Sau hơn hai tháng cho giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam ngoài Biển Đông, khuấy động quan hệ giữa Bắc
Kinh và Hà Nội, ngày 15/07/2014 vừa qua, Trung Quốc đã di chuyển giàn
khoan về hướng đảo Hải Nam. Quyết định - được Bắc Kinh loan báo một hôm
sau đó - đã làm cho tình hình bớt căng thẳng – nhưng cũng làm dấy
lên nhiều câu hỏi về dụng tâm thực sự của Trung Quốc.
Giới chuyên gia đều ghi nhận là việc Bắc Kinh «cho rút» giàn khoan
diễn ra ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ, trong một cử chỉ hiếm thấy, đã bỏ
phiếu nhất trí thông qua một Nghị quyết lên án hành vi khiêu khích của
Trung Quốc, và yêu cầu Bắc Kinh trả lại hiện trạng cho khu vực, và sau
một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình.
Quyết định rút sớm hơn thời hạn dự trù ban đầu cũng được đưa ra một
tháng trước Hội nghị Ngoại trưởng thường niên của Khối ASEAN và các đối
tác tại Miến Điện, đặc biệt là hội nghị thường niên của Diễn đàn An ninh
Khu vực ASEAN (ARF), trong bối cảnh có tin là Mỹ sẽ nêu bật các hành
động của Trung Quốc.
Còn đối với Việt Nam, việc Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng cũng diễn
ra và lúc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị hội
nghi bàn về Biển Đông và cân nhắc khả năng kiện Trung Quốc ra trước quốc
tế.
Trong những ngày qua, đã có rất nhiều chuyên gia phân tích về động
thái hạ nhiệt của Trung Quốc ngoài Biển Đông. Hôm nay, RFI xin giới
thiệu nhận định của Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về
Biển Đông tại trường Đại Học Maine, Hoa Kỳ.
Đối với Giáo sư Long, tham vọng khống chế toàn bộ Biển Đông của Trung
Quốc không thay đổi, và Việt Nam vẫn là đối tượng cần tấn công để thực
hiện ý đồ đó. Theo Giáo sư Long, quyết định rút giàn khoan còn nằm trong
một âm mưu lôi kéo Việt Nam vào con dường đàm phán song phương để giải
quyết căng thẳng do chính Bắc Kinh tạo ra, đồng thời thúc giục Việt Nam
từ bỏ ý định kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về vấn đề Biển
Đông.
Đó là những cái bẫy mà Việt Nam không nên rơi vào nếu muốn bảo vệ lợi ích dân tộc.
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn Giáo sư Ngô Vĩnh Long - Đại học Maine (Hoa Kỳ)
(19:59)
Giàn khoan đến và đi đều nhằm mục tiêu chính trị : Uy hiếp Việt Nam
"Ngay từ đầu khi Trung Quốc cắm giàn khoan cách đảo Tri Tôn khoảng 18
dặm, và nói rằng nó hoạt động trong vùng biển không có tranh chấp của
quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc, lý do chính là lý do chính trị : Uy
hiếp Việt Nam, đặc biệt là chính quyền Việt Nam, cũng như để dò xét phản
ứng của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nay, động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc cũng là để thử
xem phản ứng của Việt Nam và của các nước khác trên thế giới, đặc biệt
là Hoa Kỳ, để Trung Quốc quyết định các bước tiếp theo.
Nếu Trung Quốc thực sự rút giàn khoan về đảo Hải Nam, thì đó cũng là
để chứng minh rằng Trung Quốc đã hay là đang hạ nhiệt, do đó Việt Nam
không nên kiện Trung Quốc nữa mà nên đàm phán tay đôi với Trung Quốc.
Hạ nhiệt để "dụ dỗ" Việt Nam đàm phán tay đôi và không kiện Trung Quốc
Tôi nghĩ rằng đây là việc dẫn dụ, dụ dỗ Việt Nam, và tôi cũng hơi lo
là vì ngày 16/07, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam
Việt Nam cho biết là Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để
giải quyết các vấn đề tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông với Trung Quốc.
Lẽ dĩ nhiên là trên cơ sở luật pháp quốc tế, và cũng yêu cầu Trung Quốc
không đưa giàn khoan HD-981 quay trở lại.
Nhưng mà nếu Trung Quốc không đưa HD-981 mà đưa 4, 5 cái giàn khoan
nhỏ trở lại thì lúc đó Việt Nam làm gì ? Cho nên tôi nghĩ đây là vấn đề
Trung Quốc muốn thử xem Việt Nam phản ứng như thế nào.
Nếu Việt Nam đàm phán song phương với Trung Quốc, việc này sẽ giúp
cho Trung Quốc biện hộ rằng tranh chấp ở Biển Đông chỉ liên quan đến hai
nước Việt Nam và Trung Quốc mà thôi, và không một nước nào khác được
can dự vào.
Trung Quốc đã nhiều lần nói công khai với Mỹ là không được xía vào
công việc nội bộ của các nước trong khu vực. Cho nên, nếu Việt Nam cho
thế giới biết, hay là thế giới nghĩ lầm Việt Nam muốn thông qua đàm phán
song phương để giải quyết vấn đề, thì việc đó sẽ làm hỏng cẳng Mỹ và
đồng minh, đặc biệt trong vấn đề họ muốn đưa căng thẳng ở Biển Đông ra
Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN, tức là ARF, vào tháng tới ở Miến Điện.
Mưu đồ của Trung Quốc : Làm Mỹ hụt chân
Ngoài việc muốn làm hụt cẳng Mỹ tại Diễn đàn ARF vào tháng tới, thì
Trung Quốc cũng muốn làm cho Việt Nam mất đi sự ủng hộ của các nước khác
ở trong khu vực nếu đi đàm phán song phương với Trung Quốc, đặc biệt là
chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam và Philippines.
Ngoài ra, vừa qua, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu hoàn toàn nhất trí nói
rằng Trung Quốc không nên tiếp tục gây hấn và hy vọng rằng Trung Quốc
đưa mọi việc trở về vị trí cũ, tức là trước ngày 02/05. Thì Trung Quốc
di chuyển giàn khoan như để nói với Thượng viện Mỹ rằng « tôi đã hạ
nhiệt rồi, thì các anh không nên tiếp tục làm áp lực trên tôi »....
Nếu Thượng viện Mỹ thấy rằng không cần phải làm áp lực trên Trung
Quốc nữa, thì có thể là chính quyền Obama cũng không làm áp lực trên
Trung Quốc nữa. Mà áp lực của Mỹ là quan trọng nhất, Mỹ mà nới tay thì
Trung Quốc thấy rằng họ có cớ lấn tới thêm, không những đối với Việt
Nam, mà cả đối với Mỹ.
Bài học cho Việt Nam : Trung Quốc mềm nắm rắn buông
Bài học đầu tiên là Trung Quốc có thái độ mềm nắn rắn buông. Trung
Quốc hiện tỏ thái độ « buông » trước hết là vì phản ứng của người dân
Việt Nam. Tôi nghĩ là Trung Quốc biết phản ứng của các lãnh đạo Việt Nam
như thế nào, nhưng họ không ngờ rằng phản ứng của người dân Việt Nam
mạnh như thế.
Thành ra lúc này Trung Quốc hạ nhiệt chút xíu để cho giới lãnh đạo
Việt Nam, đặc biệt là thành phần thiên về Trung Quốc – đang trong thế
yếu - có tiếng nói mạnh hơn.
Ngoài ra, Việt Nam sắp có Hội nghị Trung ương để bàn riêng về tình
hình Biển Đông và về việc có nên kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế hay
không. Trung Quốc hạ nhiệt để chính quyền Việt Nam và Hội nghị Trung
ương thôi không bàn đến chuyện kiện Trung Quốc nữa, và như vậy, Trung
Quốc có thể tiếp tục ép Việt Nam.
Bài học là Việt Nam mà yên lặng hơn, thì Trung Quốc sẽ đẩy tới hơn.
Và nếu chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ và các nước khác Nhật, Úc cũng thấy là
vấn đề đã tạm yên rồi thì họ có thể cứ để cho yên và Trung Quốc trước
sau gì cũng sẽ quay trở lại, và lần sau sẽ làm mạnh hơn một chút.
Xu hướng thân Bắc Kinh trong giới lãnh đạo Việt Nam
Việc cắm giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là một chính sách uy
hiếp giới lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt
Nam.
Bộ Chính trị chia thành ba nhóm, số đông thân Trung Quốc, số « trung
lập » tức là không biết nghiêng về ai, và số ít hơn thì muốn kiện Trung
Quốc. Cho nên khi cắm giàn khoan, Trung Quốc muốn thử xem phản ứng của
Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào…
Phản ứng của Việt Nam cho thấy là Bộ Chính trị chưa có một chính sách đàng hoàng để kiện Trung Quốc. Đó là trong lúc tình hình đang căng thẳng. Còn bây giờ Trung Quốc hạ
nhiệt và làm giảm sự căng thẳng đi, thì có thể là Việt Nam sẽ không
quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài theo phụ lục 7 của
UNCLOS, chung với Philippines hay là riêng rẽ.
