Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

NẾU CẦN, SẼ CÓ "ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN BIỂN"

Nếu cần, sẽ có ‘Điện Biên Phủ trên biển'

Trong những ngày biển Đông dậy sóng, nhiều người lo ngại chiến tranh có thể xảy ra. Trung Quốc tiếp tục leo thang phá hoại kinh tế, quấy nhiễu biển Đông, xâm hại tài sản và tính mạng của ngư dân Việt Nam. Viễn cảnh xung đột vũ trang cũng có thể xảy ra.


Những hành đông gây hấn hiện nay của Trung Quốc chỉ là sự kế thừa thói đại Hán của các triều đại phong kiến phương Bắc - Ảnh: Lê Quân

Không ít người tỏ ra lo lắng vì lâu nay Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Càng lo lắng hơn bởi chênh lệch về vũ khí, sức người sức của. 

Người Việt vẫn đang cố kiềm chế một cách khôn ngoan và kiên quyết để không phải là người rút gươm manh động trước nhưng sẽ là kẻ tra gươm vào vỏ sau cùng. 

Gã hàng xóm xấu bụng, lâu nay quen thói bắt nạt, thấy láng giềng nhẫn nhục nên càng lấn tới. Bị dồn tới đường cùng, người láng giềng tưởng ngoan ngoãn lâu nay bỗng can trường đáp trả. Kẻ gây sự quá bất ngờ nên càng nóng mặt hung hăng chứng tỏ. 

Những hành đông gây hấn hiện nay của Trung Quốc chỉ là sự kế thừa thói đại Hán của các triều đại phong kiến phương Bắc. 

 

Đã có Điện Biên Phủ (trên đất liền) năm 1954 và “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Cả dân tộc Việt Nam đang chuẩn bị tinh thần và ý chí, nếu cần, đã dành sẵn “Điện Biên Phủ trên biển”, đập tan tham vọng ngông cuồng của giấc mơ bành trướng đại Hán, muốn bá chủ biển Đông

Tôi tin là giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn chút tỉnh táo, không dại gì phát động chiến tranh. Và dù niềm tin nhỏ nhoi đó bị dập tắt, chiến tranh xảy ra - điều mà nhân dân Việt Nam và cả Trung Quốc không ai muốn - thì những giá trị lịch sử vẫn nguyên vẹn. Kẻ xâm lược chưa mạnh thật sự bao giờ. Vũ khí dù tối tân và hiện đại đến đâu cũng không thay thế được con người. Càng không thể chiến thắng được cả dân tộc có truyền thống đoàn kết, chống ngoại xâm. Điều này, mỗi người dân Việt, cả trong và ngoài nước đều thấm nhuần và xác tín.

Hơn 60 năm trước, thực dân Pháp đã dồn người Việt tới đường cùng, buộc cả dân tộc phải vùng dậy, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chấn động cả địa cầu. 

Từ một dân tộc thuộc địa, đói ăn, thiếu mặc, chỉ với xe đạp thồ, cuốc xẻng và những vũ khí thô sơ. Tương quan quá sức chênh lệch mà dám đối mặt với nước Pháp hùng mạnh, cứ như “Châu chấu đá voi”. Nhờ hơn hẳn khát vọng độc lập và ý chí quật cường, dân tộc Việt đã làm nên kỳ tích thời đại, đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là nguồn cổ vũ to lớn, mở đầu cao trào giành độc lập cho các dân tộc nhược tiểu khắp thế giới. Điều mà trước đó, không thể tin và chưa ai làm nổi.

Cuối năm 1972, cuộc đàm phán 4 bên ở Paris đi vào bế tắc và chiến tranh vẫn tiếp tục. Chính quyền Mỹ mà đứng đầu là Nixon đã quyết định chơi đòn sinh tử, ném bom hủy diệt miền Bắc Việt Nam bằng tất cả vũ khí tối tân nhất thời đó. Họ huênh hoang tuyên bố: “Sẽ đẩy Bắc Việt Nam vào thời kỳ đồ đá” và chờ đợi sự đầu hàng vô điều kiện. Nhưng Việt Nam không phải là Nhật Bản năm 1945. 

