Việt Nam sẽ đi về đâu?
GS. Nguyễn Văn Tuấn
Đó là một câu hỏi ám ảnh rất nhiều người quan tâm đến Việt Nam, kể cả tôi. Mặc dù một cách chính thức, Việt Nam theo đuổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhưng hình như chẳng ai biết hình thù cái XHCN đó ra sao, vì nơi khai sinh ra cái chủ nghĩa đó đã khai tử trước khi nó hình thành. Cũng chẳng ai biết khi nào thì đạt được XHCN, vì ngay cả ngài tổng bí thư từng nói “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Nói tóm lại, chúng ta chẳng biết Việt Nam sẽ đi về đâu.
Nhìn qua con số thu nhập bình quân (GDP/capita) sẽ thấy Việt Nam ta đang ở đâu. Theo số liệu 2013, thu nhập bình quân của VN là 1901 USD, bằng khoảng 1/3 của Thái Lan (5779 USD). So với Mã Lai (11513 USD), Singapore (55182 USD) và Hàn Quốc (24400 USD) thì VN càng thê thảm hơn nữa. Có người tính toán bao nhiêu năm sau VN mới bằng Singapore, nhưng tôi nghĩ những tính toán như thế tuy rất thú vị nhưng chẳng có ý nghĩa gì khi khoảng cách quá xa. Tất cả các nước vừa kể đều theo Mĩ, chẳng có ai theo Tàu và chẳng ai muốn tiến lên XHCN cả.
Nhưng Việt Nam thì xem cái định hướng XHCN là một mục tiêu, một mục tiêu rất có thể là sai lầm. Giáo sư Đặng Phong (1939-2010) một chuyên gia kinh tế có uy tín từng nói về XHCN như sau: “Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa, nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm.” Nói cách khác, XHCN là một sai lầm lịch sử, nhưng VN không dám nói đó là một sai lầm!
Thế nhưng người ta chẳng những không dám nói là sai lầm, mà vẫn phải nói đó là một mục tiêu cao cả! Người ta vẫn phải nói về mục tiêu XHCN, nhưng chính người nói có lẽ cũng không tin những gì mình nói. Vì nhiệm vụ và đồng lương nên phải nói, nhưng trong thâm tâm thì họ chắc gì đã tin. Một mặt, họ chỉ trích thế giới phương Tây, thậm chí xem Mĩ là kẻ thù, nhưng trong thực tế thì họ thích đi máy bay Airbus và Boeing, và thích gửi con cái sang Mĩ và các nước phương Tây học!
Đó chính là một “hội chứng” cực kì phổ biến trong xã hội ngày nay: “nói vậy mà không phải vậy”. Người ta làm nhưng không tin vào việc mình làm, nói nhưng không tin những gì mình nói. Họ dùng ngôn từ hoa mĩ để che đậy sự thật. Đó cũng là một cách tự bảo vệ mình, phòng ngừa những bất trắc, những soi mói lời ăn tiếng nói trong một thể chế chuyên chế.
Nhưng hội chứng trên còn lan tràn sang mối liên hệ giữa người dân và lãnh đạo. Lãnh đạo cứ đọc diễn văn, vẫn hô hào năm này sang năm khác về con đường XHCN, học tập tấm gương của ai đó, về dân chủ tự do, về chí công vô tư, về chống tham nhũng, v.v. Lãnh đạo cứ nói, người dân vẫn không tin vì họ cho rằng “nói vậy mà không phải vậy”. Thậm chí, người dân cũng không chắc các vị ấy tin vào những gì họ nói, vậy thì tại sao mình phải tin. Người cầm quyền thừa biết rằng người dân đang rất khổ và bất bình, nhưng họ cứ lờ đi và phải nói những gì họ phải nói. Thế là hai bên lệch pha, chẳng ai tin ai. Trong một xã hội như thế thì quả là nguy hiểm. Chính quyền cứ nói, nền kinh tế vận hành theo hướng của nó.
