Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

VÀI SUY NGHĨ QUANH VỤ ĐH TÔN ĐỨC THẮNG KIỆN GS. NGUYỄN ĐĂNG HƯNG


SUY NGHĨ CHUNG QUANH VỤ ĐH TÔN ĐỨC THẮNG 
KIỆN GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
 .
Lê Phú Khải

GSTS Nguyễn Đăng Hưng quê quán Điện Bàn Quảng Nam là giáo sư tác nghiệp 40 năm tại ĐH Liège, Bỉ, đã dành gần 20 năm cho quê hương Việt Nam, liên tục đi về tổ chức các lớp du học tại chỗ, cấp bằng thạc sỹ Châu Âu thông qua hai trung tâm cao học tại Bách khoa Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội với tiền tài trợ của chính phủ Bỉ và Liên Hiệp Châu Âu. Tôi đã có dịp gặp ông trong chuyến đi tham quan Paris năm 2001 và gần đây tại các buổi sinh hoạt văn hoá tại Tp Hồ Chí Minh. Vì thế khi xảy ra vụ kiện cáo, tôi đã theo dõi rất chặt chẻ và thấy cần có những ý kiến như sau: 

1. Về cam kết trong hợp đồng Lao Động giữa GS Nguyễn Đăng Hưng và Trường ĐH Tôn Đức Thắng: 

Hợp đồng Lao Động này đã được thanh lý ngày 1/4/2014 sau thoả thuận có chữ ký của đôi bên ngày 23/8/2014!

Theo luật lao động, hợp đồng đã thanh lý thì không thể kiện cáo gì về nội dung. Và trong bản thoà thuận chấm dứt hợp đó có ghi thêm chữ viết tay được hai bên chấp nhận là: không có gì phải bàn giao và trách nhiệm của GS Nguyễn Đăng Hưng nữa.

Đòi bồi thường chi phí, hay đòi nội dung thực hiện là phạm luật, là ngược với cam kết. Đây chính là tội bội ước và tội bắt nạt người lao động. Bài của Lê Thanh Phong trên báo Lao Động (28/8/2014) gần đây quả là quá đáng, nhất là khi tờ báo này có mục đích bảo vệ người lao động.

Còn về điệp khúc “không thực hiện hợp đồng”, GS Nguyễn Đăng Hưng trong bài viết: THỬ PHÂN TÍCH NỘI DUNG NHỮNG LUẬN CỨ VỤ KIỆN DỰA TRÊN TUYÊN BỐ CỦA LUẬT SƯ ĐH TÔN ĐỨC THẮNG [1]
đã nói rất rõ:

Thực chất, đây chỉ là hợp đồng tư vấn giữa cố vấn cao cấp (một giáo sư đại học đã về hưu) và hiệu trường TĐT. Đã là tư vấn thì phần thực hiện là của nhà trường. Thực hiện việc nghiên cứu khoa học cần nghiên cứu sinh chất lượng, không thể thực hiện một sớm một chiều. Kết quả nghiên cứu không thể mua được mà cần dày công đào tạo và thời gian lao động.  GS Hưng sẽ dành cho toà án, các chứng cứ: văn bản dự án, đề cương sự việc, văn bản tham luận đã thực hiện trong thời gian tại chức cố vấn từ cuối năm 2012 cho đến 1/4/2014.

Đánh giá khơi khơi và phiến diện trước công luận là GS Hưng “không đạt yêu cầu” chỉ là hành vi miệt thị đơn phương có mục đích duy nhất ngày càng tỏ rõ: xâm phạm uy tín của một nhà khoa học, một giáo sư đại học đã có nhiều cống hiến cho nước Bỉ và cho Việt Nam.

2. GS Nguyễn Đăng Hưng có vi phạm hợp đồng, có gạt Trường ĐH Tôn Đức Thắng ra khỏi vai trò sáng lập không? 

Ông Lê Thanh Phong lại không chút ngượng ngùng khi viết “ông Hưng gạt bỏ vai trò sáng lập của ĐH TĐT, chủ động thỏa thuận với NXB Springer rằng, Springer là chủ của tạp chí. Thỏa thuận ký ngày 1.3.2013 giữa ông Hưng và NXB Springer chứng tỏ ông Hưng vi phạm hợp đồng đã ký với ĐH TĐT”.

Ở đây tôi có cảm tưởng tác giả đã không bỏ thời gian tham khảo một bài phản bác khác cũng đã được công luận biết đến, đối tượng là bài cũng do chính Lê Thanh Phong đăng tải trên báo Lao Động trước đây: “Phản hồi bài báo viết trên báo Lao Động” [2]

Xin ghi lại đây nội dung do chính tay GS Hưng viết:

“Nhận định này xuyên tạc sự thật.

