Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

MỒM QUAN - ĐÍT TRẺ

Miệng quan, trôn trẻ

“Chỉ trong vòng một tuần, cần-lao An-nam đã bội thực với những phát ngôn ngớ ngẫn, phi thực tế và xuẩn ngốc của các quan chức chính phủ như đã nói ở trên. Với những bộ trưởng, cục trưởng như thế này, thì những yếu kém, bất công vẫn tồn tại trong xã hội là điều khó tránh khỏi.  Điều đau xót nhất là những phát ngôn này lại nằm hầu hết ở hai lĩnh vực giáo dục và y tế – những lĩnh vực quan trọng nhất trong việc hình thành nên một xã hội văn minh và hiện đại. Ngày trước cụ Tản Đà đã đau xót thốt lên rằng: ‘Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn/ Cho nên quân nó dễ làm quan’. Chả lẽ gần trăm năm rồi mà xứ An-nam này vẫn thế?
14-06-2014

1. Trả lời phỏng vấn báo Đất Việt, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho rằng “Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc… vẫn an toàn”. Theo ông Hồng, dư lượng hóa chất độc hại sử dụng để bảo quản hoa quả cao hơn quy định 2÷3 lần vẫn “cực kỳ an toàn” và “nên ăn” vì “chưa ảnh hưởng đến sức khỏe”(?).

Đây không phải là lần đầu tiên ông Hồng phát ngôn như thế. Năm ngoái ông này cũng có những phát ngôn gây sốc để “bảo vệ” các loại rau củ quả nhập từ Trung Quốc với mức dư lượng hóa chất bảo quản độc hại cao hơn hàng chục lần so với quy định.

Đối với người dân, họ không cần biết chất độc như thế nào. Họ tin vào sự khuyến cáo của quan quản lý, của các chuyên gia, nên khi thấy khuyến cáo mức độc nằm trong ngưỡng an toàn thì phần lớn họ yên tâm và… ăn.


Nhưng một người đứng đầu một cục chuyên về bảo vệ và kiểm định thực vật như ông Hồng thì không thể không biết rằng, các chất độc sử dụng trong bảo quản rau củ quả khi thâm nhập vào cơ thể thông qua đường thức ăn sẽ tích tụ tại trong các mô mỡ, mô máu. Và khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây ra nhiễm độc mãn tính đối với cơ thể người.

Đó chính là lý do các quốc gia phát triển sử dụng các hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn việc nhập khẩu các loại rau củ quả có tồn lưu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (cho dù lượng tồn lưu cực kỳ thấp) nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân của họ.

Đáng ra ông ta phải có những khuyến cáo để người dân phòng tránh các loại thực phẩm độc hại. Chỉ đạo cho các bộ phận chức năng của Cục công khai danh mục các loại hóa chất độc hại sử dụng trong bảo quản thực phẩm và các công ty xuất/nhập các loại thực phẩm độc hại để người dân biết. Đàng này, ông ta lại còn khuyến khích người dân ăn thực phẩm độc hại.

Theo thống kê từ các bác sỹ ở Singapore, số lượng người Việt sang chữa trị bệnh ung thư nhiều nhất trong khu vực. Ở trong nước, cần-lao chen chúc nhau vào các bệnh viện ung bướu đang ngày một quá tải.

Cần-lao An-nam vì cái lợi riêng đầu độc đồng bào của mình đã đành, lại thêm quan chức “thiểu năng chuyên môn” khuyến khích cần-lao tiếp tục dùng thực phẩm độc hại với lý do vẫn “cực kỳ an toàn”. Dân tộc này không quặt quẹo, ốm yếu và ung thư mới là lạ!

Độc tâm lẫn độc khẩu như thế, tại sao vẫn lãnh đạo ngành chống độc?

2. Trả lời chất vấn trước Quốc hội về vấn đề giá xăng dầu trong nước, ông Đinh Tiến Dũng – Bộ trưởng Tài chính nói: “Đồng bào, nhân dân cả nước, các cơ quan đơn vị đã quen với giá xăng dầu thường xuyên lên xuống”.

