Cần xóa cơ chế “Đảng cử dân bầu”
16/06/2014 16:50 (GMT + 7)
TTO - Đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại
biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức
Quốc hội (sửa đổi) ngày 16-6.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) phát biểu thảo luận về dự thảo Luật đầu tư công - Ảnh: TTXVN |
Ông Nghĩa cho rằng phần lớn công việc của Quốc hội đều
do đại biểu Quốc hội chuyên trách thực hiện, còn các đại biểu khác chỉ
tham gia ở mức độ nhất định.
Do đó, để tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động của Quốc
hội, việc quy định nâng tỉ lệ đại biểu chuyên trách lên đến 50% là cần
thiết.
“Lúc đó chúng ta có khoảng 250 đại biểu chuyên trách,
một nửa số này hoạt động ở các cơ quan của Quốc hội, còn lại 63 đoàn đại
biểu Quốc hội chỉ có hai đại biểu chuyên trách là không nhiều, bảo đảm
hợp lý. Nếu công tác chọn lựa tốt thì tôi nghĩ chỉ cần một nửa số đại
biểu Quốc hội mỗi năm tham gia giám sát đến cùng một vụ khiếu nại, tố
cáo kéo dài thì cả nước có đến 250 vụ oan sai được giải quyết, chắc rằng
cảnh "con ong, cái kiến kêu gì được oan" mà Nguyễn Du than thở sẽ vắng
hẳn trong đời sống hiện nay” - ông Nghĩa nói.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) bình luận: “Nói nôm na
Quốc hội vẫn còn cơ chế mặt trận, chưa có cơ chế khác. Như vậy làm sao
số đại biểu chuyên trách này không còn là mặt trận nữa mà là những người
chuyên nghiệp?”.
Ủng hộ quan điểm của ông Nghĩa về việc tăng đại biểu
chuyên trách, ông Lịch lên tiếng: “Cử tri kỳ vọng với tỉ lệ chuyên trách
này, số này không mặt trận nữa mà là những người chuyên nghiệp, có
trách nhiệm rõ ràng và không hành chính hóa theo kiểu một ủy ban có ba
loại chuyên trách, trừ ông chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thường trực, không
thường trực, dân bầu giống nhau nhưng đẳng cấp khác nhau”.
“Cần xây dựng cho được cơ chế giải pháp hữu hiệu mang
tính khả thi cao, nhằm xóa bỏ mặc định Đảng cử dân bầu vốn trở thành
nguyên tắc lâu nay. Cần đổi mới căn bản việc đề cử và tự ứng cử để tìm
người hiền tài ra gánh vác việc nước. Phải sửa đổi ngay cơ chế quá nặng
về cơ cấu, nặng theo hướng giảm đến mức tối đa cán bộ chủ chốt cơ quan
Đảng, chính quyền tham gia Quốc hội, nhằm tạo điều kiện để các đồng chí
lãnh đạo yên tâm chỉ đạo điều hành hoạt động của ngành, địa phương,
không ngại vất vả, dự họp Quốc hội hàng tháng trời, không để ghế trống
trong hội trường khi họp Quốc hội” - đại biểu Huỳnh Nghĩa kiến nghị.
Ông Nghĩa cho rằng dự thảo luật quy định tiêu chuẩn đại
biểu Quốc hội vẫn còn thiếu một phẩm chất rất quan trọng, đó là tư duy
phản biện.
“Thực tế cho thấy khá nhiều cán bộ, công chức của chúng
ta hiện nay hình như thiếu tư duy phản biện, dễ chấp nhận những kết
luận, nhận định vuông vức, tròn trịa, êm thuận mà cấp trên đưa ra, dù
trong thực tế cuộc sống còn đầy những gai góc, gập ghềnh. Đây không phải
là chuyện bới bòi ra bọ mà là thái độ khoa học cần thiết phản biện là
dân chủ. Vì người phản biện chỉ có thể giành phần thắng khi chân lý
thuộc về họ, chứ không vì chức vụ quan trọng mà người ấy nắm giữ” - ông
nói.
