200 triệu đồng lấy được bằng Tiến sỹ y khoa
•12:35 - 17 tháng 8, 2014
Dân Việt - Qua giới thiệu của một nguồn tin, PV Dòng Đời đã tìm gặp Phó Giáo
sư (PGS) Đàm Khải Hoàn, Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng, Đại học Y Thái
Nguyên để nhờ vị Phó GS này tìm cách “tậu” cho tấm bằng Tiến sỹ Y
khoa danh giá.
Trong vai một người có nhu cầu làm
nghiên cứu sinh, phóng viên Dòng đời đã tiếp cận với vị giáo sư này cũng
như công nghệ lấy bằng tiến sĩ mà “thầy” đã vẽ ra.
Trước khi tiếp PV tại nhà riêng, PV đã
điện thoại trước cho Phó GS Hoàn, tự giới thiệu có mong muốn được vị
Phó GS này hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Khi đó, vị Phó GS đang bận một
cuộc nhậu. Tuy nhiên, chỉ sau đó khoảng 30 phút, vị Phó GS này rời cuộc
vui để gặp PV tại nhà riêng của mình.
.
.
Đi mua... bằng Tiến sỹ Y khoa
Tọa lạc trên một khu đất rộng, ngôi nhà của vị Phó GS này là một nhà sàn “chất”, mà theo ông khoe, là: “Mấy năm trước, tôi mới mua được của một gia đình dân tộc trên huyện Võ Nhai. Hồi đó, giá của nhà sàn rẻ lắm! Cả làm “luật” cho kiểm lâm và vận chuyển nữa hết có gần 20 triệu!”.
Trước những cảnh quan và vật dụng liên quan chủ yếu tới lâm sản, PV nhanh chóng nghĩ ra một “vai diễn” phù hợp với bối cảnh khi tự nhận mình là một “trùm” buôn gỗ. Sau khi “đi” vài đường cơ bản về gỗ, PV nhanh chóng đặt vấn đề:
“Nhà em vốn có truyền thống theo nghề Y nên khi học xong cấp 3, em đã thi vào ĐH Y Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi vào học ngành này, em lại không có hứng thú nên học hành rất chểnh mảng, gần như không biết gì. Đi học thì thuê, đi thi thì “chạy”.
Khi học xong bằng cử nhân, gia đình lại ép em học luôn thạc sỹ. Lúc này, em đã tham gia vào công việc kinh doanh gỗ nên đi lại triền miên. Vì thế, bằng Cao học của em cũng là đi mua nốt. Bây giờ, việc kinh doanh gỗ của em chủ yếu chuyển trọng điểm về Thái Nguyên, công việc cũng đang phát đạt nên bố mẹ em nhất quyết bắt em phải học nốt cái bằng Tiến sỹ để sau này có cái bằng mà mở phòng khám.
Công việc trên Thái Nguyên thì em không thể bỏ được nên em rất mừng khi được anh em giới thiệu qua gặp thầy để thầy hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Nhưng thực tình, kiến thức thì em không biết gì...”.
- “Thế em đã có bài báo hay công trình khoa học nào chưa?” vị Phó GS Đàm Khải Hoàn ngắt lời, hỏi.
- “Dạ, chưa ạ!”.
- “Thế em đã đi làm chuyên môn ở đâu chưa?”.
- “Dạ, chưa ạ!”, PV lí nhí.
- “Vậy được rồi! Việc lấy bằng Tiến sỹ của cậu, tôi sẽ giúp được. Cậu cứ yên tâm! Tôi nhận lời với cậu”, vị Phó GS chốt lại.
“Việc anh Hoàn trao đổi chuyện làm bằng tiến sỹ kiểu đó là sặc mùi mua
bán. Không thể chấp nhận được! Chúng tôi sẽ không bao che cho những hành
động tiêu cực này!” - ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên.
Sau khi câu chuyện đã cởi mở, ông Hoàn nói thêm: “Trước tiên, tôi sẽ viết cho cậu vài bài báo khoa học để đăng trên tạp chí Y học Thực hành. Mấy bài báo này sẽ ký tên cậu. Cậu chỉ việc tới tòa soạn, đưa cho họ mấy đồng rồi nhờ họ đăng bài, tôi sẽ có lời cho cậu.
Việc tiếp theo, cậu phải nhờ các mối quan hệ của gia đình mình để có tên trong một cơ quan hoặc tổ chức phi chính phủ nào đó để khi hội đồng xét duyệt hồ sơ, họ tin rằng cậu đã làm ở cơ quan, tổ chức đó chứ không phải là anh buôn gỗ” - ông Hoàn bắt đầu tiết lộ bí quyết nghề nghiệp của mình.
“Việc cậu đi làm, cậu cứ đi. Tôi sẽ làm đề cương đề tài cho cậu (đây là phần quan trọng nhất mà thí sinh phải trình bày trước Hội đồng các Giáo sư, Phó GS để được chấp nhận đậu đầu vào Nghiên cứu sinh - PV). Tôi sẽ trao đổi với cậu qua email” - ông Hoàn nói thêm.
Trước sự hướng dẫn nhiệt tình của vị Phó GS, tôi tiếp tục thể hiện “quan điểm: “Nhưng thực tình em không biết gì hết. Lỡ khi vào bảo vệ đề cương đề tài các thầy trong hội đồng hỏi thì em không biết trả lời sao? Thầy có lo cho em được cả hội đồng không ạ?”.
Lúc này, vị Phó GS trấn an ngay: “Yên tâm, cái đó lo được! Không biết rửa bát thì phải bế em thôi. Tôi đã hướng dẫn nhiều người rồi! Cần gặp ai thì tôi sẽ bảo cậu đến gặp. Mấy người đó toàn... đàn em của tôi thôi mà!” (Ý nói mấy vị trong hội đồng xét tuyển Nghiên cứu sinh - PV).
Trước sự chắc chắn của vị Phó GS này, tôi chốt lại: “Vâng, trăm sự em nhờ thầy! Vậy thầy cho em biết là em sẽ phải chuẩn bị bao nhiêu tiền để lo việc này hả thầy?”.
“Thôi, cậu cứ về đi. Mới gặp lần đầu, tôi chưa muốn nói chuyện này. Để hôm khác. Cậu cứ yên tâm là tôi giúp được cậu. À mà cậu tên là gì nhỉ?”, lúc này, vị Phó GS Đặng Khải Hoàn mới kịp nhớ ra là mình chưa hỏi tên “khách hàng”.
Tuy nhiên, trong câu chuyện về ngôi nhà sàn của mình, ông Hoàn có “gợi ý” rằng ngôi nhà sàn của ông vẫn còn những gỗ tạp và kêu than chuyện lúc này, lực lượng kiểm lâm làm gắt quá. Dù có nhiều mối quan hệ với cả lực lượng kiểm lâm và lâm tặc, ông Hoàn vẫn không thể vận chuyển được số gỗ nghiến về để hoàn thiện nốt ngôi nhà sàn của mình. Trước ý tứ trên, PV buộc phải gợi ý là mình có thể làm được việc này.
Sau đó, PV có nhận được email từ vị Phó GS này với đoạn có nội dung sau: “Thầy định thay toàn bộ sàn bằng nghiến. Có lẽ vẫn phải dầy 5cm, vì nó mới im, mỏng sẽ rung. Diện tích toàn bộ sàn là 100m2. Các tấm gỗ dài ngắn tùy theo đều được cả vì phải ghép mà. Em lo hộ thầy”.
Trước tình hình trên, tôi buộc phải đồng ý sẽ lo giúp thầy Hoàn 100m2 gỗ nghiến loại dày 5cm.
Tại lần gặp thứ hai, PV đã một lần nữa hỏi về số tiền phải đưa cho Phó GS Đàm Khải Hoàn để lo chuyện đầu vào. Lần này, ông Hoàn đã đồng ý với mức giá 200 triệu đồng và cho tôi số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền vào.
Những nội dung của cuộc ngã giá chỉ được PV tiến hành sau khi gặp gỡ với nhiều người đã, đang được vị Phó GS này hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Các nhân vật này đều khẳng định: Nếu muốn mua bằng Tiến sỹ Y khoa bằng tiền tại Đại học Y Thái Nguyên, PV nên tìm đến Phó GS Đàm Khải Hoàn là đúng địa chỉ nhất.
Sặc mùi mua bán
Khi những tư liệu trên đầy đủ, PV quyết định ra mặt để đối chất với vị Phó GS. Ngay sau khi PV công bố các tư liệu đã thu thập, Phó GS Đàm Khải Hoàn im lặng một hồi rồi bỏ về. Sau đó, ông Hoàn có gửi lại một email cho chúng tôi.
