CẨM NANG BIỂU TÌNH
PHẦN DÀNH CHO CHÍNH QUYỀN VÀ LỰC LƯỢNG AN NINH
Biểu tình là một hình thức hành
động thể hiện nguyện vọng, ý chí của một nhóm người, lớn hoặc nhỏ, trong cộng
động, bênh vực hay phản đối một chính sách, hành động hay sự kiện chính trị, xã
hội, quân sự, văn hóa…Một cuộc biểu tình ôn hòa, không bạo lực được pháp luật
hỗ trợ ở hầu hết các thể chế chính trị trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Gần đây, ở Việt Nam đã liên tiếp có các cuộc biểu tình tự phát của quần chúng nhân dân để phản đối các hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Hoa tại phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Xin có một số đề nghị NÊN và KHÔNG NÊN như dưới đây:
VỀ PHÍA CHÍNH QUYỀN VÀ LỰC LƯỢNG
AN NINH
A. Những điều nên làm
1. Phải thừa nhận biểu tình là quyền hợp pháp của công dân, chỉ có điều VN chưa có luật biểu tình nên ngành an ninh mới lúng túng đến thế.
2. Nên kiến nghị với cấp trên có ngay một quy định tạm thời về biểu tình hợp pháp: trong đó nêu rõ thể thức đăng ký xin phép, hình thức, quy mô, thời gian, địa điểm… quyền và nghĩa vụ của người BT, người tổ chức BT; những điều LLAN được phép làm và không được phép làm với người biểu tình, quy mô tối đa của LLAN so với quy mô của cuộc BT, các khu vực nhạy cảm cấm biểu tình…
3. Phải coi nhiệm vụ của mình là đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội trong đó có người biểu tình an toàn, an ninh cho đối tượng bị lên án (ví dụ sứ quán hay lãnh sự TQ), chứ không phải tìm cách ngăn cản người biểu tình thể hiện tình cảm thái độ yêu nước của họ.
4. Nên xem các video về biểu tình ở nước ngoài như tại ĐSQ Úc, tại Paris (Pháp), Washington (Hoa Kỳ), Tokyo (Nhật Bản), để xem ở các nước có dân chủ [...] LLAN đối xử thế nào với người biểu tình. [....]
5. Nên hiểu rằng các bạn chỉ thừa lệnh cấp trên [...]. Thực hiện phương sách trung dung là hay hơn cả, an toàn hơn cả: được lòng cấp trên ở mức chấp nhận được và được lòng nhân dân ở mức chấp nhận được. Cũng nên nhớ rằng quan nhất thời, dân vạn đại, đừng để vợ con bạn bị lẻ loi, lạc lõng trong cộng đồng vì hành động quá tay của bạn. Tiến vi quan thoái vi dân, lúc nào cũng hãy là chính mình. Suy nghĩ bằng cái đầu của mình, hành động theo con tim của mình, đừng dể người khác suy nghĩ hộ ta.
6. Nên nhìn những người biểu tình như ông, bà, bố mẹ, anh chị em mình đang có những hành động mà mình nếu không vì bộ sắc phục, không vì nhiệm vụ đang được giao phó cũng sẽ tham gia vào tích cực hơn và nhiệt tình hơn bởi dân ta không ai không có lòng nồng nàn yêu nước;
7. Nên coi trọng giá trị của biểu tình bởi nó là một mặt trận cũng như các mặt trận khác như quân sự, chính trị, ngoại giao. Chính quyền chỉ thực sự lo sợ khi tàu giặc vào gây hấn mà khắp cả nước tịnh không thấy bóng người biểu tình. Đó chính là dấu hiệu mất nước, dấu hiệu quay lưng với CQ của người dân.