Có lẽ Việt Nam sẽ chẳng đi về đâu, mà vẫn bồng bềnh trong tình trạng hiện nay. Bây giờ thì chắc nhiều người đã nhận ra một điều hiển nhiên từ lâu: Việt Nam không có cải cách thật sự, không có “đổi mới” thật sự. Tất cả thiết chế chính trị của chế độ vẫn như xưa, không có gì thay đổi. Ngôn ngữ của lãnh đạo vẫn như thời bao cấp, có khác chăng là có màu mè hơn một chút. Có thể có vài thay đổi bề ngoài, nhưng bên trong thì vẫn y chang từ thời bao cấp. Họ vẫn “nói vậy mà không phải vậy”, đến nỗi Thủ tướng Đài Loan nói thẳng rằng “Chính phủ Việt Nam thiếu thành thật”. Để người ta nói như thế vào mặt thì còn mặt mũi nào mà nhìn thế giới. Có lẽ Việt Nam không có khả năng tự đổi mới, nên đất nước sẽ chẳng đi về đâu cả, và khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong vùng càng ngày càng xa hơn.
Đó là một câu hỏi ám ảnh rất nhiều người quan tâm đến Việt Nam, kể cả tôi. Mặc dù một cách chính thức, Việt Nam theo đuổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhưng hình như chẳng ai biết hình thù cái XHCN đó ra sao, vì nơi khai sinh ra cái chủ nghĩa đó đã khai tử trước khi nó hình thành. Cũng chẳng ai biết khi nào thì đạt được XHCN, vì ngay cả ngài tổng bí thư từng nói “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Nói tóm lại, chúng ta chẳng biết Việt Nam sẽ đi về đâu.
Nhìn qua con số thu nhập bình quân (GDP/capita) sẽ thấy Việt Nam ta đang ở đâu. Theo số liệu 2013, thu nhập bình quân của VN là 1901 USD, bằng khoảng 1/3 của Thái Lan (5779 USD). So với Mã Lai (11513 USD), Singapore (55182 USD) và Hàn Quốc (24400 USD) thì VN càng thê thảm hơn nữa. Có người tính toán bao nhiêu năm sau VN mới bằng Singapore, nhưng tôi nghĩ những tính toán như thế tuy rất thú vị nhưng chẳng có ý nghĩa gì khi khoảng cách quá xa. Tất cả các nước vừa kể đều theo Mĩ, chẳng có ai theo Tàu và chẳng ai muốn tiến lên XHCN cả.
Nhưng Việt Nam thì xem cái định hướng XHCN là một mục tiêu, một mục tiêu rất có thể là sai lầm. Giáo sư Đặng Phong (1939-2010) một chuyên gia kinh tế có uy tín từng nói về XHCN như sau: “Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa, nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm.” Nói cách khác, XHCN là một sai lầm lịch sử, nhưng VN không dám nói đó là một sai lầm!
Thế nhưng người ta chẳng những không dám nói là sai lầm, mà vẫn phải nói đó là một mục tiêu cao cả! Người ta vẫn phải nói về mục tiêu XHCN, nhưng chính người nói có lẽ cũng không tin những gì mình nói. Vì nhiệm vụ và đồng lương nên phải nói, nhưng trong thâm tâm thì họ chắc gì đã tin. Một mặt, họ chỉ trích thế giới phương Tây, thậm chí xem Mĩ là kẻ thù, nhưng trong thực tế thì họ thích đi máy bay Airbus và Boeing, và thích gửi con cái sang Mĩ và các nước phương Tây học!
Đó chính là một “hội chứng” cực kì phổ biến trong xã hội ngày nay: “nói vậy mà không phải vậy”. Người ta làm nhưng không tin vào việc mình làm, nói nhưng không tin những gì mình nói. Họ dùng ngôn từ hoa mĩ để che đậy sự thật. Đó cũng là một cách tự bảo vệ mình, phòng ngừa những bất trắc, những soi mói lời ăn tiếng nói trong một thể chế chuyên chế.