Email này có đoạn: “Anh giới thiệu là người buôn gỗ nhưng đã học Cao học Y tế công cộng. Tuy nhiên mải làm ăn cho nên học không đến nơi đến chốn. Nhưng với điều kiện đó tôi nghĩ sẽ dạy cho anh được. Anh nói anh làm ra rất nhiều tiền, sẵn sàng cho tôi cái này, cái nọ. Nhưng đấy là anh đặt vấn đề và xuất phát từ anh chứ tôi có đòi hỏi gì đâu? Tôi nghĩ xã hội này có nhiều người có nhiều tiền thì khi học, họ có thể biếu tôi món quà to...”.
PV cũng đã liên hệ với lãnh đạo Đại học Y Dược Thái Nguyên để làm việc. Trước những thông tin nghiêm trọng mà phóng viên đưa ra, Ban Giám hiệu Đại học Y dược Thái Nguyên đã triệu tập một cuộc họp với đầy đủ lãnh đạo nhà trường, phóng viên và Phó GS Đàm Khải Hoàn với mục đích để các bên xem các tư liệu, đối chất và đưa ra các quan điểm về vụ việc.
Tại đây, ông Hoàn nhận mình có khả năng giúp các nghiên cứu sinh có bằng Tiến sỹ Y khoa mà không cần phải học, ông Hoàn vẫn giữ quan điểm rằng viêc ông nói như vậy đơn thuần nghĩ rằng việc hướng dẫn một nghiên cứu sinh có điều kiện về kinh tế thì việc nhận được những món quà có giá trị vật chất lớn là điều bình thường.
Trong khi đó, đại diện cho lãnh đạo nhà trường, ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng việc ông Hoàn nói như vậy bước đầu có thể kết luận là không đúng với đạo đức của người thầy giáo.
Tuy nhiên, bình luận về những tư liệu mà phóng viên đưa ra, ngày 4.8.2014, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên (Đại học Y Dược Thái Nguyên là 1 trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên) nhìn nhận thẳng thắn: “Việc anh Hoàn trao đổi chuyện làm bằng tiến sỹ kiểu đó là sặc mùi mua bán. Không thể chấp nhận được! Chúng tôi sẽ không bao che cho những hành động tiêu cực này!” .
Nguồn: Dân Việt.
CHẮC RỒI, GIÁ LÀ NHƯ VẬY. TÔI CÓ BẠN LÀM LUẬN ÁN THẬT MẤT CẢ NĂM, BAY RA BAY VÀO QUÀ QUÀ CÁP CÁP ĐÃ HƠN TRĂM TRIỆU RỒI... MÀ CÒN CHƯA XONG.
Trả lờiXóaNam thì phải tiền, nữ thì phải tình. Không tin cứ hỏi GS VKV viện KHXH mà xem. Người có nhiều kinh nghiệm trong chuyện này.
XóaDanh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang,bằng công nhận gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM mà vẫn còn mua được thì tấm bằng tiến sĩ kia chỉ là muỗi
Trả lờiXóaNói về gương hiếu học, và lòng khao khát tìm về nguồn cội thì liệu những ông tiến sĩ giấy ở VN có bám gót được chàng trai gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Mỹ này không. Mong các anh chị trong viện Hán Nôm đỡ đầu cho em để em tiếp bước các anh chị trí thức yêu nước thuần Việt nhé :
Trả lờiXóahttp://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=193480&zoneid=1#.U_C-AxYo59A
'Lạc lõng' cậu nho sinh người Mỹ gốc Việt
HOUSTON, Texas (NV) - Có lẽ sẽ chẳng sai khi nói khó lắm mới có một người thứ hai như Daniel Nguyễn. Riêng bản thân chàng trai 20 tuổi này, anh tự mô tả mình là “một cậu nho sinh lạc lõng giữa thế kỷ 21.”
Sinh ra và lớn lên tại Mỹ nhưng tự tìm hiểu các tác phẩm chữ Hán-Nôm thời Nguyễn để dịch sang tiếng Anh cho bạn bè bản xứ cùng đọc, anh chàng "khác người" này đang cố gắng thực hiện những điều mà ít ai nghĩ đến.
Trên trang blog và Facebook của Daniel, người ta có thể đọc được những bài giới thiệu về các tác phẩm thơ bằng chữ Hán của nhiều thi nhân ngày xưa, như Phùng Khắc Khoan hay Phan Bội Châu, và tiểu sử tác giả. Trừ những đoạn ngắn chữ Hán, Nôm, hay Việt được trích nguyên văn, tất cả nội dung còn lại được viết bằng Tiếng Anh.
