Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

LS. TRẦN VŨ HẢI LÊN TIẾNG VỀ VIỆC LS NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG BỊ ĐẢNG KHAI TRỪ


Bài PV của phóng viên BBC với LS. Trần Vũ Hải
“Vì sao luật sư Trừng bị khai trừ Đảng?”
PV: Xin Luật sư Trần Vũ Hải cho biết về việc luật sư Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam? 

LS: Luật sư Trừng cho rằng ông bị khai trừ Đảng một cách vô lý. Ông chỉ là người đấu tranh  trong việc bảo vệ dân chủ, tự chủ, tự quản của Đoàn luật sư, không chấp nhận sự can thiệp trái luật pháp từ các cơ quan khác. 

PV: Thế nào là sự can thiệp trái luật pháp trong khi sự can thiệp đó là từ các cơ quan như Thành ủy, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

LS: Ông cho rằng đã có một sự áp đặt nào đó đặc biệt từ chỗ lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam đưa ra một tiêu chuẩn gọi là tiêu chuẩn kép rằng trên 70 tuổi và 2 nhiệm kỳ đối với ứng cử viên là Chủ tịch Đoàn luật Sư TP HCM. Ông cho rằng đây là việc không công bằng bởi vì hai tiêu chuẩn đó nhằm loại ông ra khỏi Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM trong khi ở nhiều tỉnh thành khác cũng có những ứng cử viên và có những Chủ nhiệm Đoàn luật sư trên 70 tuổi và bản thân ông Lê Thúc Anh  - Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã trên 70 tuổi và đang  muốn ứng cử tiếp chức Chủ tịch này. Đưa ra việc đó nhằm loại trừ ông ra khỏi ứng cử viên Chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM, trong  khi quyền của luật sư là được ứng cử. Việc ông được  chấp nhận ứng cử và được bầu hay không là do Đại hội Đoàn luật sư TP HCM quyết định không phải là ai khác. Các luật sư phải thể hiện sự dân chủ của mình bằng lá phiếu, vậy nên việc ngăn cản như thế theo ông là trái với nguyên tắc dân chủ. Cá nhân tôi thấy rằng chưa bao giờ có một sự can thiệp như vậy từ bất kỳ cơ quan nào liên quan đến việc bầu lãnh đạo Đoàn luật sư  lớn như Hà Nội hay TP HCM. 
PV: Dù sao thì Thành ủy đối với Đảng Đoàn của Đoàn Luật sư cũng như Liên Đoàn LS Việt Nam đối với Đoàn Luật sư TPHCM đều là cơ quan chủ quản thì họ có thể có quyền chỉ đạo đối với những sự vụ của Đoàn luật sư TP HCM hay không? 
LS: Ở đây (tổ chức luật sư) hiện nay chúng tôi cho rằng không có khái niệm chủ quản và chỉ đạo. Nguyên tắc của các tổ chức hành nghề luật sư là nguyên tắc dân chủ và tự quản. Đây là các nguyên tắc quan trọng nhất. Việc bầu Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM  là do Đại hội Đoàn luật sư TP HCM quyết định chứ không phải là những người khác. Nếu có quy định về ứng cử viên thì phải quy định trong Luật Luật sư hoặc trong Điều lệ của Đoàn luật sư TP HCM hoặc Điều lệ của Liên Đoàn Luật sư chứ không phải là trong các văn bản dưới luật mà có quyền làm một cách tùy nghi như vậy. Các tiêu chuẩn về ứng cử Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải được ghi trong Điều lệ và trong Luật Luật sư. Ngoài ra các tiêu chuẩn khác theo chúng tôi cũng không công bằng, dân chủ. 
PV: Nhưng Đảng Đoàn của luật sư thành phố trên thực tế thì trực thuộc, dưới quyền của Thành ủy. Như vậy thì Đảng Đoàn hoạt động phải tuân theo ý kiến chỉ đạo của Thành ủy chứ, thưa ông? 
LS:  Ở đây vấn đề Đảng Đoàn là vấn đề khác. Ở đây chúng tôi muốn nói là các tổ chức luật sư (Đoàn luật sư ) có tính độc lập, sống được là nhờ thu phí luật sư hàng tháng, hàng năm từ các luật sư đóng góp. Đây cũng là tổ chức để bảo vệ quyền lợi của luật sư cho nên họ tương đối độc lập. Còn chúng tôi tin rằng có sự lãnh đạo nào đó cũng chỉ là sự lãnh đạo về đường lối để đảm bảo rằng đoàn luật sư hoạt động không ra khỏi khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi cho rằng các nguyên tắc dân chủ và tự quản của đoàn luật sư cần phải được tuyệt đối tôn trọng. Và những vấn đề quan trọng nhất phải do chính những luật sư đó quyết định. Nếu có một sự tranh cãi hay là tiêu chuẩn về ứng cử viên có sự bất đồng phải do chính Đoàn luật sư quyết định. Và như tôi đã nói điều đó từ trước đến nay là thông lệ của các Đoàn luật sư lớn như Hà Nội, TP HCM. 
PV: Nhưng mà trong Đoàn luật sư thành phố cũng như trong Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố cũng có những luật sư dường như không đồng ý với những ý kiến của ông Nguyễn Đăng Trừng và ý kiến của ông như thế nào? 
LS:  Đây là một câu chuyện bình thường, nếu có bất đồng như vậy thì tôi nghĩ rằng Đại hội Đoàn luật sư sẽ là người quyết định. Tất nhiên mà như tôi nói rằng nếu luật sư Nguyễn Đăng Trừng không có uy tín mà như họ cho rằng quá già để làm Chủ nhiệm Đoàn luật sư thì khi ra ứng cử sẽ không được các luật sư đó bỏ phiếu. Thế nhưng một số luật sư trong trường hợp này tôi nghĩ họ đã sai lầm khi họ có một sự áp đặt như vậy. Vì nếu họ tự tin rằng họ sẽ là ứng cử viên Chủ nhiệm Đoàn luật sư và có khả năng bảo vệ Đoàn luật sư thì họ có thể đưa ra các chương trình của mình để thuyết phục các luật sư khác về các điều kiện của mình là tốt hơn để họ có thể xứng đáng là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM. Tuy nhiên, tôi nghĩ vấn đề này là một vấn đề khá tế nhị, cần có một sự trao đổi nào đó giữa các luật sư đồng nghiệp với nhau để tránh sự mang tiếng là tranh chấp quyền lực. 
PV:  Nói là không có tranh chấp quyền lực ở Đoàn Luật sư nhưng mà thực ra hiện giờ có nhiều người họ muốn ngồi vào cái ghế của ông Trừng, họ không muốn ông Trừng ngồi đấy. 
LS: Có những người họ không thích đó là chuyện bình thường bởi vì có thể ông thẳng thắn hoặc là như thế nào đó, lãnh đạo chính quyền cũng không thích bởi vì ông luôn muốn duy trì quyền tự quản, độc lập của Đoàn luật sư. Nhưng việc không muốn ông Trừng làm Chủ nhiệm Đòan luật sư được thể hiện bằng lá phiếu tại Đại hội Đoàn luật sư. Nếu nhiều người không muốn ông Trừng làm Chủ nhiệm thì sẽ không bỏ phiếu cho ông. 
PV: Vậy thì các vấn đề tranh chấp hiện nay xoay quanh vấn đề ông Nguyễn Đăng Trừng có ở lại vị trí Chủ nhiệm hay không? Về phía lãnh đạo thì không muốn, nhưng ông Trừng thì muốn  ở lại cái ghế này. 
LS: Hiện nay ông Trừng muốn ở lại cái ghế này hay không thì chưa quan trọng mà quan trọng là phải tôn trọng quyền tự chủ, tự quản của Đoàn luật sư và phải chấp nhận ý kiến của đa số luật sư. Theo như cuộc thăm dò gần đây thì 70-80% luật sư TP HCM ủng hộ ông tiếp tục tái cử. Và tất nhiên nếu cần thiết thì ông cũng có thể rút khỏi chức vụ này nếu điều đó gây một sự trầm trọng nào đó. Tuy nhiên ông không thể chấp nhận được việc người ta loại bỏ một ứng cử viên mà được rất nhiều luật sư ủng hộ một cách không công bằng, không đúng luật.  Ông không chỉ đấu tranh cho ông mà còn đấu tranh cho quyền tự quản, dân chủ của giới luật sư nói chung. 
PV: Cá nhân ông có ủng hộ ông Nguyễn Đăng Trừng hay không và ông có nhận xét  rằng ông Trừng với sự lãnh đạo của mình có làm được gì cho Đoàn luật sư TP HCM hay không? 
LS: Cá nhân tôi cũng không ủng hộ một luật sư cao tuổi làm Chủ nhiệm Đoàn luật sư hay Chủ tịch Liên đoàn Luật sư. Tuy nhiên đây là sự công bằng, bởi vì không có quy định như vậy thì không thể tự  áp đặt.Còn về ông Nguyễn Đăng Trừng thì ông cũng đã nổi tiếng 20 năm nay là một  Chủ nhiệm chính trực, thẳng thắn. Ông đã từng là Đại biểu Quốc hội, ông nói rất thẳng, không e dè đối với những việc sai trái của các cơ quan nào đó hoặc ngay từ các đồng nghiệp luật sư mà không xứng đáng làm thủ lĩnh, lãnh đạo cho giới luật sư thì ông cũng là người nói rất thẳng, không ngại ngần gì. Vì thế nhiều luật sư của TP HCM vẫn tiếp tục tín nhiệm ông. 
Nguồn: FB Trần Vũ Hải