Ủng hộ quan điểm của các đại biểu Trần Du Lịch và Huỳnh
Nghĩa, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) nói: “Từ thực tiễn cuộc sống
cảm nhận được, tôi tha thiết đề nghị ban soạn thảo khi thiết kế các điều
luật cần làm bật lên vai trò trung tâm của đại biểu, thông qua việc gắn
bó mật thiết với cử tri như một trong những điều kiện tối thiểu mà
người đại biểu phải đáp ứng. Cần tăng cường hơn nữa đại biểu chuyên
trách cùng sống, cùng ăn, cùng làm với nhân dân, cử tri, doanh nghiệp
thì mới có thể nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng hay những hiến kế đa
dạng, phong phú trong nhân dân”.
“Tôi nghĩ sức sống của hoạt động nghị trường chính nằm ở
sự gắn bó mật thiết này và có mang được nhiều hơn hơi thở của đời sống
dân sinh, sinh hoạt làm ăn của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp vào
hoạt động nghị trường hay không cũng chính nằm ở điều cốt yếu này” - ông
Tâm nói thêm.
LÊ KIÊN
Còn điều 4 HP thì không không có có chuyện bỏ cơ chế ĐẢNG CỬ DÂN BẦU đâu các vị ĐBQH ạ .Tôi hỏi các vị có dám bỏ điều 4 không ?
Trả lờiXóaNếu xóa được như vậy thì đất nước việt sẽ có đổi thay lớn
Trả lờiXóaHô hô.. đúng là CSVN, khi nguy biến mới lôi ra công nhận, mời các bác ạ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/613254/bia-chu-quyen-truong-sa-thoi-viet-nam-cong-hoa%C2%A0duoc-cong-nhan-di-tich-quoc-gia.html
Trả lờiXóaCần xóa cơ chế đảng cử dân bầu...? Nghe sao hay quá là hay! Nhưng điều này chắc chắn sẽ không diễn ra mỗi khi đất nước này còn nằm dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản.
Trả lờiXóaXin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội : Huỳnh Nghĩa, Trần Du lịch, Trần Khắc Sâm !
Xin mạo muội trích Nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng : " Ông Duẩn lớn tiếng chống phong kiến. Ngày xưa, thực dân phong kiến chỉ có một tổng đốc ở một tỉnh, nay nếu không nhận rõ mình là cán bộ cách mạng thì dân một tỉnh phải chịu bốn tổng đốc, Rồi cũng trật, lên trật, xuống trật. Ai ô tô này, ai ô tô kia. Trung ương cách xa dân.
Những điều ông Duẩn nhận xét về cái tác hại trong Đảng, so với thực tế đã thấm vào đâu?
Khi dưới thời Trung cổ, một ông vua khi nghe dân kêu, hay nghe một câu đồng dao, vua phải suy nghĩ về lệnh của mình. Người ta chú trọng đến kẻ sĩ.
Nay ta tự mãn quá. Chẳng chú trọng đến ý của kẻ sĩ. Anh đưa một nghị quyết của anh ra cho người ta học, chứ anh có học ai đâu ."
Xin cảm ơn Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện đã đăng tải thông tin !
Có những đoàn ĐBQH như đoàn Nghệ an bao nhiêu nhiệm kỳ chả có nổi một ý kiến thì cũng nên bỏ bớt cả đoàn đi cho đỡ tốn kém ngân sách hay đúng hơn là đỡ
Trả lờiXóaxót tiền dân
Một cái điều đã qua thực tế chứng tỏ là không phù hợp với sự phát triển của đất nước mà bao nhiêu năm rồi mới có đại biểu dám nói ra. Mong điều này sơm thành hiện thực
Trả lờiXóaQuốc Hội không thiếu tư duy phản biện nhưng "Nói phải mà củ cải không nghe!" thì phản biện mà làm gì. Chỉ riêng cái việc "lấy phiếu tín nhiệm" tốn bao nhiêu giấy mực mà cuối cùng "nguyễn y vân" vì nếu lấy phiếu tín nhiệm chuẩn thì ông NSH sẽ lại nói "lấy đâu ra người mà làm việc!". Than ôi, đất nước tôi!
