Trong cuộc họp báo này, không chỉ Việt Nam Cộng Hòa được đề cập đến một cách long trọng, mà cả Quốc Gia Việt Nam với Chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Đại do Thủ Tướng Trần Văn Hữu đại diện tại Hội nghị Genève, cũng đã được nhấn mạnh như một thực thể công pháp.
Cần lưu ý, sự công nhận chính thức hay không của nhà nước hiện tại đối với hai quốc gia nêu trên hoàn toàn không quan trọng, bởi lẽ về mặt thực tế (de facto) hai quốc gia ấy đã hiện hữu như một pháp nhân công pháp với tên gọi, lãnh thổ, chính quyền và cư dân của mình; còn về mặt pháp lý (de jure) hai quốc gia đó được rất nhiều nhà nước khác đương thời công nhận về phương diện ngoại giao, thậm chí còn nhiều hơn cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc. Mặt khác, khi cùng tham gia vào hai Hội nghị Genève và Paris, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã lần lượt mặc nhiên công nhận de jure Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa rồi.
Một điểm rất lý thú cần ghi nhận tại cuộc họp báo này, lần đầu tiên một phát ngôn chính thức của nhà nước hiện tại khẳng định sự kiện tại Hội nghị Genève phía Liên Xô đã đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đã bị đa số quốc gia tham gia hội nghị bỏ phiếu bác bỏ và quyết định trao lại cho Việt Nam Cộng Hòa. Câu hỏi cần đặt ra là tại sao các nước "XHCN anh em" của Việt Nam (Cộng Sản) luôn thể hiện "tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng" một cách khốn nạn và đầy toan tính vụ lợi như vậy? Và cũng xin hỏi thật rằng bấy nhiêu đủ để sáng mắt chưa?
.
Một điểm rất lý thú cần ghi nhận tại cuộc họp báo này, lần đầu tiên một phát ngôn chính thức của nhà nước hiện tại khẳng định sự kiện tại Hội nghị Genève phía Liên Xô đã đề nghị :
Trả lờiXóaTrao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đã bị đa số quốc gia tham gia hội nghị bỏ phiếu bác bỏ và quyết định trao lại cho Việt Nam Cộng Hòa.
Câu hỏi cần đặt ra là tại sao các nước "XHCN anh em" của Việt Nam (Cộng Sản) luôn thể hiện "tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng" một cách khốn nạn và đầy toan tính vụ lợi như vậy?
Và cũng xin hỏi thật rằng bấy nhiêu đủ để sáng mắt chưa?
Một cuộc đàm thoại giữa Phạm Phan Long, Dương Danh Huy, Phạm Quang Tuấn và Phùng Liên Đoàn:
Trả lờiXóahttp://basam.info/2014/05/27/2272-cong-ham-pham-van-dong-nhung-van-de-lien-quan-va-luat-quoc-te/
Bravo luật sư Lê Công Định.
Trả lờiXóaBình luận của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc:
Trả lờiXóaTrong Hội Nghị San Francisco năm 1951 vì sao phái đoàn Liên-Xô đề nghị giao Hoàng Sa Trường Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, đề nghị này được Ba Lan và Tiệp Khắc ủng hộ, vì Liên-Xô thấy rằng ảnh hưởng của Mỹ bắt đầu manh nha ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương, Liên-Xô sợ rằng mình không cạnh tranh được với Mỹ do đó dùng Trung Quốc làm hàng rào cản đối với Mỹ, cũng như sự kiện vào tháng Giêng năm 1974, nhân cơ hội Việt Nam Cộng Hòa đang yếu thế trước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Mỹ đã làm lơ cho Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng sa, vì Mỹ thấy rằng Liên-Xô sẽ là người có ảnh hưởng ở Đông Dương sau khi Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam.
Việt nam là quân cờ trong tay các cường quốc
Trả lờiXóaVán cờ này không biết bao giờ mới kết thúc, và nhân dân VN là người chịu hậu quả trực tiếp
Trên thế giới cũng có nhiều nước nhỏ khác (ví dụ: Singapore ở châu Á, Israel ở Trung Đông, hay Thụy Sĩ, Luxembourg.. ở châu Âu...) nhưng họ không là quân cờ cho người khác chơi. Lý do: các nước đó tuy nhỏ nhưng luôn có được lãnh đạo cực kỳ sáng suốt, nhìn xa, được nhân dân tín nhiệm và ủng hộ, mà lại không cần tự tung hô theo kiểu "..quang vinh muôn năm" hay "..sáng suốt tài tình.."
Trả lờiXóa