Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

HÂN HOAN CHÀO ĐÓN "ĐÌNH VIỆT NAM" VỪA ĐƯỢC TÁI BẢN


Đình Việt Nam đã tái bản
BAN BIÊN SOẠN SÁCH ĐÌNH VIỆT NAM
Số 8A/17/378, Lê Duẩn, Hà Nội. ĐT: 0903265331. 
Email: nguyenvanku@gmail.com

ĐÌNH VIỆT NAM
.
Tác giả : Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Kự .
Lời Giới thiệu : Nhà Sử học Lê Văn Lan .
Biên tập: Lê Văn Lan, Nguyễn Duy Chiếm, Hà Thanh Huyền.
 
Sách dày 416 trang, khổ 21x26cm, in trên giấy couche, bìa cứng, với 820 ảnh mầu, ảnh đen trắng và bản vẽ. Giới thiệu 100 ngôi Đình trên toàn quốc. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2014.

Cuốn sách Đình Việt Nam (song ngữ Việt - Anh), do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản lần đầu vào năm 1999. Năm 2001, sách in lần thứ hai, bản tiếng Pháp - Le Đình, Maison Comminale du Vietnam, Nhà xuất bản Thế Giới - Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO). Trong hai lần xuất bản này đã này giới thiệu 62 ngôi đình của 35/63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc .Điểm nổi bật của lần in thứ ba là giới thiệu 100 ngôi đình của 58/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.. (tiếc là đến nay các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng , Lai Châu, Điện Biên, Lao Cai chưa phát hiện được Đình)..

Đình là ngôi nhà công cộng của làng , mỗi làng thường có một ngôi Đình. Đình phản ảnh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng cũng như cấu trúc phân tầng trong làng xã.Theo Giáo sư Hà Văn Tấn "Đình là ngôi nhà công cộng của cộng đồng làng xã Việt Nam. Nơi đây ba chức năng được thực hiện : hành chính, tôn giáo và văn hóa. Về chức năng hành chinh, Đình là chỗ để họp bàn các "việc làng", để xử kiện, phạt vạ... theo những quy ước của làng. Về chức năng tôn giáo, Đình là nơi thờ thần của làng, thường là mộ vị, nhưng cũng có nhiều khi nhiều vị, được gọi là "Thành hoàng" làng. Về chức năng văn hóa, Đình là nơi biểu diễn các kịch hát, như chèo, hay hát cửa đình - tức ca trù, một hình thức đã phát triển trong các thế kỷ trước, nơi tiến hành các lễ hôi, các trò chơi ... Thực ra, các chức năng trên không bao giờ được tách bạch, mà đan xen hòa quyện với nhau...”

Sách Đình Việt Nam gồm 3 phần :

Phần I. Tổng luận Đình Viêt Nam của Giáo sư Hà Văn Tấn đi sâu phân tích về: Nguồn gốc của Đình, Kiến trúc Đình qua thời gian và không gian, Điêu khắc Đình làng, Thần và tín ngưỡng ở Đình, Lễ hội ở Đình…..

Phần II. Giới thiệu 100 ngôi Đình từ Bắc vào Nam, từ những ngôi đình xưa nhất con biết niên đại đều thuộc thời Mạc (thế kỷ XVI) đến những ngôi Đình mới xây dựng gần đây. Đình Thụy Phiêu ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, có niên đại Đai Chính năm thứ hai (1531), Đình Lỗ Hạnh (ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang), được xây dựng vào niên hiệu Sùng Khang (1566-1577).Đình Tây Đằng,ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội,được xếp vào thế kỉ thứ XVI là dựa theo phong cách kiến trúc và điêu khắc. Đình Phù Lưu ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Đình Yên Sở , Đắc Sở, huyện Hoài Đức,thành phố Hà Nội...Theo dặm dài của lịch sử, khi người Việt thiên di đến những vùng đất mới phía Nam, ngôi đình đã cùng đi theo với họ ...Từ phía nam Hoành Sơn đến Quảng Nam…nhìn chung các ngôi đình miền Trung phần lớn được thời các chúa Nguyễn hay vua Nguyễn. Thậm chí có đình mới dựng đầu thế kỷ XX (như đình Nại Nam, thành phố Đà Nẵng dựng năm 1905). Đình ở miền Nam lại có những đặc điểm khác. Từ thế kỷ XVII đã có nhiều người Việt đến khai hoang lập ấp ở đồng bằng Nam Bộ. Hẳn là khi các làng xã được hình thành, các ngôi đình cũng được mọc lên như ở quê hương của các lưu dân phần lớn từ miền Trung vào.

Phần III. Danh sách 1070 ngôi Đình được Nhà nước Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và Di tích Quốc gia (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013)..