Nguy cơ mất đi hậu thuẫn của người dân Việt Nam và của quốc tế
Nếu như vậy, Chính quyền Việt Nam không những mất đi sự ủng hộ của
dân chúng trong nước, mà cũng sẽ mất sự ủng hộ của các nước trong khu
vực và của nhân dân trên thế giới. Việc đó sẽ làm suy yếu các lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, và Nhà nước Việt Nam nói chung.
Và nếu như vậy thì Trung Quốc thấy là họ đã kéo thêm được vào quỹ đạo
của Trung Quốc, và nếu mà mọi người đều nghĩ rằng Việt Nam đã bị Trung
Quốc kéo sâu thêm vào trong quỹ đạo của họ thì có thể là họ sẽ từ bỏ
Việt Nam và đi đêm với Trung Quốc...
Vấn đề kiện Trung Quốc không phải là vấn đề thắng hay là thua, mà là
vấn đề vận động chính trị. Nếu Việt Nam không kiện Trung Quốc, tức là
Việt Nam đã chứng minh cho thế giới là Việt Nam chịu thua Trung Quốc, và
nếu như vậy thì những nước khác họ sẽ suy nghĩ lại và có chính sách
riêng của họ...
Dân ta thừa biết như vậy, nhưng đảng cố tình; từng giờ từng phút chờ được gọi bàn 'hữu nghị' song phương, nhân đó chấp nhận thêm nhiều yêu sách của thượng cấp.
Nhân dân VIỆT NAM rất căm phẫn trước hành động xâm lược biển đảo của VIỆT NAM của Trung Quốc. Nhân dân ta cũng ủng hộ cách bảo vệ lãnh hải bằng phương pháp đấu tranh pháp lý với Trung Quốc, nhưng phải bằng phương pháp kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc Tế. Phản đối chính phủ VIỆT NAM giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng phương pháp đàm phán song phương. Nếu chính phủ VIỆT NAM không thực hiện kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc Tế yêu cầu các tổ chức dân sự vận động toàn dân lên tiếng,đấu tranh đòi chinh phủ phải kiện Trung Quốc nếu không đươc yêu cầu giải tán quốc hội, chính phủ để dân tự bầu ra quốc hội và chính phủ mới để thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân
thế giới sẽ nhìn thấy một thực tế: một nước cộng sản có biên giới dừng lại ở hải nam hay một nước cộng sản to hơn có biên giới đến cà mau thì vẫn như nhau
Kiện TQ là giải pháp tối ưu giúp bảo vệ đất nước trước một kẻ nham hiểm đầy mưu mô thủ đoạn.Đừng bao giờ lơ là mất cảnh giác! Ngòai ra, cần có kế hoạch, chiến lược thông minh, có hiệu quả, chủ động để đối phỏ với bọn bành trướng không hề từ bỏ mưu đồ độc chiếm Biển Đông !
Có thể VN chỉ đề xuất hợp tác song phương ở khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Nếu TQ đồng ý thì đã là một thắng lợi cho VN vì khu vực này theo TQ là khu vực không tranh chấp và TQ toàn quyền kiểm soát.
có một thằng đến cướp nhà của bạn, đẩy bạn ra đường nay bạn quay lại năn nỉ nó cho ở qua đêm ở ngay trên nhà của mình và nó chấp nhận ( thậm chí cho bạn ăn cơm nguội nữa). như thế là "thắng lợi" phải không?? + rõ ràng lợi này có lợi nhưng răng chẳng còn
Gửi bạn 11:17 Tôi không hiểu ý bạn nói răng "...đã là một thắng lợi cho VN". Tôi hiểu đây là chủ quyền của VN không bàn cãi. Không thể để TQ biến thành khu vực tranh chấp, bởi đạt được điều này có nghĩa là TQ đã chiếm 1/2 ưu thế của khu vực nói trên. Còn việc TQ rút dàn khoan là một mưu đồ xâm lăng mới có tính đến lâu dài, bền vững hơn, nhằm ngăn cản sự hợp tác, quan hệ đang phát triển giữa VN và Mỹ đặc biệt hợp tác về quân sự. Còn liên minh quân sự Việt-Mỹ không có chuyện đó đâu còn lâu lắm !. (chỉ khi nào VN là một quốc gia dân chủ thật sự, điều này thì ĐCS không muốn).