8. Nên duy trì một lực lượng an ninh vừa phải càng ít cáng tốt nhưng tinh nhuệ giỏi nghiệp vụ, chủ yếu là bảo vệ các nhân viên ngoại giao không bị nguy hiểm hay quấy rầy;
9. Nên giao tiếp thân mật với người biểu tình và chỉ nói những điều cần nói, tránh tranh luận để không bị nóng giận, mất bình tĩnh sau khi tranh luận thua. LLAN không được đào tạo đủ lý luận để tranh luận, người biểu tình thì đa số là trí thức, học giả, đi tranh luận với họ có mà…
10. Luôn luôn giữ bình tĩnh, tạo hình ảnh đẹp về LLAN trước ống kính Việt Nam và thế giới. Một sự nhịn chín sự lành. Nhịn bà con ta chứ có nhịn bọn xâm lược đâu mà nhục.
B. Những điều không nên làm
1. Đừng bao giờ để người biểu tình coi mình là đối lập với họ và cũng đừng bao giờ coi họ đối lập với mình. Nay mai về hưu sống trong lòng hay ngoài lòng cộng đồng?
2. Đừng để các phần tử xấu trong đoàn biểu tình khiêu khích dẫn đến các hành vi thái quá do mất bình tĩnh;
3. Không cho phép lực lượng không sắc phục bắt người. Khi bắt người phải xuất trình phù hiệu nhân viên AN cho mọi người kiểm tra. Sau khi bắt phải có thông báo rõ ràng lý do. Không bắt họ phải cam kết những điều pháp luật không yêu cầu vì như vậy có thể bị kiện ngược lại.
4. Không được nhìn người biểu tình là thành phần xấu của xã hội. Tránh cái quan điểm quán triệt: nhìn đâu cũng thấy kẻ thù chế độ. Nếu phát hiện có phần tử xấu, [...] nên nhẹ nhàng loại ra bằng nghiệp vụ, không gây xáo trộn lớn cho đoàn BT, không để người BT hiểu nhầm LLAN bắt người biểu tình vô tội. Theo dõi để bắt sau khi cuộc biểu tình kết thúc là thượng sách.
5. Không nên có bất kỳ lời giải thích nào với người BT về việc họ nên hay không nên BT, kiểu như là: “Các bác về đi kẻo nắng, mọi việc đã có Đảng lo rồi”. Thiết nghĩ đây chỉ là giải thích có tính tự phát của một số nhân viên AN, chứ cấp trên dại gì mà phán như thế.
6. Không sử dụng các biện pháp bạo lực với người BT vì pháp luật không cho phép, và có khả năng xử lý nhầm người trong một đám đông lớn như thế.
7. Không nghe theo những luận diệu tuyên truyền của kẻ địch là những cuộc biểu thị lòng yêu nước này có liên quan đến diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ hay cách mạng hoa lài hoa lý… Hãy tin tưởng ở sự trong sáng và sáng suốt của nhân dân. Nếu AN có trăm tay thì quần chúng có ngàn mắt.
8. Không dùng biện pháp nghiệp vụ để xé lẻ cuộc tuần hành, nhưng nói rõ với người biểu tình họ được phép đứng, ngồi ở đâu trong bao lâu và tuần hành trên những tuyến nào và phải giả tán lúc nào là đúng quy định.
9. Không dùng quá nhiều rào cản cứng bằng kim loại đặc biệt là thép gai vì nó dễ tạo ra hình ảnh xấu về LLAN Việt Nam và cho thấy chúng ta yếu chứ không phải mạnh. Làm ngược lại kết quả sẽ tốt hơn nhiều: các lực lượng dự bị đông đảo không ra hiện trường, nhưng khi cần sẽ có mặt hầu như tức thời. Các lực lượng tại chỗ trông rất mỏng manh và cực kỳ lịch sự.
10. Không cho rằng những người biểu tình làm cho công việc của mình vốn đã chồng chất rồi lại trở nên bận rộn, khó khăn hơn. Duy trì lực lượng nhỏ, thay nhau nghỉ cuối tuần như người dân thay nhau đi BT là hay hơn cả. Nêú có muốn trách hãy trách bọn bá quyền xâm lược.
______________________________________
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét