Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Đà Nẵng: HỘI THẢO "HOÀNG SA - TRƯỜNG SA" : SỰ THẬT LỊCH SỬ


CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 
“HOÀNG SA - TRƯỜNG SA: SỰ THẬT LỊCH SỬ” 
(TP. Đà Nẵng, 19 - 21/6/2014)

Thứ Năm 19/6/2014: Đón tiếp đại biểu tại Khách sạn Grand Mercure / Khách sạn Minh Toàn
 

- 17h00 - 18h00: Gặp gỡ báo chí Hiệu trưởng ĐH Phạm Văn Đồng và Giám đốc ĐH Đà Nẵng tại Khách sạn Grand Mercure
 

- 18h30 - 21h00: Tiệc chào mừng Hiệu trưởng ĐH Phạm Văn Đồng và Giám đốc ĐH Đà Nẵng tại Khách sạn Grand Mercure


Thứ Sáu 20/6/2014: Hội thảo quốc tế
 

- 7h30 - 8h00: Đăng ký tại Khách sạn Grand Mercure.
 

- 8h00 - 8h15: Khai mạc Hội thảo (Hiệu trưởng ĐH Phạm Văn Đồng) tại Phòng Hội thảo, Khách sạn Grand Mercure
 

- 8h15 - 8h30: Chụp ảnh lưu niệm
 

- 8h30 - 12h00: Phiên 1: Sự thật tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những tác động đối với hòa bình, an ninh khu vực
 

Chủ tọa: PGS.TS. Trần Văn Nam, GS. Carl Thayer, TS. Nguyễn Hùng Sơn
 

- 8h30 - 10h00: Phần 1: Khía cạnh chính trị, quân sự trong tranh chấp ở Biển Đông (5 tham luận):
 

1. CARL THAYER - Tranh chấp Hoàng Sa: Vấn đề địa chính trị và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc thúc đẩy hợp tác.
 

2. LƯU ANH RÔ - Thủ đoạn “ngư phủ - tàu lạ” của Trung Quốc sử dụng để lấn dần từng bước, rồi thực hiện một cuộc “tiểu chiến tranh” cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - qua tư liệu lưu trữ của chính quyền VNCH (1954-1975).
 

3. DANIEL SCHAEFFER - Câu chuyện về đường 9 đoạn: Quá khứ, hiện tại và tương lai.
 

4. RENATO DE CASTRO - Mối liên hệ của Học thuyết Stimson ở Đông Á thế kỷ 21: Sự không công nhận như một biện pháp thách thức Trung Quốc gia tăng xâm chiếm Biển Đông.
 

5. PATRICK CRONIN - Sự ép buộc được điều chỉnh tăng lên ở Biển Đông.
 

Thảo luận
 

Giải lao (10h00 - 10h15)
 

10h15 - 12h00: Phần 2: Hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh (5 tham luận):
 

6. JEROME COHEN - Cuộc chiến pháp lý hay cuộc chiến quân sự? Hãy để cơ chế tòa án làm dịu các tranh chấp ở châu Á.
 

7. SUBHASH KAPILA - Giải pháp cho đụng độ ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán chiến lược của Trung Quốc ngăn trở: Triển vọng.
 

8. GREGORY POLING - Tăng cường cách tiếp cận khu vực đối với tranh chấp Hoàng Sa.
 

9. JULIE NGUYỄN - Từ lịch sử thế kỷ 20 đến địa chính trị hiện tại: Hướng tới hợp tác và cùng phát triển trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa vì hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.
 