Ngày nay, nhiều lễ hội ở Đình vẫn được duy trì thậm chí có phần phát triển. Nhưng Đình thì không có chức năng như xưa nữa. Đình không còn là nơi hội họp và giải quyết công việc chung của làng xã. Một số nơi người ta còn cúng thần ở Đình. Những nghi thức khi cúng tế cũng đã thay đổi nhiều, nội dung của lễ hội cũng khác xưa. Không biết đến bao giờ thì Đình chỉ là những di tích? Nhưng hiện nay thì nó vẫn còn tồn tại như một thực thể sống. “ Cây đa, giếng nước, sân Đình “ vẫn là hình ảnh – không chỉ là hoài niệm thân thương, tiêu biểu cho làng xã của cả quê hương Việt Nam, trong tâm và trí nhiều người. Hàng trăm, hàng nghìn ngôi Đình trên nhiều miền đất nước vẫn tồn tại. Mà Đình tồn tại thì những vấn đề xã hội và văn hóa của nó vẫn được đặt ra. Vẫn còn bao nhiêu điều bí ẩn quanh ngôi Đình. Chúng ta tìm hiểu Đình không phải chỉ để hiểu biết về làng xã truyền thống, về bản sắc văn hóa Việt Nam mà còn để nhận thức sâu sắc hơn cách sống và cách nghĩ của người nông dân trên con đường đổi mới hiện tại.
------------------------------------

Đình Việt Nam . Giá 540.000Đ/cuốn. Giảm 10%. Theo giá bìa

Xin mời quý khách đặt mua tại:
 
1. Hệ thống Nhà sách Fahasa trong toàn quốc.
ĐT: 0903.841.541. Email: nguyetfahasa@yahoo.com
2. Nhà sách Anh Khoa, 39 Hưng Phước, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
ĐT:0908188833. Email:cuongfahasa@gmail.co

3. Ban Biên tập. Số 8A, ngách 17, ngõ 378 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội.
ĐT: 0903265331 - 04.38521820.. Email nguyenvanku@gmail.com.
 
Phương thức thanh toán:
 

Tiền mặt gửi theo địa chỉ trên.
Chuyển khoản xin gửi về TK: Nguyễn Văn Cự 711A.12970988.
Ngân hàng công thương Việt Nam, Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội
 

Sau khi nhận được tiền, chúng tôi sẽ chuyển sách đến nhà quý khách miễn phí ( trong nước )

ĐÌNH VIỆT NAM 

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần I: Tổng luận Đình Việt Nam
 
Nguồn gốc
Kiến trúc đình qua thời gian và không gian
Điêu khắc đình làng
Thần và tín ngưỡng ở đình
Lễ hội ở đình

 
Phần II. Giới thiệu 100 ngôi đình ở Việt Nam
 
1. Đình Thụy Phiêu, xã Thụy An, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
2. Đình Tây Đằng, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
3. Đình Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
4. Đình Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
5. Đình Yên Sở, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
6. Đình Phù Lưu, khu phố Phù Lưu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
7. Đình Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
8. Đình So, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
9. Đình Diềm, làng Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
10. Đình Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
11. Đình Quang Húc, xã Đông Quang, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
12. Đình Phù Lão, xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
13. Đình Hương Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
14. Đình Ngọc Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
15. Đình Thổ Tang, xã Thổ tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
16. Đình Lâu Thượng, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
17. Đình Đình Bảng, làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
18. Đình Đông Ngạc, xã Đông Ngạc,huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội 
19. Đình Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
20. Đình Thanh Hà, số 10, phố Ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
21. Đình Kim Liên, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
22. Đình Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
23. Đình Cự Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
24. Đình Quảng Bá, xã Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
25. Đình Hàng Kênh (đình Nhân Thọ), đường Nguyễn Công Trứ quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
26. Đình Dư Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
27. Đình Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
28. Đình Hiến, đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên
29. Đình Trà Cổ, xã Trà Cổ, huyệnHải Ninh, tỉnh Quảng Ninh
30. Đình Thượng, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
31. Đình Tế, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
32. Đình Nông Lục, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
33. Đình Phương Độ, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
34. Đình Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
35. Đình Hồng Thái, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
36. Đình Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
37. Đình Chu, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
38. Đình An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
39. Đình Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
40. Đình Phất Lộc, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
41. Đình Vược (đình Đá), xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
42. Đình Trùng Hạ, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
43. Đình Trùng Thượng, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
44. Đình Bảng Môn, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
45 Đình Phú Khê, xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
46. Đình Hoành Sơn, xã Khánh Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
47. Đình Trung Cần, xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
48. Đình Võ Liệt, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
49. Đình Hội Thống, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
50. Đình Lý Hòa, xã Hải Trạch. Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
51. Đình Hà Thượng, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
52. Đình Phú Xuân, phường Tây Lộc, thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế
53. Đình An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế
54. Đình Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế
55. Đình Nại Nam, Phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
56. Đình Thạc Gián, tổ 5, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
57. Đình Cẩm Phô, 52 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
58. Đình Chiên Đàn, xã Tam Đàn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
59. Đình An Hải, xã Lý Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
60. Đình Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, huyện Tịnh Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
61. Đình Mỹ Đức, xã Tây An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
62. Đình Ngọc Lãng, xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
63. Đình Phương Sài, 83 đường Phương Sài, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
64. Đình Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
65. Đình Đức Nghĩa, phường Đức Nghĩa, thành Phố Phan Thiêt, tỉnh Bình Thuận
66. Đình Đức Thắng, phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
67. Đình Đà Lạt, số 2 Nguyễn Văn Cừ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
68. Đình Lương Khế, đường Trần Phú, thành Phố Kon Tum
69. Đình An Lũy, trong quần thể di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn thượng đạo, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai
70. Đình Lạc Giao, phường Thống Nhất thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
71. Đình của Người Mường, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
72. Đình Thông Tây Hội, 107/1 Thống Nhất, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
73. Đình Phong Phú, đường Phong Phú, phường 12, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
74. Đình Bình Hòa, 15/57 đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
75. Đình Nam Chơn, số nhà 29 đường Trần Quang Khải, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
76. Đình Tân Thông Hội, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
77. Đình Minh Hương Gia Thạnh, 380 đường Trần Hưng Đạo, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
78. Đình Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thắm, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
79. Đình Tân Lân, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
80. Đình Hiệp Ninh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
81. Đình Gia Lộc, huyện Tràng Bàng, tỉnh Tây Ninh
82. Đình Phú Long, thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương
83. Đình Hưng Long, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
84. Đình Vĩnh Phong, thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
85. Đình Phú Hựu, ấp Phú Hòa, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Phong, tỉnh Đồng Tháp
86. Đình Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
87. Đình Long Thanh, phường 5, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
88. Đình Bình Phụng, ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tĩnh Vĩnh Long
89. Đình Bình Thủy, phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
90. Đình Cái Dứa, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
91. Đình Phụng Hiệp, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bẩy, tỉnh Hậu Giang
92. Đình Bình Hòa, thị xã Giồng Tôm, tỉnh Bến Tre
93. Đình Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
94. Đình Mỹ Xuyên, ấp Chợ Cũ, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
95. Đình Hòa Tú, xã Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
96. Đình Tân Hưng, số nhà 241, đường Hoàng Văn Thụ, thành Phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
97. Đình Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
98. Đình Thần Thành Hoàng, phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
99. Đình Mỹ Phước, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
100. Đình Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Phần III.
 