Nhưng hội chứng trên còn lan tràn sang mối liên hệ giữa người dân và lãnh đạo. Lãnh đạo cứ đọc diễn văn, vẫn hô hào năm này sang năm khác về con đường XHCN, học tập tấm gương của ai đó, về dân chủ tự do, về chí công vô tư, về chống tham nhũng, v.v. Lãnh đạo cứ nói, người dân vẫn không tin vì họ cho rằng “nói vậy mà không phải vậy”. Thậm chí, người dân cũng không chắc các vị ấy tin vào những gì họ nói, vậy thì tại sao mình phải tin. Người cầm quyền thừa biết rằng người dân đang rất khổ và bất bình, nhưng họ cứ lờ đi và phải nói những gì họ phải nói. Thế là hai bên lệch pha, chẳng ai tin ai. Trong một xã hội như thế thì quả là nguy hiểm. Chính quyền cứ nói, nền kinh tế vận hành theo hướng của nó.
Có lẽ Việt Nam sẽ chẳng đi về đâu, mà vẫn bồng bềnh trong tình trạng hiện nay. Bây giờ thì chắc nhiều người đã nhận ra một điều hiển nhiên từ lâu: Việt Nam không có cải cách thật sự, không có “đổi mới” thật sự. Tất cả thiết chế chính trị của chế độ vẫn như xưa, không có gì thay đổi. Ngôn ngữ của lãnh đạo vẫn như thời bao cấp, có khác chăng là có màu mè hơn một chút. Có thể có vài thay đổi bề ngoài, nhưng bên trong thì vẫn y chang từ thời bao cấp. Họ vẫn “nói vậy mà không phải vậy”, đến nỗi Thủ tướng Đài Loan nói thẳng rằng “Chính phủ Việt Nam thiếu thành thật”. Để người ta nói như thế vào mặt thì còn mặt mũi nào mà nhìn thế giới. Có lẽ Việt Nam không có khả năng tự đổi mới, nên đất nước sẽ chẳng đi về đâu cả, và khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong vùng càng ngày càng xa hơn.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều : Cuộc sống của người nông dân VN 50 năm trước và hiện nay vẫn giống nhau, không khá hơn, chỉ khác 50 năm trước là bức ảnh đen trắng, 50 năm sau là bức ảnh màu ... Đặc biệt đời sống văn hoá, đạo đức xuống cấp trầm trọng, thê thảm. Không có sự đổi mới nào đâu, chỉ có sự xáo trộn mà thôi !
Trả lờiXóaCon đường trong hình ảnh đăng kèm theo bài chính là con đường đi lên CNXH mà đảng CSVN đã và đang ấp ủ, mơ mộng để dẫn dắt cả Dân tộc đi theo. Nếu cứ theo con đường này, chưa biết Đất nước sẽ sập vào đầy rẫy "các hố tử thần" được giăng trên con đường đó vào lúc nào.
Trả lờiXóaHuhu cụ Tổng và đảng ta ơi!
Bánh vẽ
Trả lờiXóaChế Lan Viên
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...
Quan chức từ thấp đến cao tối đến rồi cũng về nhà . ND đi làm vất vả cả ngày, tối đến cũng ráng về nhà . Cả nước đi về nhà . Thế thì VN sẽ đi về đâu . Thưa rằng đi về nhà . Cái nhà là nhà của ta .
Trả lờiXóaNghĩ mà chán mớ đời thiệt ! Đất Nước người ta tiến tới phồn vinh hơn, giàu có hơn, đời sống nhân dân ngày càng thoải mái hạnh phúc hơn. Chế độ ngày càng DC hơn . Còn Đất Nước mình thì giàu nghèo cũng chỉ biết đi về cái nhà của mình . Nhiều khi nhà mình bầy đầy của đắt tiền nhưng nó chỉ vui với những cuộc vui suốt sáng , trận cười thâu đêm . Hay nhà mình là căn nhà tro , với những đồ đạc tối thiểu cho cuộc sống mà nó chẳng phải nhà mình ! Thân phận người VN là thế . Công nhân làm ra của cải cho Đất Nước ở nhà thuê, phòng trọ. Kẻ gọi là LĐ xe hơi nhà lâu sang trọng NN là ND trả tiền !