Bom đạn chỉ hù dọa được những người yếu bóng vía. Dân tộc Việt Nam, từ cụ già đến em bé, chỉ biết sợ lẽ phải chứ chưa bao giờ khiếp nhược trước kẻ thù. Dù bom rơi, đạn trút, trẻ em vẫn tung tăng đến trường. Cả những loại cỏ cây và côn trùng cũng vô tư đến kinh ngạc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, lúc đó mới 9 tuổi đã nói với bạn bè thế giới: “Chúng tôi đến lớp ngày ngày. Mũ rơm tôi đội, túi đầy thuốc men. Ao trường vẫn nở hoa sen. Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu…”. 

Dù bị đánh phá cực kỳ ác liệt bởi những siêu pháo đài cỡ B52, những máy bay tàng hình cỡ F111… nhưng địch vẫn thất bại. Nhân dân Việt Nam lại viết tiếp kỳ tích, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” từ 18 - 30.12.1972, buộc đối phương phải nghiêm túc ngồi vào bàn đàm phán hòa bình.

Nhìn bề ngoài, người Việt thiếu hợp tác, hay tư lợi, có vẻ nhẫn nhục nhưng khi đất nước bị xâm lăng thì khác hẳn. Dẹp qua mọi khác biệt, đoàn kết một lòng, kiên cường bảo vệ Tổ quốc. Dù không ai mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng nếu bị dồn đến đường cùng, người Việt sẽ viết tiếp lịch sử giữ nước. Đã có Điện Biên Phủ (trên đất liền) năm 1954 và “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Cả dân tộc Việt Nam đang chuẩn bị tinh thần và ý chí, nếu cần, đã dành sẵn “Điện Biên Phủ trên biển”, đập tan tham vọng ngông cuồng của giấc mơ bành trướng đại Hán, muốn bá chủ biển Đông. 

Đây là thời cơ để mỗi người dân Việt nhìn lại chính mình, sửa sai những thói hư tật xấu, bỏ qua mọi hiềm khích, làm việc nhiều hơn và tốt hơn vì một Tổ quốc Việt Nam cường thịnh.

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng*

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, 
giám đốc một doanh nghiệp lữ hành đang sống và làm việc tại TP.HCM

15 nhận xét :

  1. Tình hình hiện nay chính một phần do chúng ta nữa: Lãnh đạo lúc nào cũng lùng xục xem "thế lực thù địch" ở đâu thì bắt bớ. Bắt bớ cả đến cô bé học sinh tuổi chưa hết vị thành niên. Bắt mấy trí thức viết trên trang mạng của mình vì nền dân chủ bị chói chăt. Bắt mấy ông bà nông dân đi đòi ruộng đất và công lý. Còn thì quên, quên hẳn họa xâm lăng rập rình bên cạnh: lấn chiếm biên cương, reo rắc nọc độc thực phẩm, mua gom những thứ để có hại cho nền kinh tế. Các nhà chí sĩ, hoạt động CM lâu năm có góp ý kiến thì cho là...chém gió. Đối với TQ thì nịnh bợ, ôm gót, nào chữ vàng chữ ngọc, bốn năm tót, láng giềng tốt. Cho đến hôm nay thì cái nắp toilet bưng đậy đã không còn nữa mà lòi ra cả cái đống thải bẩn thỉu. May mắn là từ lãnh đạo cao nhất còn có người lên tiếng. Ông TT lên tiêng với một số tuyên bố mà cả dân tộc như cởi tấm lòng. Ong TT kiên quyết, nêu thông điệp cho kẻ thù biết: đừng nên động vào dân tộc Việt. Sẽ có nhều Điện biên phủ. Mọi người cần đoàn kết quanh TT để tiến tới thoát Hán hoàn toàn. Trong cái rủi có cái MAY.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết rất hay, tôi rất đồng tình với tác giả . Bây giờ đi đâu , ngồi đâu hễ nói tới TQ là tinh thần chống tầu lại sục sôi, ai ai cũng quyết đánh nếu có chiến tranh sảy ra, nói chuyện với mấy anh đặc công nước đã xuất ngũ các anh bộc bạch : dìm máy con vịt tầu ngoài biển là chuyện nhỏ , còn mấy thằng CCB chống tàu như bọn tôi thì chỉ sợ thiếu súng đạn còn bắn mấy đàn thỏ TQ thì quá dễ .