Điều ông Dũng nói đúng với thực tế, và có lẽ ông Dũng không có ý xem thường cần-lao. Nhưng người nghe không nén được tiếng thở dài chua xót cho thân phận cần-lao ở xứ thiên đường.

Các chính thể thường được dựng lên từ xương máu của cần-lao, nên về lý thuyết chính thể đó là thành quả của cần-lao. Những người nắm quyền là do cần-lao bầu lên, thay mặt họ, đại diện cho họ để điều hành đất nước. Và dĩ nhiên, việc điều hành phải thỏa mãn ở mức độ số đông cần-lao.

An-nam vẫn có câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thế nhưng tuyệt đại đa số cần-lao chỉ được “quyền” làm. Còn biết, bàn và kiểm tra là một điều gì đó quá xa xỉ trong thân phận của họ – những “ông chủ”, vì đây là đặc quyền của những người được coi là “đầy tớ”.

Việc tăng giá, giảm giá là việc của cơ quan chức năng. Cần-lao không thể phản đối, vì họ được quyền cấm phản đối. Họ cũng được quyền không tiêu dùng hàng hóa đó nếu họ không muốn. Nhưng khốn khổ rằng, những hàng hóa mà “nhà nước” quản lý và điều tiết như xăng dầu lại không thể không sử dụng trong công cuộc kiếm cơm của cần-lao, nơi mà trung bình 0,8 người lao động/1 xe máy.

Có lẽ những người như ông Dũng, chưa một ngày ở thân phận cần-lao(?).

3. Cũng trong cuộc trả lời chất vấn trước Quốc hội, ông Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Giáo dục đã khiến cho những người còn lương tri với nền giáo dục nước nhà không khỏi chửi thề. Những câu nói ngớ ngẫn, luôn né tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho cấp dưới và xem người nghe (kể cả lãnh đạo cao cấp lẫn đại biểu quốc hội) như trẻ nít đã được người viết tổng hợp lại ở bài “Bộ trưởng Luận và những câu nói ấn tượng”.

Không hiểu một ông bộ trưởng, đã từng có thâm niên lãnh đạo một trường đại học với học hàm học vị cao nhất lại có thể phát ngôn một cách phi giáo dục, phi khoa học và phi logic đến như thế?

Không hiểu tại sao một kỳ thi tốt nghiệp với những hội đồng thi ngoại ngữ không có thí sinh nào do đây là môn tự chọn lại là “một sự đột phá trong cải cách giáo dục”? Trong khi chính mồm ông nói “Cách dạy ngoại ngữ tại trường học của chúng ta hiện nay không giống ai”.

Không hiểu “thực tế khách quan” của ông Luận là gì đối với hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp? Phải chăng thực tế khách quan chính là phần lớn các trường đại học của An-nam đào tạo theo kiểu thu học phí-cấp bằng mà chưa quan tâm đến chất lượng? Hay việc mở trường, mở lớp tràn lan đến mức không thể kiểm soát chất lượng? Và ở vị trí bộ trưởng giáo dục ông không có liên quan gì đến thực tế khách quan này?

Không hiểu với tư cách là một nhà giáo, một nhà khoa học thì ông có cảm thấy “nhục” không khi có “niềm tin vững chắc” rằng những yếu kém của giáo dục xứ An-nam sẽ được giải quyết bằng một cái nghị quyết? Chả lẽ cái nghị quyết này là cây đũa thần?

Không hiểu một người làm trong ngành giáo dục có thâm nhiên như ông, lại ngồi ghế tư lệnh ngành giáo dục mà không phân biệt nổi “hạnh kiểm” trong giáo dục với “đạo đức”? Để rồi phát ngôn một câu cực kỳ thiểu năng là “học kém thì không thể đạo đức tốt được”. Chắc chắn, không ít những ông/bà lãnh đạo từ cao cấp trung ương đến lìu tìu địa phương lẫn đám nghị gật có học lực kém đến phải bổ túc, chuyên tu, tại chức để hợp lý hóa bằng cấp. Phải chăng họ đều là những người đạo đức kém?

Nhắc lại câu nói trên: Phi giáo dục, phi khoa học thế, sao vẫn lãnh đạo ngành giáo dục?

