Vụ giàn khoan HD98:
90 triệu người không thể ngồi nhìn Trung Quốc lộng hành
Lê Thanh Phong
Có ý kiến cho rằng, phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình
Quốc Bình vừa qua là “dịu giọng”, “xuống thang”. Nếu suy nghĩ như vậy là
hết sức nguy hiểm.
Từ khi xảy ra sự kiện giàn khoan HD981 đến nay, chưa có biểu hiện nào
từ phía Trung Quốc cho thấy họ có thiện chí hòa bình và sẵn sàng rút
lui. Ông Trình Quốc Bình - dù nói kiểu gì - cũng bỏ qua dư luận quốc tế
để biện bạch rằng giàn khoan HD-981 hoạt động trong vùng biển thuộc lãnh
thổ Trung Quốc và họ sẽ “duy trì lợi ích cốt lõi và bảo vệ chủ quyền”.
Ông Trình Quốc Bình phát biểu như vậy mà ai đó còn tin rằng Trung
Quốc “dịu giọng” và “xuống thang” thì quả là rất mất cảnh giác.
Tiếp theo, Dịch Tiên Lương - Vụ phó Vụ Biên giới và Đại dương thuộc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc - còn tuyên bố Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút
tàu khỏi khu vực đặt giàn khoan HD-981. Ông Dịch đặt điều kiện Việt Nam
phải rút các tàu về thì Trung Quốc sẵn sàng đàm phán.
Ăn nói quá ngạo ngược.
Trung Quốc đưa giàn khoan vào tận thềm lục địa của Việt Nam, lại tuyên bố Việt Nam phải rút tàu thì mới đàm phán.
Ở đây không phải là vùng biển tranh chấp, mà lãnh thổ thuộc chủ quyền
của Việt Nam, chỉ có một việc duy nhất Trung Quốc phải làm là rút giàn
khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Nếu đàm phán, thương lượng, có nghĩa là thừa nhận đây là vùng biển
tranh chấp. Việt Nam không thể mắc vào cái bẫy của Trung Quốc dễ dàng
như vậy.
Vào tận thềm nhà người khác để chiếm đất, lại không cho người ta chống lại, bắt người ta rút lui để đàm phán.
Trung Quốc đã dồn Việt Nam đến kịch tường, không còn bất cứ lựa chọn nào khác là phải bảo vệ giang sơn của tổ tiên để lại.
Nếu để Trung Quốc ngang nhiên xâm lược lãnh thổ bằng chiếc giàn khoan
này, thì thế hệ hôm nay sẽ mang tội với tiền nhân và con cháu mai sau.
Cho nên, nhân dân Việt Nam có cùng ý chí như Trung tướng Nguyễn Quốc
Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV: “90 triệu dân VN sẽ không ngồi im
nhìn TQ lộng hành”.
Nhìn lại các vụ việc xảy ra trên Biển Đông gần đây, Việt Nam luôn đưa
ra các biện pháp giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế và đặc biệt là
rất tôn trọng tình hữu nghị của hai nước.
Về phía Trung Quốc, họ đã tỏ ra xem thường thiện chí của Việt Nam,
liên tục thực hiện những hành động xâm chiếm Biển Đông, trong đó có
những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Và lần này, Trung Quốc không còn xâm lấn ngoài “vườn” mà đã vào chiếm đất tận “hiên nhà”.
Việt Nam vẫn kiềm chế và thuyết phục Trung Quốc rút lui, nhưng nói
như Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu: “Mọi sự kiềm chế
đều có giới hạn”.
Nguồn: Lao động.
Chém gió nhiều quá. Làm thì ít. Cứ mà sợ: mắc vào bẫy nổ súng trước thì chẳng làm được gì. Bạn tưởng tượng có kẻ trộm vào nhà mình thì phải kiếm cách đuổi nó đi chứ. Tại sao ở sự kiện vinh Bắc Bộ lại không phải mắc mưu mà bây giờ mắc mưu. Chính trị là xỏ xiên. Chẳng qua giữ cái ghế cho bản thân. Một loạt máy bay ném bom hoặc hỏa tiễn thì giàn sập chứ gì.
Trả lờiXóaVN mà mất biển thì đất nước này coi như không còn gì rồi !!!
Trả lờiXóa"90 TRIỆU DÂN VIỆT KHÔNG THỂ NGỒI NHÌN TRUNG QUỐC LỘNG HÀNH! "
Trả lờiXóaYes, We Can!
Nhân nhượng và kiềm chế nhiều quá sẽ lại giống như ở Gạc Ma năm 1988. Ngày đó chúng ta cũng kiềm chế (do lệnh trên?) nên không nổ súng chông lại, chỉ tay không dàn hàng ngang trên bãi ngầm. Hậu quả là 64 chiến sĩ hải quân phải hy sinh một cách tức tưởi!
Trả lờiXóaMấy hôm nay chúng ta cũng đã kiềm chế, và hậu quả cũng đã có: Gần chục chiến sĩ ta bị thương và cũng gần chục tầu của ta bị bọn giặc Tầu đâm thủng, trong khi thằng ăn cướp lại không hề hấn gì!
Vì vậy đối với thằng Tầu đểu cáng, chúng ta không phải sợ gì hết, vì càng sợ, chúng lại càng lấn tới. Dù lực lượng ta yếu hơn, nhưng khi đụng độ, dứt khoat thằng Tầu cũng phải gánh hậu quả.
XóaCục Kiểm ngư cho biết tình hình tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vẫn diễn biến quyết liệt.