Những thư đầu tiên gởi đến cho các nhà xuất bản trong đó có Springer, chúng tôi (TS Lê Văn Út, trợ lý của tôi lúc ấy thay mặt tôi làm) đều ghi rõ Đại học xuất phát (University Host) là Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên vì uy tín của Ban Biện Tập (BBT), Springer chấp nhận ủng hộ và quyết định đầu tư 100%, ký với BBT một thoả thuận song phương. Thoả tuận sáng lập [1] đã thể hiện Springer chọn BBT là đối tác toàn diện của mình. Springer hay tất cả tạp chí uy tín đều hiểu rằng một tạp chí chuyên ngành, phải là các nhà khoa học chuyên ngành mới thực sự là đối tác cần thiết cho tờ báo tương lai.

Do đó có thể thấy trên văn kiện ký kết chỉ có hai đơn vị song hành. Bên trái là Tổng Biên Tập (TBT) – đại diện cho BBT. Bên phải là chữ ký của ba người đại diện cho nhà xuất bản Springer.

Xin độc giả lưu ý là trong bản hợp đồng, điểm 2 xác định rõ chủ sở hữu (owner) là Springer, có toàn quyền kiểm soát tờ báo (nói chung phần xác) trừ những quyền dành cho TBT xác định ở điểm 3 (phần hồn).

Điều đó đã chứng minh không có chuyện gạt bỏ có chủ tâm của GS Nguyễn Đăng Hưng (NĐH).

Thật đáng buồn, bài báo trên đã không tham khảo nội dung của các văn kiện nên đã cố tình lờ đi chứng cứ mấu chốt của  vấn đề. Trên Kinh tế Saigon” Ông Renate Bayaz, Giám đốc truyền thông của NXB Srpinger đã khẳng định trước công luận hai điều căn bản:

- Chủ sở hữu của tạp chí Asian-Pacific Journal of Computational Engineering (APJCEN) do GS Nguyễn Đăng Hưng làm Tổng biên tập và chủ nhân chính thức là nhà xuất bản Springer.

- Trong hợp đồng thành lập tạp chí này, trường Đại học Tôn Đức Thắng không hề được nhắc đến.

Thật là rõ ràng và khúc chiếc. Còn nội dung trong hợp đồng mà GS Hưng ký với ĐH Tôn Đức Thắng chỉ nói đến việc “lên kế hoạch thực hiện một tờ báo quốc tế”, không hề nhắc đến bất cứ chi tiếc nào khác về quyền sáng lập, quyền sở hữu, ai là tổng biên tập. Cũng có thề nói thêm ở đây là GS Hưng đã vượt xa kế hoạch cùng với Springer cho ra đời tờ báo quốc tế APJCEN mà nay cả thế giới đều biết. Khi bảo GS Hưng không thực hiện cam kết tác giả bài báo thêm một tội nữa là tôi miệt thị một nhà khoa học khả kính.

Ngược lại, người không thực hiện được ham muốn quá sức mình nay đã rõ: chính là ông HT Lê Vinh Danh.

Muốn làm chủ: không được báo đã có chủ là nhà xuất bản Springer.

Muốn làm nhà sáng lập: Không được chỉ có những người ký văn bản sáng lập mới được coi là nhà sáng lập.

Trên bài phản bác trên GS Hưng còn viết thêm:

Với tinh thần trách nhiệm, để giúp cho TĐT quảng bá thương hiệu của mình,  tôi  đã yêu cầu Springer chấp nhận cho TĐT là đối tác song hành với những lợi thế sau đây:

Logo của TĐT  sẽ xuất hiện trên trang bìa của APJCEN.

Ban thư ký của APJCEN sẽ xuất hiện trên trang web với địa chỉ tại TĐT.

-  Cho phép TĐT thực hiện bản in và phân bố ở đâu họ muốn. Bản in sẽ không khác với bản online và thực hiện dưới sự kiểm soát của TBT.

Nhưng trái với tinh thần làm việc của tôi và những trao đổi thỏa thuận liên tiếp với hiệu trưởng từ lúc thành lập cho đến khi tôi xin dừng hợp đồng vào đầu 2014,  ông Lê Vinh Danh đã chủ tâm đòi hỏi quá đáng, làm cho sự cộng tác đi đến bế tắc rồi đỗ vỡ!”

Những lời trên nói lến tính nhất quán minh bạch trước sau như một của thái độ và hành xử của GS Hưng. Thật vậy, trên các bài viết “Một tờ báo khoa học quốc tế của người Việt” đăng trên Thế Giới Mới ngày 23.8.2013 và bài “Tờ báo khoa học quốc tế APJCEN: Do các nhà khoa học VN đề xướng và điều hành” đăng trên Lao Động Cuối tuần số 28 ngày 12-14.2.2013, GS Hưng có xác định ĐH Tôn Đức Thắng là “thành viên sáng lập” của tạp chí APJCEN. Thành viên sáng lập chính là đối tác ngay từ ngày đầu đã tham gia việc cho ra đời tờ báo, tham gia song hành với GS Hưng, có logo xuất hiện, có ban thư ký đặt tại trường, có quyền phát hành bản in giấy.  Thành viên sáng lập hỗ trợ Cố vấn cao cấp của trường TĐT làm nhiệm vụ Tổng Biên Tập (TBT) đã được Ban Biên tập và nhà xuất bản Springer chỉ định, chứ không phải là nhà sáng lập chủ quản, có quyền bổ nhiệm TBT!

3. Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã có sự ngộ nhận đáng tiếc:

Ta thấy chính sự ngộ nhân căn cơ và dai dẳng của trường ĐH Tôn Đức Thắng là nguyên nhân cho mọi đổ vỡ đáng tiếc.

Như vậy, sự phân định giữa nhà xuất bản, TBT và thành viên hỗ trợ song hành ĐH TĐT là rạch ròi ngay từ ngày phát xuất đến khi tờ báo ra đời.

Lời nói và việc làm của GS Nguyễn Đăng Hưng là nhất quán minh bạch trong tất cả các bài viết trước vụ kiện và mới đây những ngày phải đương đầu với chiến dịch kiện tụng và bôi nhọ mà ông là nạn nhân oan ức! 

4. Vụ này kéo dài không có lợi cho việc phát triển đất nước

Tôi xin ghi lại đây lời bình của một nhà khoa học trẻ trên Facebook của GS Hưng: 

“Mình là TS trẻ, đang công tác tại DH Upenn, Philadelphia. Mình cũng có hoài bão về VN để góp một tí sức lực, kinh nghiệm xây dựng nền học thuật nước nhà. Qua câu chuyện của GS Nguyễn Đăng Hưng, mình cảm thấy sợ. Có lẽ câu chuyện này sẽ ảnh hưởng đến quyết định về VN của mình sau này. Có lẽ, các bạn khác của mình cũng phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định về VN. Cũng buồn nhỉ, quê hương mình mà mình không dám về…”

Tôi mong rằng vụ lùm xùm này sẽ được dàn xếp êm thắm để các nhà khoa học Việt kiền, các nhà khoa học quốc tế yên tâm về Việt Nam đóng góp xây dựng và phát triển giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Lê Phú Khải 
TP HCM ngày 26/8/2014
____________
Chú thích:




Tác giả gởi cho blog NĐH
Nguồn: Blog NĐH.

3 nhận xét :

  1. Một người tâm huyết với Đất Nước như GS Nguyễn Đăng Hưng đang bị những kẻ tiểu nhân đánh hội đồng . Nhưng sẽ không chết người thẳng thắn thật tình mà chết kẻ háo thắng, háo danh. Tiếp theo có những cái chết chùm . Kinh chúc GS NĐH thoát hiểm !

    Trả lờiXóa
  2. Ông Nguyễn Bá Thanh bất ngờ đi Mỹ "chữa bệnh" ?!lúc 14:15 29 tháng 8, 2014

    Xem tại đây :
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140829/xac-minh-thong-tin-ban-doc-quan-tam-ve-ong-nguyen-ba-thanh.aspx

    Trả lờiXóa
  3. Sau khi một số trường đại học liên kết vói nước ngoài như Nhật, Mỹ, Đức được chấp nhận thành lập tại VN, nhiều Gs gốc Việt ở nước ngoài, có hi vọng tham gia giảng dậy hoặc tham gia quản lý các trường đại học này . Đây cũng là một cạnh tranh ngày càng lớn đối với các đại học hiện có trong nước . Gần đây lại có nhiều chuyện trong các trường đại học dân lập và tư thục như ĐH Hùng Vương, Hoa Sen . Con bệnh hay lây có thể lan sang một số trường đại học vì còn thiếu kinh nghiệm quản lí và điều hành , lại bị các nhóm lợi ích vì lợi nhuận chen vào .
    Sự cạnh tranh của các trường đại học nước ngoài, nhất là số GSVK ngày càng tang lên cũng là một mối đe dọa về bằng cấp thật giả, năng lực và địa vị của các nhà quản lý, các HT . Trong cạnh tranh thì đương nhiên kẻ yếu kém sẽ bị đào thải. Trong vòng quay li tâm ngày càng tăng tốc thì những đồ giả sẽ bĩ bắn ra ngoài . HT Lê Vinh Danh chưa bứt dây đã bị động rừng sớm hay chăng ? Gs NĐH là một nạn nhân sớm của sự cạnh tranh mới chớm mà đã bị đẩy thành gay gắt hay sao ? HT Lê Vinh Danh không thể được đào tạo bài bản như GS NĐH, hơn nữa GS NĐH cũng không hề tham vọng làm HT một trường ĐH nào đó ở VN, ông chỉ muốn làm một nhà Khoa học giúp cho khoa học VN phát triển ! HT Lê vinh Danh dánh GS NĐH để cảnh cáo những GSVK như GS NĐH !

    Trả lờiXóa