Khi LX sụp đổ, CSVN sốt vó phải cầu cứu với Tầu Cộng . Nay thì CSVN đứng trước nguy cơ bị NDVN chán ghét và chế độ sụp đổ, lại được BK hứa hẹn nhiều, răn đe , dậy bảo nhiều như kiểu đối với con hoang để dụ dỗ trở về với cha với mẹ, cho nên trong chiều hướng nghĩ đến sự tồn vong của Đảng nhiều hơn là sự tồn vong của Tổ Quốc thì ĐCSVN lại ngả theo Tầu Cộng . Trong thành phần trẻ mà dư luận lờ mờ nhận dạng sẽ xuất hiện trong kì ĐHĐ XII có dáng dấp những người từng du học Âu Mỹ. Nếu những người này nghĩ tới tương lai Tổ Quốc thì họ sẽ được cả hai , cả ND và cả Đảng . Bằng không thì NDVN cũng chẳng dễ bị mãi làm thân con lừa để cho ĐCS muốn kéo xuống vực cũng chấp nhận !
Thông qua ông Lê Hoài Trung, ĐS Việt Nam tại LHQ, VN đã ngỏ ý mời giặc Tầu vào cùng khai thác dầu trong vùng biển của VN. Hành động này há chẳng phải là ý muốn lâu nay của giặc Tầu hay sao: "Gác tranh chấp, cùng khai thác"? Nhưng làm gì có tranh chấp ở đây vì vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế này là của VN theo luật pháp quốc tế. Giặc Tầu đã cố tình biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Đừng bao giờ rước giặc Tầu vào nhà nữa, hỡi các ông/bà lãnh đạo CSVN!
Theo BS Hồ Hải: "Hai lần đảng cộng sản Bắc Việt phá bỏ hiệp định đình chiến - Genève 1954 chia đôi đất nước, và Paris 1973 để 2 bên tự dựng xây theo con đường của riêng mình. Lần đầu đất nước Việt mất một nửa về tay Trung Cộng Lần thứ 2, cả nước Việt nằm trọn trong tay Trung Cộng. Và bây giờ chiếc thòng lọng dần siết họng cả dân tộc, khi Trung Cộng đang tiến chiếm biển Đông bằng những giàn khoan dầu án ngữ mặt tiền ra thế giới của Việt Nam. Về đối nội, đảng cộng sản chưa bao giờ thực hiện lời hứa với dân. Về đối ngoại, đảng cầm quyền luôn thực thi đường lối Bắc thuộc do Trung Cộng vạch ra, công hàm 1958 về biển, mất Hoàng Sa 1974, mất Trường Sa 1988, và Hội nghị Thành Đô 1990. Đồng thời, phá bỏ mọi Hiệp định có tính quốc tế đã cam kết đi đến hòa bình. Nay giang sơn Việt hoàn toàn lệ thuộc Bắc phương. Đó là công lao của cộng sản đối với nước Việt từ 1944 đến 2014!"
Vừa răn đe, vừa vuốt ve, vừa hứa hẹn và những trò vận động hậu trường với những ngón đòn độc hiểm như xúi Sam Raisy tổ chức biểu tình ở Pnom Penh đòi đất NB , Tầu Cộng nhá cho Hà Nội thấy những hiểm nguy khi không mật thiết với BK, khi có phần nghiêng ngả sang Mỹ. Tầu Cộng biết rõ những yếu huyệt của CSVN vì CS Tầu luôn làm cho CSVN phải lệ thuộc vào CS Tầu như đứa trẻ mới sinh còn dính vào người mẹ tức là chưa rụng rún . Cái bề mặt làm cho CSVN tưởng chừng như thắng lợi là CS Tầu rút GK lớn. Hà Nội hí hửng rùm beng là Đảng lãnh đạo tài tình . Đảng lãnh đạo tài tình tức là TBT và BCT sáng suốt và guồng máy tuyên truyền lại rầm rộ nhồi nhét vào đầu CB và ND tuyệt đối tin tưởng vào Đ. Trong lúc ĐCSVN hân hoan với thắng lợi thì BK đã đi nửa nước cờ thứ hai . Con chốt DKT dấm dúi vô cung CSVN tại Hà Nội y như ván cờ người của nữ sĩ Hồ Xuân Hương . "Chàng bảo chiu thiếp rằng chẳng chịu . Thua thì thua quyết níu lấy con . Khi vui nước nước non non . Khi buồn lại giở bàn son quân ngà ". Thật là đểu . CS Tầu vừa làm cho CSVN vừa giận vừa khoái . Rồi lại vui vẻ đi theo nó hoài . Cái thằng nhân tình CS Tầu mà ai cũng biết rõ là một tên Sở Khanh lão luyện mà cô gái xuân thì CSVN vẫn cứ khoái ! Khoái cái gì ? Khoái cái ngón nghề của nó !
