Như chúng ta đã biết, Viện Nghiên
cứu Hán Nôm đã hoàn thành dự án Thư mục Hán Nôm về biển, đảo Việt Nam, một dự án thu hút sự tham
gia của khoảng 50 cán bộ, liên tục trong 5 năm 2009 - 2013.
Bản thảo Thư mục Hán Nôm về biển, đảo
Việt Nam khoảng
3000 trang, là tư liệu trích nguồn, dịch và chú giải tất cả các
tư liệu Hán Nôm (kể cả bản đồ) có ghi chép hoặc vẽ về BIỂN và ĐẢO (chứ không
chỉ riêng tư liệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) và chỉ chỗ (trang nào,
sách gì, ký hiệu sách...).
Với bản
thảo đó, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh lập ra một ban biên tập và mời 3 cán bộ của
Viện đã nghỉ hưu tham gia để chọn lọc, biên tập, chỉnh sửa in thành cuốn sách Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của ViệtNam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ởBiển Đông. Ba người được mời là PGS.TS Nguyễn Tá Nhí (đã nghỉ
hưu), TS. Trương Đức Quả (đã nghỉ hưu) và TS.
Phạm Văn Thắm (đã nghỉ hưu). Khi xuất bản sách thì ông Phạm Văn Thắm xin
rút tên, có lẽ là vì ông này sợ từ vụ
làm sách lần trước. Kinh phí 94 triệu cho việc "biên
soạn" để xuất bản này do Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cấp.
Sách
được in tại Nxb. Khoa học Xã hội, với 500 bản và được giới thiệu trang trọng
trong một cuộc họp báo rất hoành tráng vào ngày 3.6.2014.
Cuốn
sách đã được hai nhà nghiên cứu Hán Nôm nổi tiếng là Phạm Hoàng Quân và Trần
Đại Vinh góp ý phê bình:
Hiện chúng tôi chưa rõ việc tiếp thu đối với các góp ý này như thế nào. (?)
Được biết vừa qua, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam tiếp tục có chương trình dự án lớn về vấn đề chủ quyền biển đảo, do đích thân GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là Chủ nhiệm dự án; PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm Phó Chủ nhiệm dự án; PGS.TS Trần Thị An làm Thư ký dự án.
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chỉ đạo 3 viện nghiên cứu triển khai các đề tài về biển đảo và chủ quyền, mỗi viện 500 triệu đồng. Đó là Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Thông tin KHXH và Viện Nghiên cứu Trung Quốc. Riêng Viện Nghiên cứu Hán Nôm chỉ nhận 300 triệu (?). Hiện chưa rõ kinh phí này là cấp riêng cho cá nhân PGS.TS Nguyễn Công Việt để tự tổ chức triển khai hay cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm?.
PGS.TS
Nguyễn Công Việt, Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm là chủ nhiệm dự án
này đã nhanh chóng lập một nhóm làm việc (chưa thông báo và thông qua Hội đồng Quản lý và
Hội đồng Khoa học, cũng không thông báo trong cuộc họp giao ban hàng tuần). Nhóm làm việc gồm các vị: PGS.TS Nguyễn Công Việt (Quyền
Viện trưởng), PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh (nguyên Viện trưởng), PGS.TS Nguyễn Tá Nhí
(đã nghỉ hưu), TS. Nguyễn Hữu Mùi (Phó Viện trưởng), TS. Trần Trọng Dương, TS. Nguyễn
Tô Lan, TS. Đỗ Thị Bích Tuyển, Thạc sĩ Hoàng Phương Mai, Thạc sĩ Trương Thị
Thủy.
Được
biết, một số nhà chuyên môn của Viện, đã xuất bản sách, bài viết hoặc quan tâm về chủ đề
này như: PGS.TS Phạm Thùy Vinh, TS. Nguyễn Xuân Diện, PGS.TS Đinh Khắc Thuân, PGS.TS Nguyễn Thị
Oanh, PGS.TS Lã Minh Hằng không được Ông Nguyễn Công Việt thông báo hoặc
mời tham gia. Và lại cũng có một số người đã từ chối lời mời tham gia công trình này.
TS. Nguyễn Xuân Diện
Xem các bài liên quan:
Có chuyện gì không minh bạch đây ? 300 triệu VNĐ có gì to tát ?
Trả lờiXóaMừng vì Nhà nước quan tâm hơn đến chủ quyền biển đảo Việt Nam dù là có hơi muộn, nhưng buồn vì trong chúng ta vẫn còn có thái độ nghi kỵ lẫn nhau và không tạo cơ hội phát huy được tài năng của đồng nghiệp mình. Chỉ cần có tài năng là nên đưa ra phục vụ tổ quốc bằng hết khả năng của mình.
Trả lờiXóaĐồng Bào.
Chỉ hi vọng lần này công trình nghiên cứu được đưa ra phản biện công khai và rộng rãi, đúng với tinh thần khoa học thông thường. Đừng để sách in ra rồi mới bị phát hiện toàn là sạn và sỏi. Mà nói sách mới làm chi vội, hãy dành một phần tiền làm hiệu đính cuốn lần trước đi đã. Đừng "im lặng là vàng... giả" mãi thế.
Trả lờiXóaĐược biết Viện Hán Nôm hiện có hàng vạn cuốn sách, trong đó có nhiều tư liệu liên quan đến chủ quyền đất nước. nhưng biết cuốn sách nào có tư liệu liên quan, đương nhiên phải tìm đọc rất nhiều trong số ấy. Nhưng tìm được rồi, thì mới chỉ là tư liệu thô, cần phải khảo cứu.Công việc khảo cứu rất phức tạp, rất khó, tốn rất nhiều thời gian và công sức thì mới có thể đưa ra được những tư liệu thực sự chuẩn xác có giá trị. Công việc này cần nhiều nhà chuyên môn tham gia, chi phí không nhỏ... mới có thể tin tưởng được.
Trả lờiXóaĐây là một cơ hội rất tốt để khai thác kho tàng Hán Nôm về chủ quyền Biển đảo của VN. Viện NC Hán Nôm cần ra một cuốn tạp chí bằng tiếng Việt và tiếng Anh như kiểu National Geograpic xuất bản hàng tháng. NN cần hỗ trợ để in ấn thật đẹp và phổ biến tạp chí này. Trên các máy bay của các hãng HKVN và những nơi khách du lịch thường xuyên tới có thể bán hoặc tặng không tạp chí này . Ngày xưa Viện Viễn Đông Bác Cổ còn ra được nguyệt san AMIS DE VIEUX HUÊ mà ngày nay cả nước không ra được một nguyệt san in thật đẹp vể BĐ của VN in với mầu sắc rất đẹp, bài vở hay và giá trị của các nhà nghiên cứu VN và quốc tế ?
Trả lờiXóa