Trả lờiXóaÝ kiến của ĐB Huỳnh Nghĩa rất xác đáng . Phải bỏ ngay cơ chế Đảng cử Dân bầu . QH là của Dân chứ không phải của Đảng . Đảng cũng từ Dân mà ra. Đảng không thể cứ ngồm xổm trên đầu Dân mãi .
Trả lờiXóaSự chuyển dịch từ Đảng tòan quyền sang chia sẻ quyền lực với dân cũng là phù hợp. Song cũng không vội vàng được.
Trả lờiXóaQuốc hội gì mà đến trên 70% đại biểu là người có chức quyền ở chính quyền và ban ngành từ địa phương đến trung ương. Gần 100% là do đảng cử dân bầu. Thế thì đại diện cho dân làm sao được. Anh Trần Du Lịch nói đúng, QH ta giống như mặt trận. Dân khiếu nại chính quyền, đến gặp đại biểu Quốc hội phản ánh thì đại biểu Quốc hội cũng là ông chính quyền thì có mà kiện ...của khoai. Đại biểu QH mà cơ cấu cho đủ thành phần, không hề đại diện cho cộng đồng dân cư nơi đại biểu được bầu, không hiểu gì về cuoojcsoosng người dân. Xuân thu nhị kỳ đi họp, bỏ việc chính quyền cho cấp dưới, họp QH xong về lại ôm cái chức thì thời gian đâu mà tiếp xúc cử tri, mà giải quyết những thắc mắc của cử tri.
Trả lờiXóaLuật nên loại bỏ người giữ chức vụ chủ chốt ở chính quyền, bộ ngành làm đại biểu QH. Đại biểu QH không cần phải là công chức. Nếu có chỉ chiếm tỉ lệ 30% thôi, còn lại là đại biểu chuyên trách, ăn lương đại biểu theo nhiệm kỳ. Cần quy định rõ mức lương của đại biểu. Hết làm đại biểu QH hội thì thôi. Chứ cứ như bây giờ còn tệ hơn mặt trận.
Chưa bao giờ nhu cầu cải tổ và đổi mới mạnh mẽ như bây giờ . Phải nói là cần một cuộc cách mạng . Cách mạng lật đổ những cái cũ rích, không hợp thời, trì trệ , vô ích , để đưa đất nước đi lên . Chính vì cái nhu cầu mãnh liệt đó mà ai cũng nhận thấy ô . TBT lãnh đạo Đảng hiện thời quả là quá bảo thủ . Phải nói là ngay từ khi ô làm CtQH thì cả nước đã thấy cái bản chất ù lì của ô.. Cái QH sau khi SĐHP này à ngay với bản HPSĐ cũng quá ù lì . Tính chất Đảng ngự trị đến nỗi ND nghẹt thở . Mà Đ cứ ù lì theo ô. TBT thì đến lúc nó phải nổ bùng lên . ĐBQH như ô. Huỳnh Nghĩa cũng phải la làng giữa QH . Dường như từ trước tới nay ĐB này ít nói ! Bên ngoài là cái gông Tầu Cộng , bên trong là cái ách CS , NDVN bị gông bị cùm dính chặt xuống đất như bị tê liệt không nhúc nhích được .
XóaNhững người lãnh đạo luôn chủ trương " hồng hơn chuyên", và coi như một định luật bất biến . Một ngày nào đó không còn độc quyền cai tri của một đảng thì nhà nước VN mời thâu phục được nhân tâm, tập hợp đuợc người tài đức ở tất cả mọi nơi, thuộc mọi tôn giáo, đảng phái, sắc tộc và đất nước sẽ hùng cường, đủ sức chống lại xâm lăng bằng văn hoá, xã hội và quân sự của phương bắc.Trần Văn
Trả lờiXóaÝ kiến của đoàn đại biểu Đà Nẳng là quá đúng chắc chắn sẽ được đông đảo nhân dân ủng hộ nhưng những người đang nắm giữ độc quyền "cử" chắc họ phản đối Quyêt liệt
Trả lờiXóaĐảng cũng nên sớm có kế hoạch "cổ phần hóa"
Trả lờiXóa