Dân ta thừa biết như vậy, nhưng đảng cố tình; từng giờ từng phút chờ được gọi bàn 'hữu nghị' song phương, nhân đó chấp nhận thêm nhiều yêu sách của thượng cấp.
Trả lờiXóaDân Nghệ
Nhân dân VIỆT NAM rất căm phẫn trước hành động xâm lược biển đảo của VIỆT NAM của Trung Quốc. Nhân dân ta cũng ủng hộ cách bảo vệ lãnh hải bằng phương pháp đấu tranh pháp lý với Trung Quốc, nhưng phải bằng phương pháp kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc Tế. Phản đối chính phủ VIỆT NAM giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng phương pháp đàm phán song phương.
Trả lờiXóaNếu chính phủ VIỆT NAM không thực hiện kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc Tế yêu cầu các tổ chức dân sự vận động toàn dân lên tiếng,đấu tranh đòi chinh phủ phải kiện Trung Quốc nếu không đươc yêu cầu giải tán quốc hội, chính phủ để dân tự bầu ra quốc hội và chính phủ mới để thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân
thế giới sẽ nhìn thấy một thực tế: một nước cộng sản có biên giới dừng lại ở hải nam hay một nước cộng sản to hơn có biên giới đến cà mau thì vẫn như nhau
Trả lờiXóaKiện TQ là giải pháp tối ưu giúp bảo vệ đất nước trước một kẻ nham hiểm đầy mưu mô thủ đoạn.Đừng bao giờ lơ là mất cảnh giác! Ngòai ra, cần có kế hoạch, chiến lược thông minh, có hiệu quả, chủ động để đối phỏ với bọn bành trướng không hề từ bỏ mưu đồ độc chiếm Biển Đông !
Trả lờiXóaCó thể VN chỉ đề xuất hợp tác song phương ở khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Nếu TQ đồng ý thì đã là một thắng lợi cho VN vì khu vực này theo TQ là khu vực không tranh chấp và TQ toàn quyền kiểm soát.
Trả lờiXóacó một thằng đến cướp nhà của bạn, đẩy bạn ra đường nay bạn quay lại năn nỉ nó cho ở qua đêm ở ngay trên nhà của mình và nó chấp nhận ( thậm chí cho bạn ăn cơm nguội nữa). như thế là "thắng lợi" phải không??
Xóa+ rõ ràng lợi này có lợi nhưng răng chẳng còn
Gửi bạn 11:17 Tôi không hiểu ý bạn nói răng "...đã là một thắng lợi cho VN". Tôi hiểu đây là chủ quyền của VN không bàn cãi.
XóaKhông thể để TQ biến thành khu vực tranh chấp, bởi đạt được điều này có nghĩa là TQ đã chiếm 1/2 ưu thế của khu vực nói trên. Còn việc TQ rút dàn khoan là một mưu đồ xâm lăng mới có tính đến lâu dài, bền vững hơn, nhằm ngăn cản sự hợp tác, quan hệ đang phát triển giữa VN và Mỹ đặc biệt hợp tác về quân sự. Còn liên minh quân sự Việt-Mỹ không có chuyện đó đâu còn lâu lắm !. (chỉ khi nào VN là một quốc gia dân chủ thật sự, điều này thì ĐCS không muốn).
Ông nặc danh 11:17 chắc là Tàu cộng, Việt gian bán nước hoặc chí ít cũng là đồng đảng với ông Trọng.
XóaThù giặc 1, thù quân bán nước 10
Trả lờiXóaRất tường minh. Cám ơn gs Ngô Vĩnh Long.
Trả lờiXóaKhi LX sụp đổ, CSVN sốt vó phải cầu cứu với Tầu Cộng . Nay thì CSVN đứng trước nguy cơ bị NDVN chán ghét và chế độ sụp đổ, lại được BK hứa hẹn nhiều, răn đe , dậy bảo nhiều như kiểu đối với con hoang để dụ dỗ trở về với cha với mẹ, cho nên trong chiều hướng nghĩ đến sự tồn vong của Đảng nhiều hơn là sự tồn vong của Tổ Quốc thì ĐCSVN lại ngả theo Tầu Cộng .