Thêm 3 kiểm ngư viên Việt Nam bị thương sau va chạm với tàu Trung Quốc.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/them-3-kiem-ngu-bi-thuong-do-va-cham-voi-tau-trung-quoc-2988668.html
Trao đổi với VnExpress chiều 9/5, ông Vương Mạnh Hòa, Trợ lý chính trị Chi đội Kiểm ngư 3 (Cục Kiểm ngư Việt Nam, đóng tại Đà Nẵng), cho hay:
lực lượng chấp pháp gồm cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam vẫn thực hiện nhiệm vụ tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép.
“Tình hình đang diễn biến quyết liệt. Hôm nay, Chi đội nhận thông tin có thêm 3 kiểm ngư viên bị thương do va chạm với tàu Trung Quốc.
"Tình hình khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp",
Trả lờiXóađó là khẳng định của thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam với TTXVN.
Theo ông Đạm, chiều 9/5, Trung Quốc đã sử dụng 79 tàu bảo vệ khu vực giàn khoan, trong đó có 3 tàu quân sự (một tàu hộ vệ tên lửa 534, hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753), 39 tàu chấp pháp, 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí...
Vị Tư lệnh cảnh sát biển cho biết, Trung Quốc còn điều hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực.
Các tàu Trung Quốc rất hung hăng, ngang ngược và chủ động va chạm vào tàu thực thi pháp luật trên biển Việt Nam. Trung Quốc đã đưa tàu quân sự vào giải quyết những vấn đề hành chính trên biển và ngăn cản trái phép các tàu chấp pháp của Việt Nam.
"Hành động của phía Trung Quốc rất chủ động, chuẩn bị phương án rất kỹ và luôn bố trí trên 70 tàu ở khu vực này",
tướng Đạm nói và khẳng định, lực lượng cảnh sát biển quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền cũng như quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/trung-quoc-dieu-hang-chuc-top-may-bay-den-khu-vuc-gian-khoan-981-2988716.html
Tư lệnh Vùng 3 Hải quân (đóng tại Quân cảng Đà Nẵng) nói trên Pháp luật TP HCM rằng, các tàu hư hỏng của cảnh sát biển đã được đưa vào sửa chữa,
Trả lờiXóacác tàu khác được tăng cường ra để tiếp tục đấu tranh buộc tàu và giàn khoan Trung Quốc rút khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
“Tình hình ngày 8/5 chưa có chuyển biến gì nhiều. Chúng ta đấu tranh buộc họ rút nhưng họ vẫn bám trụ.
Giàn khoan của họ không di chuyển.
Việc đấu tranh này sẽ cần thêm thời gian”,
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tau-trung-quoc-tiep-tuc-va-cham-voi-tau-viet-nam-2988396.html
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 ra Biển Đông và hàng chục máy bay, tàu của nước này uy hiếp, cản trở lực lượng cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, là bước đi gia tăng căng thẳng nguy hiểm tại khu vực điểm nóng này.
Trả lờiXóaVà đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc cố ý chạm trán với Việt Nam và các nước láng giềng khác trong khu vực, liên quan đến vấn đề khai thác dầu khí.
Nhưng giới phân tích nhận định rằng động thái mới nhất không nhằm mục tiêu tìm kiếm tài nguyên trước mắt, mà ẩn chứa những toan tính chiến lược sâu xa của Bắc Kinh và sẽ tác động mạnh đến cục diện hiện nay tại Biển Đông.
"Thông điệp rõ ràng mà Bắc Kinh muốn gửi đến Hà Nội là chúng tôi sẽ khoan tại bất kỳ nơi nào chúng tôi muốn", Giáo sư Keith Johnson thuộc đại học California Berkely viết trong một bài bình luận đăng trên Foreign Policy.
Chuyên gia này cũng cho rằng HD-981 đang được Trung Quốc sử dụng như một "lãnh thổ quốc gia di động", để từng bước thay đổi hiện trạng, từ đó xiết chặt gọng kìm khống chế tại Biển Đông.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/hai-y-do-chien-luoc-cua-trung-quoc-trong-vu-dat-gian-khoan-2987683.html
Cũng chung quan điểm trên, cựu đô đốc Mike McDevit, trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược thuộc Trung tâm phân tích Hải quân Mỹ, cho rằng đây là quá trình mà các động thái nhỏ được tích tụ dần, không dẫn đến xung đột nhưng sẽ dần thay đổi hiện trạng theo thời gian.
"Thông điệp rõ ràng mà Bắc Kinh muốn gửi đến Hà Nội là:
Xóachúng tôi sẽ khoan tại bất kỳ nơi nào chúng tôi muốn",
Giáo sư Keith Johnson thuộc đại học California Berkely viết trong một bài bình luận đăng trên Foreign Policy.
Trên thực tế, Tổng thống Obama trấn an rằng Mỹ sẽ hỗ trợ đồng minh trong trường hợp bị tấn công,
Trả lờiXóanhưng không đề cập cụ thể đến khả năng xung đột tại Biển Đông như nước chủ nhà mong đợi.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/my-lam-gi-neu-xung-dot-bien-dao-no-ra-o-thai-binh-duong-2986777.html
Theo các nhà phân tích, kiểm soát quần đảo Trường Sa là nước cờ quan trọng để Bắc Kinh nắm quyền khống chế Biển Đông, từ đó tiến tới thực hiện tham vọng bá quyền khu vực. Quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng các nước Philippines, Malaysia và Trung Quốc đều tuyên bố có toàn bộ hoặc một phần chủ quyền tại đây.
cuối cùng , hay trả tự do cho các blogger bị cầm tù, họ có tội chỉ vì phản đối TQ sớm quá
Trả lờiXóa