Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

ĐỪNG ĐỂ NỖI NHỤC CỦA NGÀNH KIẾN TRÚC TỪ BÁI ĐÍNH LAN SANG QUỲNH LÂM


Lời dẫn của Nguyễn Hoài Nam: Nhân dịp công ty Hoàng Đạo của gia đình GS Hoàng Đạo Kính có thể sắp nhận thầu được món to là khôi phục chùa Quỳnh Lâm - Quảng Ninh, nhà cháu mời các bác chiêm ngưỡng Tam Quan chùa Bái Đính (ảnh trên) - Nỗi nhục của Kiến trúc Việt Nam ạ!   
___________  

Ứng xử thế nào đối với di sản Phật giáo Quỳnh Lâm…?   

(PGVN) - ...sẽ vô cùng thuận tiện để xây dựng một ngôi chùa đúng là chùa Quỳnh Lâm chứ không phải một ngôi chùa nào khác. Chùa Quỳnh Lâm cần phải được phục hưng sao cho phù hợp với tâm lý, tâm thức người Việt, với bản sắc văn hóa truyền thống Việt. Câu hỏi tưởng như có phần ngẫu nhiên được nêu lên từ GS.TS Hoàng Đạo Kính, Ủy viên hội đồng di sản quốc gia khiến tôi bất giác thấy lòng nặng trĩu…

 
Một góc khu khai quật khảo cổ lộ thiên ngay trước lối vào nhà chùa

Buổi hội thảo khoa học “Bảo tồn và trùng tu Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm” được tổ chức chiều ngày 12/4 tại UBND huyện Đông Triều sôi nổi đến không ngờ: Đại diện chính quyền sở tại thể hiện rõ niềm khát ngưỡng sớm phục hưng lại di tích có giá trị tín ngưỡng và lịch sử vô cùng lớn lao này. Các nhà khoa học tranh biện thẳng thắn, đưa ra nhiều ý kiến quý giá đối với việc trùng tu chùa Quỳnh Lâm. Đơn vị tư vấn - Công ty TNHH Hoàng Đạo mạnh dạn thuyết trình phương án kiến trúc mới…

 
GS.TS Hoàng Đạo Kính

Tham luận về việc xây chùa mới trên nền di tích chùa Quỳnh Lâm, GS.TS Hoàng Đạo Kính nhấn mạnh: Chúng ta nên ứng xử thế nào đối với những di tích đã đổ nát, đã thành phế tích nhưng vẫn còn đó những giá trị lịch sử, tín ngưỡng vô cùng to lớn? Cần phải làm gì, khi di tích lịch sử đó gắn liền với giá trị tôn giáo, đặc biệt là mang trong mình những giá trị không thể đong đếm của Phật giáo?

Chùa Quỳnh Lâm ngày nay, dường như chỉ còn là đống hoang tàn đổ nát, khó mà theo kịp thời đại. Nhưng, đây là di tích liên quan đến tôn giáo, đặc biệt liên quan đến những giá trị Phật giáo to lớn, liên quan đến tín ngưỡng Phật giáo của một cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo có truyền thống lịch sử lâu đời. Vậy, chúng ta sẽ ứng xử thế nào đối với phế tích Phật giáo Quỳnh Lâm…?





 
Mọi chi tiết cần được cân nhắc kỹ lưỡng

Vấn đề được nêu lên, không còn nhiều tranh biện về việc xây mới ra sao, quy hoạch chỗ nào, trùng tu, xây dựng sao cho bề thế… Dường như cả hội thảo tập trung vào vấn đề “văn hóa ứng xử” đối với những phế tích Phật giáo, mà trực tiếp ở đây là chùa Quỳnh Lâm, một di tích lịch sử có nhiều sở chứng khảo cổ từ thời Trần và thời Lê Trung hưng.





 

 





 
Những trầm mặc mãi còn đó với thời gian...

Một trong những phương án xây dựng, nghe chừng rất bề thế, quy mô mà đại diện đơn vị tư vấn đưa ra, có vẻ như không mấy hợp lí, hợp thời. Những ý tưởng như: hồ nước tự nhiên khuôn viên ngoài nhà chùa sẽ được xây đắp vuông vức. Khoảng đồi trống bên trái sẽ đặt tôn tượng Đức Phật Di Lặc cao hơn 22 mét… đều không nhận được sự ủng hộ từ phía chính quyền cũng như các nhà khoa học.