4. Dù không phải trả lời chất vấn trước Quốc hội trong kỳ này, nhưng trong văn bản trả lời chất vấn gửi đại biểu Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế giải thích lý do không thể từ chức là vì: “Toàn ngành y tế đang tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh”. Đồng thời vẫn dày mặt mà nhai lại điệp khúc cũ rích rằng: “Tôi được Đảng và Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế theo quy trình quy hoạch cán bộ”.

Những phát ngôn thiểu năng trí tuệ, những sự yếu kém đến mức không thể chấp nhận được của ngành y tế trong hơn nửa nhiệm kỳ bộ trưởng của bà Tiến đã được nói quá nhiều ở cả nghị trường, chính phủ, báo chí, dư luận xã hội,… Chưa từng có một bộ trưởng nào trong thể chế này bị từ các báo chí chính thống đến dư luận xã hội kiến nghị từ chức một cách nhục nhã như bà Tiến.

Ấy thế mà bà này vẫn mặt dày chống chế, tham quyền cố vị. Nếu bà ta thực sự giỏi, đủ bản lĩnh lãnh đạo ngành Y, thì ngửa mặt trước quốc hội và đại đồng cần-lao mà tinh tướng rằng: “Với sự nát bét của ngành y như bây giờ, không có ai làm tốt hơn tôi thời điểm này, nếu các vị chỉ ra ai làm giỏi hơn, tôi sẽ từ chức để họ làm”.

Dĩ nhiên trong thể chế này của An-nam, việc quan chức ở tầm trung ương ủy viên không phải cứ muốn là được từ chức. Và đáng ra bà ta phải dựa vào điểm mạnh này để vớt vát tý sĩ diện và tự trọng, chứ không phải là bi bô những điều xuẩn ngốc để suốt ngày ăn gạch.

Cổ nhân có câu: Cáo chết để da, người chết để tiếng. Không hiểu bà Tiến này để lại gì cho ngành Y, cho con cháu của bà ta?

5. Lại thêm một bộ trưởng phát ngôn ngớ ngẫn và phi thực tế. Trong cuộc họp bàn về chính sách pháp luật giảm nghèo, ông Giàng Seo Phử – Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc nói người dân ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long: “đi làm thuê và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao, họ đủ trang trải cho một ngày ăn”.

Dĩ nhiên, câu nói này ông Phử sử dụng để so sánh với người nghèo phía Bắc. Thế nhưng cho dù có là so sánh, thì ngôn từ phải chuẩn chỉnh. Bộ trưởng chứ không phải xe ôm xích lô mà muốn nói gì thì nói.

Không hiểu nhận thức của ông Phử về “thu nhập cao” là như thế nào? Chả lẽ thu nhập cao là “đủ trang trải cho một ngày ăn”? Thêm nữa, từ trước đến nay, chưa có một nghiên cứu, đánh giá, hay phát ngôn nào nói rằng đi làm thuê và bán vé số mà thu nhập cao cả (Làm thuê ở đây được hiểu là những người không nghề nghiệp, không có trình độ, không có công cụ, không có vốn. Họ đi làm thuê thời vụ hoặc công nhật, chứ trong xã hội ngoài vài ông chủ theo đúng nghĩa, ai mà chả đi làm thuê).

Nếu khái niệm thu nhập cao hiểu theo kiểu ông Phử, thế hóa ra lâu nay thông tin về đồng bào dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng xa, người dân ở khu vực khó khăn mà các thông tin đại chúng đưa đều không đúng? Và điều này có làm “chạnh lòng” những người làm thuê, những người bán vé số có “thu nhập thấp”?

Có lẽ phần lớn người nghe đều thông cảm cho ông Phử, nói còn chưa rõ nghĩa câu thì việc dùng câu từ chưa chuẩn chỉnh là khó tránh khỏi. Có điều, ông lại được “cơ cấu” ngồi ở cái ghế đó.

Thế nên, ông ta nói bán vé số có thu nhập cao cũng không có gì lạ cả.