Trả lờiXóaTrong thành phần trẻ mà dư luận lờ mờ nhận dạng sẽ xuất hiện trong kì ĐHĐ XII có dáng dấp những người từng du học Âu Mỹ. Nếu những người này nghĩ tới tương lai Tổ Quốc thì họ sẽ được cả hai , cả ND và cả Đảng . Bằng không thì NDVN cũng chẳng dễ bị mãi làm thân con lừa để cho ĐCS muốn kéo xuống vực cũng chấp nhận !
Thông qua ông Lê Hoài Trung, ĐS Việt Nam tại LHQ, VN đã ngỏ ý mời giặc Tầu vào cùng khai thác dầu trong vùng biển của VN. Hành động này há chẳng phải là ý muốn lâu nay của giặc Tầu hay sao: "Gác tranh chấp, cùng khai thác"? Nhưng làm gì có tranh chấp ở đây vì vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế này là của VN theo luật pháp quốc tế. Giặc Tầu đã cố tình biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp.
Trả lờiXóaĐừng bao giờ rước giặc Tầu vào nhà nữa, hỡi các ông/bà lãnh đạo CSVN!
Theo BS Hồ Hải: "Hai lần đảng cộng sản Bắc Việt phá bỏ hiệp định đình chiến - Genève 1954 chia đôi đất nước, và Paris 1973 để 2 bên tự dựng xây theo con đường của riêng mình. Lần đầu đất nước Việt mất một nửa về tay Trung Cộng Lần thứ 2, cả nước Việt nằm trọn trong tay Trung Cộng. Và bây giờ chiếc thòng lọng dần siết họng cả dân tộc, khi Trung Cộng đang tiến chiếm biển Đông bằng những giàn khoan dầu án ngữ mặt tiền ra thế giới của Việt Nam. Về đối nội, đảng cộng sản chưa bao giờ thực hiện lời hứa với dân. Về đối ngoại, đảng cầm quyền luôn thực thi đường lối Bắc thuộc do Trung Cộng vạch ra, công hàm 1958 về biển, mất Hoàng Sa 1974, mất Trường Sa 1988, và Hội nghị Thành Đô 1990. Đồng thời, phá bỏ mọi Hiệp định có tính quốc tế đã cam kết đi đến hòa bình. Nay giang sơn Việt hoàn toàn lệ thuộc Bắc phương. Đó là công lao của cộng sản đối với nước Việt từ 1944 đến 2014!"
Trả lờiXóaVừa răn đe, vừa vuốt ve, vừa hứa hẹn và những trò vận động hậu trường với những ngón đòn độc hiểm như xúi Sam Raisy tổ chức biểu tình ở Pnom Penh đòi đất NB , Tầu Cộng nhá cho Hà Nội thấy những hiểm nguy khi không mật thiết với BK, khi có phần nghiêng ngả sang Mỹ. Tầu Cộng biết rõ những yếu huyệt của CSVN vì CS Tầu luôn làm cho CSVN phải lệ thuộc vào CS Tầu như đứa trẻ mới sinh còn dính vào người mẹ tức là chưa rụng rún .
Trả lờiXóaCái bề mặt làm cho CSVN tưởng chừng như thắng lợi là CS Tầu rút GK lớn. Hà Nội hí hửng rùm beng là Đảng lãnh đạo tài tình . Đảng lãnh đạo tài tình tức là TBT và BCT sáng suốt và guồng máy tuyên truyền lại rầm rộ nhồi nhét vào đầu CB và ND tuyệt đối tin tưởng vào Đ. Trong lúc ĐCSVN hân hoan với thắng lợi thì BK đã đi nửa nước cờ thứ hai . Con chốt DKT dấm dúi vô cung CSVN tại Hà Nội y như ván cờ người của nữ sĩ Hồ Xuân Hương . "Chàng bảo chiu thiếp rằng chẳng chịu . Thua thì thua quyết níu lấy con . Khi vui nước nước non non . Khi buồn lại giở bàn son quân ngà ". Thật là đểu . CS Tầu vừa làm cho CSVN vừa giận vừa khoái . Rồi lại vui vẻ đi theo nó hoài . Cái thằng nhân tình CS Tầu mà ai cũng biết rõ là một tên Sở Khanh lão luyện mà cô gái xuân thì CSVN vẫn cứ khoái ! Khoái cái gì ? Khoái cái ngón nghề của nó !