Daniel cũng tự làm thơ bằng chữ Hán-Nôm. Anh gọi sở thích này “thú tao nhã.”
Người Việt (NV): Tại sao em lại thích học chữ Hán/Nôm?
Daniel Nguyễn: Dạ, có nhiều lý do. Không học Hán-Nôm, không thể hiểu sâu về đất nước và con người Việt Nam. Sống ở hải ngoại mà không muốn bị mất gốc, ắt phải hiểu biết văn hóa quê cha đất tổ. Chưa hiểu biết, lấy gì mà yêu. Em cũng rất tôn sùng đạo đức Khổng Tử, nên phải học chữ Hán mới đọc được kinh truyện thánh hiền. Ngoài ra, sống giữa xã hội tân tiến này, nhiều khi muốn gửi tâm sự vào vần thơ, nhưng lại không muốn thổ lộ tất cả tâm tình. Hán văn có tính súc tích. Muốn cho lời ít mà ý nhiều thì không có gì hay bằng dùng chữ Hán.
NV: Em nghĩ như thế nào về những cố gắng gìn giữ văn hóa Việt cho thế hệ trẻ tại Mỹ?
Daniel Nguyễn: Em thấy nhiều người trẻ đã bị mất gốc hoàn toàn. Điều đó không đáng trách bằng sự vô tâm của nhiều người lớn trước cái cảnh thê thảm này. Làm người Việt, làm sao không thể yêu mến tiếng Việt? Làm sao không thể học sử Việt? Làm sao không thể hiểu biết về cha ông? Việc gìn giữ văn hóa Việt là một việc rất cần thiết. Không những chỉ gìn giữ văn hóa, mà còn phải phát triển văn hóa nữa. Nhưng phải lo việc gốc rồi sau mới lo việc ngọn. Việc gốc là làm thế nào cho thế hệ trẻ rành tiếng Việt. Rành tiếng Việt mới hiểu cha ông. Hiểu cha ông mới có tâm huyết với đồng bào và đất nước.
NV: Mong ước cho tương lai?
Daniel Nguyễn: Ngoài những mục đích cá nhân, em chỉ mong có công giúp một tay trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa cha ông mà thôi. Hiện tại em đang sưu tầm tài liệu để dịch tập Hoàng Việt Thi Tuyển của Tồn Am tiên sinh sang tiếng Anh.
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com
*http://khoainhitra.wordpress.com
(trích báo Người Việt Online)
Khổ thay cho dân Việt sống trong tay 'thiên đường' đểu, ốm đau vào bệnh viện hay phòng khám của chúng thì vừa mất tiền vừa phải chầu Diêm Vương sớm.
Trả lờiXóaĐọc bài viết này xong choáng hết cả người.
Dân Nghệ
200 triệu để "làm" bằng tiến sĩ y khoa thái Nguyên là đắt ! Ở tại các trường Hà nội rẻ hơn nhiều, chỉ bằng 3 phần tư thôi ! Có một lý do rẻ vì thày cũng được lợi vì có 2 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công (chưa bao giờ không thành công ! ) luận văn tiến sĩ thì thày chuyển từ ngạch hàm PGS sang hàm GS. THẬT LÀ NHẤT CỬ MÀ ĐẾN TAM TỨ TIỆN. Thời này mà còn có những địa phương muốn DỰNG BIA ĐÁ TIẾN SĨ THỜI NAY CỦA ĐỊA PHƯƠNG MÌNH. thật là bền vững trơ trơ như bia miệng vậy.
XóaNhà em xin phép đóng góp một số ý kiến. Những điều này là ý kiến riêng của nhà em. "Tiền nào của ấy." Giá trị của chúng bằng đúng giá mà các bác phải trả để đọc những ý kiến này.
Trả lờiXóa- Tại sao nước Mỹ có nhiều "diploma mills" (những nơi cấp bằng dởm)?
Bên Mỹ, gần như ai cũng có thể mở business được, và gọi cái business đó là gì cũng được, miễn là không trùng với một tên của một business khác đã đăng ký trước.
Bên Mỹ, ai cấp giấp chứng nhận gì cũng được. Cái chứng nhận đó có giá trị hay không lại là chuyện khác.
Lợi dụng những điều này, một số người mở ra một business, gọi nó là một "university," và cho nó một cái tên gần giống (nhưng không giống hẳn) với một đại học nổi tiếng khác. Thí dụ, University of California, Berkeley là một đại học nổi tiếng thế giới, nhưng Berkeley International University là một diploma mill.