Không khó để nhận thấy rằng, việc trùng tu, phục hưng một di tích lịch sử Phật giáo là cần thiết, là quan trọng, nhưng không có nghĩa là dễ dàng “rượu cũ, bình mới” được.

GS.TSKH Lưu Trần Tiêu

Chia sẻ luận điểm của mình, trước phương án đơn vị tư vấn nêu lên, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia cho biết: Để trùng tu chùa Quỳnh Lâm, việc có những phát kiến, sáng tạo là tốt. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phóng khoáng quá, vừa xa rời thực tế, lại vô tình phủ nhận những giá trị lịch sử to lớn chùa Quỳnh Lâm còn giữ lại. Việc xây mới hoàn toàn là không khả thi, nhiều phần chưa phù hợp với bối cảnh lịch sử, cũng như hợp tầng kiến trúc nơi đây…

 
PGS.TS Hoàng Văn Khoán

Đồng quan điểm, nhưng PGS.TS Hoàng Văn Khoán - Đại học Quốc gia Hà Nội thẳng thắn và cụ thể hơn: Kinh phí để xây mới chùa Quỳnh Lâm có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tiền, là vấn đề lớn nhưng chưa phải là tất cả. Điều tôi muốn nêu lên ở đây, rằng “công trình giá trị hàng trăm tỷ đồng”, nếu xây xong không ai đến thăm viếng thì sao? Khi đó, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

Sau nhiều tranh luận sôi nổi, chủ đề chính ngày càng rõ nét: “Phục hưng lại chùa Quỳnh Lâm trên nền di tích cũ”. Những gì là tự nhiên, là món quà thiêng liêng vô giá mà thiên nhiên ban tặng nên được giữ nguyên. Những gì có thể khôi phục, trùng tu thì dựa theo nguyên mẫu vật chứng khảo cổ, từ đó kiến thiết lại chùa Quỳnh Lâm theo đúng gốc tích ban đầu.

Trước vấn đề này, TS. Lê Thị Liên - Viện Khảo cổ học Việt Nam nhấn mạnh: Trùng tu chùa Quỳnh Lâm, giữ được cốt là rất quý, và sẽ vô cùng thuận tiện để xây dựng một ngôi chùa đúng là chùa Quỳnh Lâm chứ không phải một ngôi chùa nào khác. Chùa Quỳnh Lâm cần phải được phục hưng sao cho phù hợp với tâm lý, tâm thức người Việt, với bản sắc văn hóa truyền thống Việt.

 
Mọi việc tôn tạo, bổ sung những kiến trúc thành phần vốn không có ở đây 
phải hết sức thận trọng…

Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Lâm Biền (Tạp chí Di sản Văn hóa) cũng cho rằng: Ngôi chùa này đã có một giá trị lớn về lịch sử và văn hóa gắn với thời đầu tự chủ, ngay cả đến vấn đề Phật giáo đương thời gắn với chùa cũng đã là vấn đề lịch sử và văn hóa. Đó là điểm cơ bản để chúng ta quan tâm dựng lại ngôi chùa này. Vì thế, mọi việc tôn tạo, bổ sung những kiến trúc thành phần vốn không có ở đây phải hết sức thận trọng…


Ông Vũ Văn Học - Chủ tịch UBND huyện Đông Triều

Xuyên suốt buổi hội thảo, những ý kiến, tham luận rất sát với tinh thần mà ông Vũ Văn Học - Chủ tịch UBND huyện Đông Triều phát biểu khai mạc: Trải qua những biến thiên của tự nhiên và xã hội, Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm nay chỉ còn là phế tích. Nhận thức rõ những giá trị to lớn của di tích, nhiều năm qua, chính quyền và nhân dân huyện Đông Triều đã tha thiết được phục hưng Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm nhằm bảo tồn và tôn vinh những giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời đáp ứng hiệu quả nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo quần chúng nhân dân địa phương, cũng như khách thập phương.

Một trọng điểm cần nhấn mạnh, rằng chùa Quỳnh Lâm tọa lạc trên ngọn đồi có tên gọi là núi Tiên Du. Núi Tiên Du nằm trong hệ thống triền đồi chạy dài từ núi Yên Tử, Ngọa Vân xuống đồng bằng.