    Trả lờiXóa
  3. Nổ còn hơn Ghadaphi trước khi chui xuống cống. Thời thế khác xưa rồi. Thử hỏi không có sức dân, không có bạn bè giúp đỡ về khí tài vũ khí...thì có những cái gọi là ĐBP trên không kia không? Không lo khôi phục niềm tin của người dân thì đừng có mơ thắng Tàu

    Trả lờiXóa
  4. Thoát cộng thì tốt hơn là thoát tàu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thoát Tàu thì đương nhiên phải thoát. Thoát cộng mới khó. Thoát làm sao cho có nhân văn. Không mất mặt mà được cả quốc gia dân tộc. Suy nghĩ kỹ đi anh Trọng ạ.

      Xóa
  5. Tác giả là người có nhiệt huyết ,tuy nhiên không nên viết câu NHƯNG VIỆT NAM KHÔNG PHẢI LÀ NHẬT BẢN NĂM 1945 ,ý là VN sẽ không đầu hàng như NB 1945 .Một sự so sánh nông cạn ?

    Trả lờiXóa
  6. Thoát cộng thì tốt hơn là thoát tàu!
    Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác nặc danh . Ở đây là tôi nói vấn đề cấp bách trước mắt, nếu không đoàn kết được thì cộng hay trừ gì đều chết bởi Tàu cả.
    Nhân đây tôi có ý kiến là mỗi người nên dùng một cái tên, có thể là biệt danh như Đại Cồ Việt, Hoàng Sa hay Nguyễn Văn Tèo, Trần Văn Tý...cũng được để commen thì hay hơn, trang web sẽ đẹp và chuyên nghiệp hơn nếu có sự chung tay xây dựng của độc giả...

    Trả lờiXóa
  7. Dân tộc VN chưa bao giờ sợ bất cứ kẻ thù nào, nhất là kẻ thù Phương Bắc, chỉ có những kẻ nhát gan hoặc cam tâm bán nước mới sợ. Trong tình hình hiện nay, cả "tứ trụ" phải đồng tâm nhất trí, quyết đoán chứ không phải chỉ có vài ông. Rất tiếc là tiếng nói của "Ông biện chứng" còn quá yếu ớt, nếu không muốn nói là chẳng có gì.
    Nếu thằng Tầu đụng đến Dân tộc này một lần nữa thì hãy thủy táng chúng trên Biển Đông để chúng chừa cái thói ngạo mạn và trịch thượng đi! Bọn Tầu khốn kiếp, hãy mau mở mắt ra và hãy sống với láng giềng, với thế giới sao cho thiên hạ còn có chút thiện cảm tối thiểu.

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Hưng Quốclúc 11:08 28 tháng 5, 2014

    Mỹ, cho đến nay, đó là nước lên án Trung Quốc một cách mạnh mẽ nhất với việc cho hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “khiêu khích”. Tuy nhiên, chắc chắn là Mỹ sẽ không đi xa hơn việc phê phán gay gắt ấy.

    Có nhiều lý do. Một là, do những khủng hoảng kinh tế và những khó khăn ở Afghanistan cũng như do tâm lý mệt mỏi của quần chúng Mỹ, chính phủ Mỹ không hề sẵn sàng để dấn thân vào bất cứ một cuộc tranh chấp nào khác nữa. Hai là, một trong những nguyên tắc căn bản làm nên chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama là “lãnh đạo từ đằng sau” (lead from behind), mà điển hình là việc tham gia vào cuộc lật đổ Muammar Gaddafi ở Libya vào năm 2011.
    Theo nguyên tắc này, có thể nói Mỹ chỉ có thể giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông với hai điều kiện:

    Việt Nam phải quyết tâm chống lại Trung Quốc trước và phải có một số đồng minh khác sẵn sàng nhảy vào góp sức với Việt Nam.

    Ngoài ra, còn có thêm yếu tố này nữa: Mỹ chỉ có thể tham dự nếu họ tin cậy Việt Nam. Không có sự tin cậy ấy, không thể có quan hệ hợp tác chiến lược để tiến hành chiến tranh.