6. Chỉ trong vòng một tuần, cần-lao An-nam đã bội thực với những phát ngôn ngớ ngẫn, phi thực tế và xuẩn ngốc của các quan chức chính phủ như đã nói ở trên. Với những bộ trưởng, cục trưởng như thế này, thì những yếu kém, bất công vẫn tồn tại trong xã hội là điều khó tránh khỏi.

Điều đau xót nhất là những phát ngôn này lại nằm hầu hết ở hai lĩnh vực giáo dục và y tế – những lĩnh vực quan trọng nhất trong việc hình thành nên một xã hội văn minh và hiện đại.

Ngày trước cụ Tản Đà đã đau xót thốt lên rằng: “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn/ Cho nên quân nó dễ làm quan”. Chả lẽ gần trăm năm rồi mà xứ An-nam này vẫn thế? Cứ như vậy thì bao giờ mới có thể ngẩng mặt lên với đại đồng văn minh và tiên tiến trên thế giới? Trong khi ngoài bể Đông, sóng dữ do Tàu khựa gây ra ngày một nhiều, đe dọa đến an ninh và sự ổn định đất nước.

Cổ nhân vẫn thường nói: “Dân có giàu, nước mới mạnh”. Muốn ngăn chặn được tên hàng xóm nham hiểm, tham lam, xấu tính thì đất nước cần phải hùng mạnh. Đất nước muốn phát triển thì quan chức phải giỏi giang, cần-lao phải chăm chỉ. Quan chức mà giỏi giang thì nói ít làm nhiều. Làm cái điều dân cần, nói cái điều dân tin.

Với quan chức như thế, An-nam bao giờ mới có được điều đó?

 

15 nhận xét :

  1. Tôi có con đi học thêm tiếng anh Language Link, giữa khóahọc cô giáo mời phụ huynh đến để:
    1. Trao đổi về kết quả học tập của con; Cô mời từng phụ huynh có con đang theo học để:
    2.Hỏi ý kiến gia đình về phương pháp giảng dạy có phù hợp với con mình không;
    3. Nguyện vọng của gia đình như thế nào về phương pháp dạy để kết quả học tập cao hơn
    Còn ở trường PT Việt Nam con đang theo học thì sao?
    Cô mời đến họp tất cả lớp cũng:
    1. Thông báo tình hình học tập của lớp (nói qua) sau đó khen vài em và chê vài em,
    2. Ban phụ huynh là việc chủ yếu là đóng quỹ lớp,
    3. Ban phụ huynh "tự nguyện" làm đơn đề nghị tổ chức lớp dạy thêm,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con tôi cũng từng học tại Language Link, nhưng sau đó phải "Bỏ của, chạy lấy người"! Vì họ ... chả dạy gì cả, tòan ... chơi! Lại còn thay giáo viên liên tục (thuê Tây "ba-lô" dạy nên phải thế chăng?...).
      Tôi phản đố dạy "nhồi nhét" trong các trường của ta, nhưng cũng không thể chấp nhận cái kiểu "làm hàng" của Language Link bạn ạ.

      Xóa
    2. Cách học ngoại ngữ hay nhất lại vưà rẻ tiền là 1/ Xem sách văn phạm căn bản 2/đọc báo (để biết mặt chữ) 3/ xem tivi (luyện giọng)cuả họ, nếu những chữ nào (nhất là thành ngữ hay tiếng lóng) không biết thì vào google gõ vào đó hỏi là ra hết.
      Học ngoại ngữ mà học với thày cô người Việt thì chỉ học được cách phát âm ba rọi, mấy thày cô này qua nước ngoài đều phải đi học lại từ đầu như học trò thôi vì nói chẳng ai hiểu . Còn vào trường mà học với tây ba lô thì vưà tốn tiền mà kết quả cũng chỉ lình xình không bảo đảm đâu