Một số những nước khác, Australia chẳng hạn, muốn được gọi là "University" và cấp bằng phải có một luật cho phép của chính phủ liên bang, hay của quốc hội. Vì vậy ở Australia, cái gọi là Berkeley International University có tên là Berkeley International Office, và không cấp bằng.
- Bên Mỹ, làm sao phân biệt được một trường đại học tử tế với một diploma mill?
Ở bên Mỹ, có giấy phép (business license) và đóng thuế cho nhà nước không có nghĩa gì cả. Các cơ sở giáo dục, muốn bằng cấp có giá trị, phải được chứng nhận (bác nào dịch hộ em từ "accreditation") bởi một số tổ chức. Những tổ chức là của tư nhân, không thuộc nhà nước. Hai thí dụ của những tổ chức này là Council for Higher Education Accreditation (CHEA) và Accrediting Commission for Community and Junior Colleges (ACCJC).
Một trường đại học, công hay tư, lớn hay nhỏ, vẫn có thể được hay không được accredited, hay có rồi cũng có thể bị mất. Thí dụ: City College of San Francisco (một đại học cộng đồng công) đang tranh đấu để khỏi mất accreditation của ACCJC.
- Làm sao biết được bằng giả hay thật?
Không ai đòi mình phải xuất trình bằng cấp cả. Nếu việc gì đòi hỏi phải có bằng, mình chỉ cần liệt kê trong resume hay trong đơn xin việc. Chỉ cần một cú điện thoại, hay một lá thư là người ta có thể kiểm chứng được người đó thực sự có bằng hay không.
Hơn nữa, ít nhất là trong những công ty tư nhân, không có chuyện bằng cấp cao thì lương cao, hay bằng cấp cao thì làm xếp. Mỗi người được phân công tùy theo khả năng và giá trị của người đó đối với công ty. Ông xếp cũ của nhà em chỉ có bằng BS (cử nhân), vậy mà có biết bao nhiêu tiến sĩ, thạc sĩ dưới quyền ông ta. Có lần nhà em làm Design Center Manager, làm cho em là một ông kỹ sư già, lương ông ta hơn lương của em đến 20%, vì giá trị của ông ta đối với công ty lớn hơn giá trị của nhà em.
- Ở Mỹ có nhiều người có bằng dởm từ diploma mills không?
Bằng giả thì như nhà em đã trình bày, nếu có cũng không dùng được, lại còn có hại. Bằng dởm cũng vậy. Nếu có chỉ để treo chơi, dọa con nít. Dùng để xin việc có hại nhiều hơn lợi vì chẳng ai bị mắc lừa.
Hơn nữa, những nghề nghiệp chuyên môn, nhất là về y tế (bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, ngay cả y tá - registered nurse), ngoài bằng cấp, còn phải được cấp giấy phép hành nghề (license). Muốn được một license là cả một công trình học và làm.
Bở vậy, theo nhà em thấy, vấn đề không phải là ở con người, vì ở đâu cũng có người xấu người tốt. Quan trọng là cái "cơ chế" có cho phép người ta làm việc xấu hay không.
Lời quê góp nhặt dông dài....
Vậy là cái trường Berkeley International University là dỏm rồi. Thế mà một thằn bạn của thằng bạn tui khoe nhặng lên nó là giáo sư tiến sĩ của trường này, đang dạy sau đại học ỏ Việt Nam mới kinh chớ. Mà toàn dạy cán bộ đi học thạc sĩ, tiến sĩ không hà. Truy đến cùng cái bọn giáo sư dỏm này đi các bác.
XóaMột lũ chó chết không hơn không kém ! VN hiện có 24300 bằng tiến sĩ cơ mà,chắc độ 1 hoặc 2 phần trăm là thiệt !!!
Trả lờiXóaTôi cám ơn và khâm phục phóng viên của Dân Việt. Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Muốn quốc gia hưng thịnh thì phải tiêu diệt hết bọn vì tiền mà nặn ra "hiền tài" dỏm.
Trả lờiXóaBức ảnh rất ý nghĩa, một em đang khám đầu gối thầy xem còn máu không. Hai em sau lưng, mỗi em xòe ra 200 triệu là...chiến luôn.
Trả lờiXóaMắt bác kém thì phải, cái màu xanh nhạt mà tay cháu nó đặt lên là chân của nó đấy chứ! Chửi thì cũng phải cho đúng bác nhé.