Trước kia, thời còn mồ ma Liên Xô và phe XHCN, người ta đã vẽ ra mô hình CNXH và CNCS, đại để gồm có: nhà nước chuyên chính vô sản + kinh tế tập thể (nông trường quốc doanh và HTX) do nhà nước điều hành thống nhất + làm theo năng lực, hưởng theo lao động (CNXH) hay làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu (CNCS). Với mô hình ấy người ta tiến hành cải tạo công thương (đánh tư sản) và cải cách ruộng đất (đánh địa chủ) và tìm mọi cách bóp chết kinh tế tư nhân ngay từ trong trứng (và tất nhiên cũng bóp chết tự do cá nhân và các quyền tự nhiên của con người từ trong trứng).
Trả lờiXóaNhưng mô hình ấy đã thất bại hoàn toàn. Tất cả phe XHCN đều nghèo và cuối cùng còn đói và kiệt quệ. Liên Xô và Đông Âu tự giác từ bỏ CNXH để thiết lập kinh tế thị trường và xây dựng xã hội dân chủ. RIêng Trung Quốc và Việt Nam thì chấp nhận kinh tế thị trường (đa nguyên về kinh tế) nhưng duy trì nhà nước chuyên chính (từ chối đa nguyên về chính trị). Cái này không nằm trong mô hình nào cả. Bảo nó là TBCN tất không đúng nhưng bảo nó là XHCN cũng không đúng. Cho nên người ta rất khôn, gọi đó là kinh tế thị trường mang màu sắc TQ (TQ) hay kinh tế thị trường định hướng XHCN (VN), một khái niệm mơ hồ, nói chính xác là vô nghĩa. Người ta không dại gì xây dựng mô hình. Mô hình gì mà lại có sự cộng tác giữa "bọn tư bản thối nát đang giãy chết" (làm kinh tế) + nhà nước cộng sản (làm chính trị). Tư sản là đối tượng đánh đổ của CS. Nêu mô hình thì các nhà tư sản (nay gọi là "doanh nghiệp sẽ giãy nảy: Bao giờ thì các ông lại thịt chúng tôi? Mà chắn chắn là không thịt được, vì nếu thịt TS thì ai nuôi béo quan chức CS? Mà TS cũng sẽ không thịt CS, vì nếu thế ai bảo hộ cho họ bóc lột công nhân, cho họ cướp đất nông dân? Sự cộng tác kt TB + nhà nước CS là một dạng có thể nói là quái dị mà Karl Marx hay Lenin cũng không bao giờ nghĩ đến. Cho nên nói VN và TQ vẫn đi theo chủ nghĩa Mác - Lê là không đúng. Ai có thể đặt tên cái chủ nghĩa ấy bây giờ?
CNXH là không tưởng,không hề có thật vì chưa một ai thấy mặt mũi nó ra sao.
Trả lờiXóaMột số quốc gia mới làm cách mạng XHCN thôi mà đã thất bại thảm hại,cả triệu người chết oan ức vì cái lý tưởng CNXH.
VN dù đã hạ mức tín nhiệm từ "tất cả cho CNXH"xuống chỉ còn là cái đuôi thêm vào :Kinh tế thị trường định hướng XHCN thôi mà độc quyền lộng quyền tham nhũng nở rộ như kiến vỡ tổ.
VN đi về đâu?THÌ ĐI VỀ NƠI KHÔNG CÒN THẤY BÓNG DÁNG CNXH CHỨ CÒN ĐI VỀ ĐÂU NỮA !
Trong Nghị quyết đại hội XII đảng CSVN sắp tới,có thể nói,cứ mỗi cụm từ XHCN còn xuất hiện thì VN còn phải cộng thêm nghìn tỷ nợ nần mỗi năm và khoảng cách tụt hậu tính theo thời gian so với các nước trong khu vực thôi cũng sẽ tăng thêm theo cấp số nhân!
VN rừng vàng biển bạc,người dân VN cần cù thông minh nhạy bén vậy sao Đất nước VN giành độc lập cả 40 năm rồi mà Dân vẫn nghèo,Nước vẫn yếu????