      Xóa
  2. Nhật tân hựu nhật tânlúc 14:57 14 tháng 6, 2014

    Thời vua Tự Đức , mặc dầu vua ngu nhưng khi giặc Pháp tới còn có những anh hùng xả thân vì nước như Hoàng Diệu, Nguyễn tri Phương, sau đó còn nối tiếp những anh hùng như Trương Định , Thủ Khoa Huân . Các vị ấy đều là quan trường, hưởng lộc vua, ăn lộc nước . Còn ngày nay quan chức lãnh đạo cả nước còn mời giặc vào nhà như người ân nhân vĩ đại. Rồi khi ân nhân trở mặt thành kẻ cướp thì sợ nó hơn sợ cọp. Cho nên nghe các lời quái dị từ miệng các quan chức lúc đất nước trong dầu sôi lửa bỏng này thì đúng do tâm lí sợ cọp cho nên nói năng gì cũng ú ớ đến thảm hại. Tình hình nước mất nhà tan tới nơi rồi . Quan chức lo thu vén , lo cho chỗ an thân khi giặc tới nên ăn nói chẳng còn sĩ khí gì cả . Chẳng còn ai nói được câu như : "đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo " , hay " bệ hạ muốn hàng xin lấy đầu thần trước ". Những kẻ hèn nhát sợ sệt mà được giao chức to quyền trọng chỉ làm nhục cho dân cho nước chứ óc ích gì . Đúng là phường giá áo túi cơm đang dẩy dân tộc tới bờ vực thẳm.

    Trả lờiXóa
  3. thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵnlúc 15:26 14 tháng 6, 2014

    Công hàm đã viết:

    "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc."

    Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã viết:

    "Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc."

    "Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận"

    Ông Trần Công Trục

    Dù giải thích thế nào đi nữa, Công hàm 1958 vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay.

    Nói cách khác, cái “thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn” như mô tả của Tiến sĩ Trần Công Trục chỉ có thể có được từ chính sợi dây thừng mà Công hàm 1958 đã cung cấp.

    Trả lờiXóa
  4. Đến bao giờ thì miệng quan khác được với ...đít trẻ. Có lẽ lúc đó Việt Nam mới bước tới...Đài Vinh Quang được chăng?

    Trả lờiXóa
  5. Thế các bác không biết tiêu chuẩn để "lên quan" thời nay là phải: Tham, ngu, trơ... sao!

    Trả lờiXóa
  6. Giặc Bành trướng Bắc Kinh đang xâm lăng lãnh hải, tổ quốc đang lâm nguy, cảnh sát biển và ngư dân đang ngày đêm đối mặt với quân thù, BT quốc phòng Mỹ, TT Nhật ... lên tiếng tố cáo CSTQ gây hấn và ngang ngược thế mà đại tướng, BT quốc phòng PHÙNG QUANG THANH tuyên bố "quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vẫn tốt đẹp", thì quả là tướng họ Phùng không xứng là một công dân Việt Nam, không xứng mặc bộ quân phục trên người, ông ta hèn hơn con rệp.

    Trả lờiXóa
  7. Miệng bọn quan lại này còn bẩn hơn cả đít trẻ nữa các bác à. Bọn trẻ bây giờ nó ỉa còn sạch, thơm hơn bọn quan lại nói.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi là cán bộ hưu. Nghe BT.L. nói cấp thứ, vụ, cục bị khớp tôi thương quá! những người óc đầy sạn mà bị khớp. BT hãy để lòng nhân từ đó thương các cháu học sinh bị khớp trước các kỳ thi, khớp học phí, khớp dạy thêm học thêm, khớp chạy điểm chạy bằng, khớp sách giáo khoa, khớp đổi mới giáo dục ...Mà giải trình chứ có phải lên máy chém đâu mà khớp, làm đúng sao phải khớp. QH chứ có phải hùm beo rắn rết chi mà khớp. Ông nói cho có giáo dục kẻo người ta nói Bộ ... vô giáo dục. Ông với bà BT.Y là cặp diễn tốt đấy.

    Trả lờiXóa
  9. Ông Baron Thịnh kính mến : Khi Ông Hồng phát biểu như thế, đây không phải là lần đầu, ông có biết nhà nước Trung quốc thưởng cho ông ta bao nhiêu tiền không ? Còn lý do tại sao 1 thằng :Độc tâm lẫn độc khẩu như thế, tại sao vẫn lãnh đạo ngành chống độc? là số tiền thưởng nầy được chia đều cho cấp trên của nó đấy ông ạ !

