đâu!
Trả lờiXóaTấm hình Vũ Khiêu quàng khăn, nói nôm na kiểu người Nam là "Trông mắc ói!"
Trả lờiXóaĐội thêm cái mũ Tàu (gắn quả táo bên trên) là giống tôi rồi...
Trả lờiXóa"Vũ Khiêu là con người mới xã hộ chủ nghĩa, tấm gương điển hình cần học tập."
Trả lờiXóaNhớ lại chuyện anh hùng Hồ Xuân Mãn của Huế là biết tỏng tòng tong.....
Ôi thôi nước Việt thời tao loạn
Một lũ xu thời thói hảo danh
Nghề ngỗng ông họ lông tên khiếu này làm gì bác tễu nhỉ? Tôi bây giờ mới biết ông ta.
Trả lờiXóa