9 nhận xét :

  1. Bài này gián tiếp ca ngợi ĐCS hơn là ca ngợi ông Trừng. Chứng tỏ bị khai trừ khỏi ĐCS vẫn là một tội lỗi, một cái gì đó tiêu cực. Thế thì "câu hò bỏ Đảng" làm sao mà khuyến khích cho những người dập dòm đây? Còn ấm ứng chuyện bị khai trừ, còn buồn vì bị khai trừ...thì còn lâu mới thức tỉnh được mọi người, Chứng tỏ ĐCS vẫn có giá trị để nhiều người phấn đấu, luyến tiếc.


    Tựa đề hoặc dư luận nên đánh giá đại loại: may mắn cho LS Nguyễn Đăng Trừng trở về với nhân dân, ông Trừng vì dân mà Đảng ghét, vì muốn đấu tranh cho độc lập của giới luật sư ông Trừng chấp nhận bị khai trừ Đảng.

    Xem thêm : "Cần có tác động bên ngoài để giải thoát cho các đảng viên Cộng Sản phản tỉnh"

    http://donghailongvuong.wordpress.com/2014/08/05/can-co-tac-dong-ben-ngoai-de-giai-thoat-cho-cac-dang-vien-cong-san-phan-tinh/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc khai trừ ông Trừng chứng tỏ họnđang loại những người trung thực, thẳng thắn, không chịu cúi đầu khuất phục. Còn những kẻ tham nhũng thối nát như Trần Văn Truyền, ăn cả cái quần què của dân thì loay hoay kiểm điểm, kiểm tra mãi chưa xong. Ông Trừng tự làm tự sống, không ăn 1 cắc ngân sách nhà nước, nhưng chỉ muốn ls phải được tự quản, được lựa chọn thủ lĩnh một cách dân chủ thì bị đảng đánh. Còn chủ tịch Lê Thúc Anh không một ngày làm, nuốt tiền của luật sư đóng góp mà có làm được trò trống gì đâu. Ăn như thế mà không biết hổ thẹn thì mới biết ông ta trơ trẽn đến mức nào. Không biết nghề ls mà làm chủ tịch liên đoàn thì ông có ngượng không hả ông Lê Thúc Anh?