Danh sách các ngôi đình được Nhà nước Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia (tính đến ngày 31-12-2013).

Nguồn: FB Nguyễn Văn Kự

2 nhận xét :

  1. Nhật tân hựu nhật tânlúc 16:29 19 tháng 8, 2014

    Cái Đình là Đình của ta.
    Ông Cố Ông Cha lập ra.
    Cháu con ta gìn giữ lấy.
    Muôn năm ấy nước non nhà !

    Trả lờiXóa
  2. Cái Đình luôn luôn tượng trưng cho tình làng nghĩa xóm và tinh thần Dân Chủ , tự quản của người Việt . Ý nghĩa của cái Đình , cái nhà chung của người Việt đã có từ rất lâu khi người Việt biết tụ họp lại thành làng xóm, khi chưa có vua quan, và nhất là trong thời kì bị Tầu đô hộ . Nhờ vậy mà người Việt giữ vững được bản sắc của mình không bị người Tầu đồng hóa . Đình VN có trước chùa chiền, nhà thờ. Đình có trước tôn giáo ở VN và chính từ ngôi Đình mà phát sinh Văn Minh VN. Ở ngôi Đình, người già được kính trọng, con trẻ được dậy dỗ, thanh niên nam nữ được giao lưu cởi mở, phong tục được giữ gìn . Tình yêu nam nữ được phát triển ở Đình có khi cho phép vượt qua lễ giáo nhưng sau cùng cũng trở lại kỉ cương vì cái kỉ luật phạt những đôi trai gái ngoại tình thật là khủng khiếp . Từ ngôi Đình những tinh hoa Văn Hóa được tiếp thu và phát huy . Văn Hóa Đình tồn tại qua các thời đại mặc cho các lớp phế hưng của các triều đại vua chúa . Phép vua thua lệ làng . Lệ Làng phát xuất từ Đình đã giữ cho Dân Tộc VN một bản sắc đặc biệt . Khi đã sống thành làng thì việc chung đầu tiên là xây dựng ngôi Đình, kế đến là tôn một vị thần hoàng bảo vệ cho Làng ! Từ xưa dù sống ở thành phố người cùng làng sống gần nhau cũng cố tạo lập chung một ngôi Đình . Không khó tìm kiếm những ngôi Đình của người Quảng Nam ở đường Trần Quang Khải, Tân Định, Tp HCM, Đình của người quảng Ngãi ở Ngã Tư Bảy Hiền, Q. Tân Bình. Còn bây giờ xây dựng những nhà cao tầng, những khu phố sang trọng mà thiếu mất cái Đình chung. Dân Tộc Việt dường như đang đánh mất cái hồn !

    Trả lờiXóa