XóaĐàm Khải Hoàn, ông này họ Đàm, lại ở Thái Nguyên, thích ở nhà sàn, nhiều khả năng là người Tày. Mà ở nhà sàn giữa thành phố thì phải thuộc loại rất giàu sang. Người Tày được xem là dân tộc ít người, được cộng điểm ưu tiên. Theo tôi điều này không hợp lý nữa, vì người Tày bây giờ nhiều người còn giỏi hơn người Kinh, giàu hơn người Kinh, có nhiều người Tày bây giờ là tỉ phú, nhiều người Tày là ủy viên TƯ Đảng, chủ tịch, bí thư tỉnh, giáo sư, tiến sĩ, giám đốc, hoa hậu, nhân dân, ưu tú, thậm chí là tổng bí thư…, việc cộng điểm ưu tiên có lẽ là thiếu tôn trọng đối với người Tày. Nên bỏ quy định này.
Trả lờiXóaPhóng viên điều tra đúng đó, thằng bạn tôi thuộc loại tranh hết phần dốt về mình cũng làm NCS với ông này, mất hơn 200, nhưng nhà nó giàu vì bố làm quan tỉnh vùng cao lắm tiền lắm.
Trả lờiXóaViệc mua bán, đổi chác học vị tiến sĩ, thạc sĩ đang diễn ra tràn lan trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn. Thậm chí cả học hàm giáo sư, phó giáo sư cũng được mua bán, đổi chác dưới những hình thức tinh vi, tế nhị, khiến nhiều khi bạn bất ngờ thấy một kẻ ngu si có tiếng bỗng thành một giáo sư đại học. Bọn người này có tiền, có năng lực lưu manh, lại có học hàm học vị, tất nhiên sẽ ngồi chễm trệ ở những vị trí quan trọng, ngoài việc kiếm chác thu vén cá nhân thì triệt hạ những người có thực tài là cảm hứng sống chính của chúng. Đấy mới chỉ là một góc nhỏ của sự dối trá đang hàng ngày hàng giờ vây bọc cuộc sống của chúng ta, như một sinh quyển mà bất kỳ ai ở trong đó cũng không thể thoát ra được.
Trả lờiXóaMột xã hội được xây dựng trên sự dối trá thì tất cả các lĩnh vực của nó đều lấy sự dối trá làm triết lý sinh tồn. Và tất yếu, sự trung thực, những tài năng thực sự, về nguyên tắc không có lý do tồn tại.
Trước hết cái ông PGS họ Đàm này không phải là công an ,tham nhưng vẫn kém phóng viên khoản lắt léo nên mới sa bẫy .
Trả lờiXóaNếu ông ấy cứ tiền tươi thóc thật trước rồi mới ra lời mặc cả thì theo luật phòng chống tham nhũng ,bác phóng viên này cũng sẽ dính đòn đưa hối lộ và sẽ cùng bị truy tố với ông PGS họ Đàm;rồi do ông PGS nhân thân tốt ,bác phóng viên còn có thể bị buộc tội nặng hơn ông ta ấy chứ !
Quốc hội làm luật đểu như thế thì bố ai dám động đến mấy ông tham nhũng! Ngoài ra ai cũng biết các ông tham nhũng thì tiền bẩn của các ông này kết bè kéo cánh không xã hội đen thì quan tòa hay những nhân vật mà miệng có gang có thép cả chứ đừng có dại mà mó dái ngựa nhé!
Thêm một phát hiện rùng rợn . Không biết rồi con cháu nhà nghèo sẽ học ở đâu ? Loại PGSTS như cái ông Đàm Khải Hoàn kia ngành nào cũng có !
Trả lờiXóaNhững con sâu mọt này đục cho cái thân cây XHCN mau chết đi cho rồi !
ở xã hội nào đó thì chuyện này nghe có vẻ lạ, còn ở xã hội việt nam ta ngày nay thì chuyện này nghe quá bình thường như chuyện từ trong nhà ra ngoài ngõ, một xã hội mà mọi thứ đều đong đếm bằng tiền một xã hội bây giờ ra ngõ gặp anh hũng (anh hùng lần thứ mấy là khác) các thôn các xã cũng làm phong bì đi kiếm anh hùng, doanh nghiệp cũng được chào mời làm anh hùng ... mà nào có nhẹ gì đâu công nhân khốn đốn khi phải nhận anh hùng ...buồn
Trả lờiXóa