      Xóa
  2. Dần dần phải tiến tới bình thường hóa chuyện vào đảng, ra đảng, khai trừ... khi đó những người không đảng viên mà họat động xã hội mới có tiếng nói. Muốn vậy những người đảng viên (cựu trào) phải chấp nhận hi sinh vì đại cuộc mà đồng lọat ra. Đành rằng khi ra thì bỗng nhiên trở thành người bình thường như bao người nhưng nếu họ là trí thức, chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó thì họ vẫn còn đóng góp được cho xã hội, cho họat động chung.

    Giống như cái chuyện biểu tình vậy. Hồi xưa ai cũng nghĩ là ghê gớm, to tát nhưng cứ đi mãi, đi mãi thì cái chuyện biểu tình cũng trở thành bình thường trong suy nghĩ của mọi người. Nên cái chuyện ra đảng, bỏ đảng cũng phải được bình thường hóa đi. Tiến tới cái chuyện đa đảng, xã hội dân sự cũng phải được bình thường hóa trong suy nghĩ mọi người và cả cái đảng cầm quyền nữa (hiện nay là ĐCS)

    Cứ 5 năm nhìn lại chúng ta sẽ đánh giá, tự ngẫm lại rất là vui!

    Trả lờiXóa
  3. Xét thấy ông Nguyễn Đăng Trừng còn tha thiết với Đảng, dân quyết định không chấp nhận ông NĐT mà trả ông ta về với Đảng .

    Trả lờiXóa
  4. Thằng nào ký cái quyết điịnh này

    Trả lờiXóa
  5. Anh Chí Đức là người từng ra khỏi đảng nên anh nhận xét đúng đấy !

    Trả lờiXóa
  6. Nếu mà văn minh ra và Tam quyền phân lập thì luật sư không được tham gia đảng phái nào cả; các thẩm phán cũng vậy. Nhưng ở nước ta chưa có điều đó, hơn thế nữa người bị khai trừ khỏi Đảng thì luôn đồng nghĩa với sai phạm và bị kỷ luật nên ông Trừng bị khai trừ dù không đúng quy định thì ông cũng bị mất uy tín nên nếu có đưa vào đại hội bầu cũng không trúng. Ở đây ông đã bị khai trừ thì có nghĩa đã bị loại ngay từ vòng gửi xe rồi thì làm sao vào dự đại hội được nữa. Nếu ông có xin ra khỏi Đảng thì cũng thế thôi, không phải đảng viên thì làm sao được đề cử, ứng cử vào lãnh đạo hội đoàn thuộc Nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối cơ mà.Tôi tin rằng ông Trừng vì đấu tranh cho tinh thần độc lập, tự chủ của giới luật sư thì ông mới tham gia Ban lãnh đạo chứ con người như ông thì chác chắn rằng ông không phải ham hố cái ghế Chủ nhiệm đoàn luật sư làm gì. Thật tiếc cho những con người như ông ở đất nước này!

    Trả lờiXóa
  7. Việc lập đảng đoàn và cử ls Ng Đăng Trừng làm bí thư đảng đoàn là để duy trì sự can thiệp trực tiếp của thàng uỷ vào hoạt động của đoàn ls. Nhưng chính việc này cũng trái đieu lệ của đcs. Khai trừ ông Trừng với mục đích duy nhất là loại ông, xoá tên ông khỏi đls sài gòn, đưa vài "con cừu" ngoan ngoãn lên cho dễ sai khiến.

    Trả lờiXóa
  8. Ls Hải nói chỉ được cái đúng. Nhưng khai trừ đảng chỉ là cái cớ để đuổi ls Trừng khỏi ĐLS, để họ tổ chức đại hội được suôn sẻ. Tốt nhất là giải thể ban chủ nhiệm hiện nay, tổ chức đạinhooji bất thường bầu ra ban chủ nhiệm lâm thời, không có ngừoi của bcn cũ để tổ chức, đieu hành đại hội chính thức bầu ra ban chủ nhiệm mới. Nhân sự do đại hội quyết định. CN đầ cứ ohari đảng viên. SG có 4 000 ls, đv chỉ chiếm vài phần trăm, đa số là hưu trí, vào làm ls cho zui.

    Trả lờiXóa