    Trả lờiXóa
  10. Thời nay miệng quan còn không sạch bằng đít trẻ bởi vì đít trẻ sau khi đi "ị" còn có người rửa, đít sẽ...sạch. Còn miệng quan hàng ngày thì cho bao nhiêu thứ vào, bao nhiêu thứ ra mà có được ai "rửa" cho đâu. Vì thế nó còn bẩn hơn...đít trẻ.

    Trả lờiXóa
  11. Đất nước này chứa chất nhiều ung nhọt quá rồi. Bây giờ là lúc các ung nhọt căng phồng vỡ ra và chảy mủ. Những phát biểu của nhứng vị đứng đầu các ngành của một quốc gia chính là những loại mủ đa dạng xuất lộ từ những cái đầu "định hướng ..." mà chẳng biết hướng nào để đi! Một định hướng ...lên trời, một lý tưởng viển vông đã đào tạo lên lớp lãnh đạo chỉ biết ăn theo nói leo, không thấy một cá tính nào mang tầm trí tuệ. Khổ chúng tôi, khổ cho dân tôi. Nước Nhật mất 20 năm để trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới từ đống tro tàn của chiến tranh, Nam Hàn chỉ mất 10 năm để trở thành một nước công nghiệp phát triển sau khi chế độ độc tài Pắc Cung Hy sụp đổ và được thay thế bằng một chế độ dân chủ. Còn VN ta thì sao? 39 năm sau chiến tranh vẫn chủ yếu là TRÂU CÀY, TAY CUỐC. 39 năm và chỉ còn 6 năm nữa là đến năm 2020 mà theo NQ ĐH đảng 9 là trở thành nước công nghiệp và nay được hạ cấp xuống là "cơ bản trở thành nước công nghiệp" ở cái mốc thời gian đó.
    Ôi, những cái chức được bán và kẻ mua được đang nắm giữ nhiều vị trí trong hệ thống chính quyền, ban ngành trong bộ máy đảng và nhà nước đã và đang phát huy "tác dụng" tàn phá nền kinh tế đất nước, làm thui chột những trí tuệ minh triết với những nhân cách vì dân.
    Quốc hội ơi, cơ quan quyền lực cao nhất ơi! Khi các vị quyết sai hoặc chậm quyết ban hành một đạo luật để quản trị xã hộ gây hại cho đất nước thì ông Chủ tịch QH lại đổ lỗi cho DÂN. Vì theo ông, dân bầu ra QH thì dân phải chịu. Ối giời cao đất dày ôi! Thế ra dân chúng tôi đã quen với những sự giả dối, với những phát biểu vô lối và đã quen chịu đựng những mùi xú uế này rồi ư?

    Trả lờiXóa
  12. Nói thật đến bây giờ em vẫn không thể hiểu nổi từ "khớp" trong phát ngôn của ông Luận. Bác nào học cao hiểu rộng giải thích giùm em cái. Từ khớp trong bệnh khớp thì em biết còn từ khớp ở đây nghĩa là gì vậy???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không rõ bạn là người miền nào. Ở miền trung, bọn dân ngu khu đen thỉnh thoảng cũng dùng từ khớp để nói về hiện tượng: một người nói hay làm gì đó trước đám đông mà đám đông này lại rất chú ý để săm soi nên người ta luống cuống, dẫn đến nói hay làm bị sai. Người có học không nên dùng từ này mà nên nói: do chuẩn bị chưa tốt, lại bị áp lực nên đã luống cuống hoặc do người nói (làm) nghĩ ai cũng ngu nên muốn nói (làm) thế nào cúng được.
      Tôi là giảng viên của trường sư phạm, kể ngắn cho bạn nghe chuyện thế này: có sinh viên đi thức tập, giờ dạy đầu tiên do run quá (bị khớp) nên viết bảng xấu, đã thế không lấy khăn lau đi mà dùng bàn tay trái để lau; một lúc sau trên mặt ra nhiều mồ hôi nên đưa tay lên vuốt; dưới lớp HS cười râm rầm.

      Xóa