    Kinh nghiệm ở Syria chứng minh điều đó: Mấy năm qua, các cuộc xung đột ở đó đã giết chết cả trăm ngàn thường dân vô tội và làm cho cả triệu người phải chạy sang các nước láng giềng để tị nạn, Mỹ vẫn án binh bất động.
    Lý do, ai cũng biết: Mỹ, dù rất ghét nhà độc tài Bashar al-Assad, nhưng vẫn nghi ngờ các thành phần đối kháng, trong đó, có những nhóm vốn bị xem là bài Mỹ và khủng bố.

    Dưới mắt Mỹ, giới lãnh đạo Việt Nam không phải là khủng bố, nhưng lại là những kẻ bài Mỹ.

    Không ai đem xương máu dân chúng nước họ để hy sinh cho những kẻ cứ ra rả chửi mình!

    http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-da-thang-o-bien-dong/1914608.html

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết hay nhưng tôi đồng ý với bạn Bùi Công Tự, đó là 1 sự so sánh nông cạn !!!

    Trả lờiXóa
  10. Anh Nguyễn Vũ Mộc Thiêng này mà cho làm tuyên giáo hay dư luận viên để "dạy giỗ " các thế lực thù địch thì hay phải biết, thử hỏi anh từ năm 1984 đến nay ta đánh thắng Tàu trận nào chưa? Xin hỏi anh thác Bản Giốc, núi Lão Sơn, đảo Gạc Ma...đâu cả rồi?
    Ngay trên đất nước anh nhưng nhiều cơ sở của bọn Tàu anh có được vào không? bao nhiêu ngư dân chết trên biển, bao nhiêu tàu cá bị đâm chìm xin hỏi anh hải quân ta đâu? CS biển ta đâu? Ngăn chặn được bao nhiêu vụ rồi? Thời thế khác xưa rồi anh ơi anh miệt thị nước Nhật như vậy quả là oan cho một đất nước hùng mạnh thứ nhì thế giới, một dân tộc có tinh thần cao thượng, đoàn kết tuyệt vời, dứt bỏ quá khứ xâm lược, xây dựng đất nước tự do, dân chủ, cường thịnh nhất nhì thế giới, còn VN ta sau những “vinh quang" như kiểu người miền Bắc chiến thắng người miền Nam cùng nước Việt ta thì nhân dân ta đã có được những gì so với Nhật?

    Trả lờiXóa
  11. tác giả lại ăn mày dĩ vãng

    Trả lờiXóa
  12. Cái khó là bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã tuyên bố không dùng quân sự để đánh sập cái dàn khoan đó, và Trung Quốc đã hiểu ý nên di chuyển sang khoan chỗ khác coi như là ao nhà của mình, cũng không nổ súng trước và ta cũng không nổ súng trước và Trung Quốc vẫn tiếp tục khoan tiếp, cứ thế hết ngày này sang ngày khác thì làm sao có Điện Biên Phủ trên biển. Người Việt Nam có câu "để lâu cức trâu hóa bùn" giống như đảo Gạc Ma vậy, nguy hiểm thay! nguy hiểm thay! tôi thấy lạ là Trung Quốc đang xây căn cứ quân sự lớn trên đảo Gạc Ma sao không thấy nhà nước phản đối, sao không thấy bà con phản đối, vì cức trâu để lâu hóa bùn rồi phải không?

    Trả lờiXóa
  13. Đã thấy nhiệt huyết nóng bỏng trong bài viết của tác giả , điều đó cũng đáng hoan nghênh. Dù thế nào cũng phải bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi thủ đoạn của T.Q , manh động là mắc bẫy của T.Q. Lãnh đạo Nhà nước VN phải quyết tâm đối đầu chống T.Q xâm lược cả trên lời nói và hành động thực tế . Đó chính là tạo niềm tin để nhân dân đồng lòng đoàn kết chống T.Q xâm, lược, chứ không chống lại nhân dân T.Q. Đồng thời vận động , liên minh với các nước trên thế giới, đặc biệt là Asean, EU, Nhật, Mỹ, Hàn quốc mới đủ trí, lực đấu tranh thắng được T.Q cả Pháp lý và quân sự.

    Trả lờiXóa