10. GERHARD WILL: Sự giao thoa: Châu Âu và những cuộc xung đột ở Biển Đông - Vấn đề và Kiến nghị.
 

Thảo luận
 

- 12h00 - 13h30: Ăn trưa tại Khách sạn Grand Mercure
 

- 13h30 - 17h15: Phiên 2: Triển vọng giải quyết tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
 

Chủ tọa: PGS.TS Phạm Đăng Phước, GS. Erik Franckx, TS. Vũ Hải Đăng
 

- 13h30 - 15h00: Phần 1: Các bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (5 tham luận):
 

1. TRẦN ĐỨC ANH SƠN - Thư tịch và bản đồ cổ phương Tây chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
 

2. KONAPALLI RAJA REDDY - Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Những tuyên bố về lịch sử của Việt Nam.
 

3. DMITRY VALENTINOVICH MOSYAKOV - Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (các tài liệu từ thế kỷ XIX).
 

4. NGUYỄN QUANG NGỌC - Bộ Atlas thế giới của Philippe Vandermaelen và vấn đề chủ quyền trên quần đảo giữa Biển Đông.
 

5. NGUYỄN NHÃ - Xác lập và thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam liên tục và hòa bình tại hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế - Sức mạnh đấu tranh của Việt Nam cần được phát huy tác dụng.
 

Thảo luận
 

15h00 - 15h15: Giải lao
 

15h15 - 17h15: Phần 2: Giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa theo luật pháp quốc tế (5 tham luận)
 

6. BÙI VĂN TIẾNG - Đà Nẵng trong quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
 

7. ANDRE MENRAS HỒ CƯƠNG QUYẾT - Hoàng Sa: Bàn đạp trong chiến lược bành trướng biển Đông Nam Á.
 

8. LESZEK BUSZYNSKY - Tính hợp pháp và sức mạnh của yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
 

9. HOÀNG VIỆT - Các định chế tài phán quốc tế hiện hành trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển.
 

10. JEAN-PIERRE FERRIER - Quần đảo Hoàng Sa và luật quốc tế.
 

Thảo luận
 

17h15 - 17h30: Bế mạc (Giám đốc ĐH Đà Nẵng)
 

17h30 - 20h30: Ăn tối và tham quan phố cổ Hội An.

Thứ Bảy 21/6/2014
 

08h00 - 09h00: Khai mạc Triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”. Hiệu trưởng ĐH Phạm Văn Đồng và Giám đốc ĐH Đà Nẵng khai mạc; Trần Đức Anh Sơn giới thiệu nội dung và thuyết minh tại triển lãm (Địa điểm: Bảo tàng Đà Nẵng. 24 Trần Phú, Đà Nẵng)
 

09h30 - 12h00: Tọa đàm về vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 tại Hoàng Sa tại Khách sạn Grand Mercure
 

12h00 - 13h00: Tiệc buffet tại Khách sạn Grand Mercure.
 

14h00 - 15h30: Thăm tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm ngày 26/5/2014 và phỏng vấn các nhân chứng gồm chủ tàu, thuyền trưởng và các thuyền viên. Địa điểm: Âu thuyền Thọ Quang trên bán đảo Sơn Trà
 

15h30 - 16h30: Tham quan chùa Linh Ứng.

Chủ nhật 22/6/2014: Tiễn đại biểu tại Sân bay Đà Nẵng.
 ________________

Tễu: Hội thảo hay quá! Hoan hô Đà Nẵng!
Hoan hô hai ông bạn quý Bùi Văn Tiếng và Trần Đức Anh Sơn.

Giá mà biết trước, xin đăng ký tham luận:
"Đấu tranh vì sự thật lịch sử Hoàng Sa - Trường Sa: những hệ lụy vô bờ bến"
- Khảo sát trường hợp các biểu tình viên bị đàn áp, sách nhiễu, đánh đập, triệt đường sống, theo dõi, quản chế, bị bọn HTVHà Nội mới vu khống, bôi nhọ, bị bọn côn đồ có bảo kê quăng mắm tôm và dầu nhớt vào nhà (kể cả 1 Tết) (hè 2011 - hè 2014)
 

 

3 nhận xét :

  1. Hoan hô ban tổ chức hội thảo!
    Tuy nhiên, thật trớ trêu với cái tên Phạm Văn Đồng!!!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi nể cách nghĩ và cách làm việc của một số người VN, trong đó có Trần Đức Anh Sơn.

    Trả lờiXóa
  3. Liệu có suôn sẻ hay lại ngăn cản, trì hoãn . Chúc cho cuộc Hội Thảo thành công và có tiếng vang lớn trong và noài nước .

    Trả lờiXóa