Có thể thấy, đây là cửa ngõ quan trọng trong quần thể di tích lịch sử Yên Tử trên địa bàn Đông Triều  - Quảng Ninh. Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm cần được trùng tu, phục hưng sao cho xứng tầm với những giá trị lịch sử to lớn, cũng như vị thế tôn giáo tín ngưỡng mà “phế tích” này còn tiềm ẩn trong mình…

Thường Nguyên
Nguồn: PGVN.
____________________

Công trình Khu du lịch Bái Đính ở Ninh Bình do Công ty Hoàng Đạo (GĐ là TS. KTS Hoàng Đạo Cương) thiết kế. TS. Hoàng Đạo Cương là con trai GS. TS. KTS Hoàng Đạo Kính, và là cháu nội của Cụ Hoàng Đạo Thúy - người mà chỉ cần nhắc đến tên ta đã dấy lên niềm kính sợ! Con dòng cháu giống, cha truyền con nối.

Một gia đình như thế, tưởng hồn Việt đã ở trong huyết quản truyền đời. Vậy mà từ gia đình Hoàng Đạo đã thiết kế một công trình kiến trúc vong bản, một công trình nô lệ và là một nỗi nhục, một nỗi đau khôn cùng của giới kiến trúc sư Việt Nam. 

Toàn bộ các hạng mục kiến trúc, mỹ thuật ở Bái Đính, chỉ có một cái tam quan là còn một chút dáng nét Việt, bởi nó phảng phất cái Hiển Lâm Các - là nơi thờ các tiên liệt nhà Nguyễn ở Huế. Trông Tam quan này cũng đã như Đài Loan rồi. Còn lại thì chỉ có thể nói bằng hai từ: NÔ LỆ!

 Hiển Lâm các - Huế

 Tam quan Bái Đính - Ninh Bình

(Nguyễn Hoài Nam chú thêm: Theo nhà cháu biết thì Hiển Lâm Các với 3 tầng mái cũng nằm trong khu vực các miếu thờ, nghĩa là cũng dành cho người chết. Và trớ trêu thay, Cty Hoàng Đạo cũng lấy cái mẫu này đem về chùa, và đặt đúng chỗ ra vào đầu tiên).

Có thể trong lòng KTS Hoàng Đạo Cương không muốn để lại cho đời một dấu ấn tồi tệ như thế (ai lại vì tiền mà hủy thanh danh cả gia tộc như vậy), mà là phải làm theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. Nhưng hỡi ơi! Người có bản lĩnh sẽ đủ uy lực để thuyết phục và tư vấn cho khách hàng, và cao hơn, sẵn sàng từ chối, nếu họ đặt hàng mình làm một công trình vong bản!

Mong sao các nhà khoa học có tâm với vốn cổ cha ông hãy rước anh linh các đấng tiên liệt về, để các vị ấy âm phù, chỉ bảo cho các quan chức và chư tăng huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hãy xây một Quỳnh Lâm đậm đà hồn Việt, làm cái để mà người ta có thể đối chứng với Bái Đính, một Tàu - một Việt.


30 nhận xét :

  1. PHÓ THƯỜNG DÂNlúc 20:03 18 tháng 4, 2014

    Danh tiếng của GĐ Cụ Hoàng Đạo Thúy không lẽ cũng mai một vì tiền ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thầy Hiệu phó được cứu sống, tự thấy trách nhiệm đối với các em học sinh đã chết, nên sau đó thắt cổ tự vẫn, xác được thầy đề nghị hỏa táng và rắt nơi phà bị chìm.
      Khâm phục về trách nhiệm lảnh đạo của xứ Hàn .
      http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/Vu-chim-tau-Han-Quoc-Hieu-pho-truong-Danwon-tu-tu-sau-khi-duoc-cuu/112495.vtv

      Xóa
    2. Hổ phụ sinh cẩu tử cũng là chuyện thường. Bây giờ tôi mới biết chùa BĐ do hậu duệ cụ HĐT vẽ ra! Thật đáng buồn!

      Xóa
  2. Đúng như nhận xét của TỄU ,Bái Đính là một công trình kiến trúc vong bản .Tôi đến Bái Đính và đã làm bài " thất ngôn bát cú " như sau
    Bái Đính chùa to quá thế này
    Chùa TÀU có phải chính là đây?
    Danh lam đất bắc toan vào nhất
    Kỷ lục quốc gia tính chớp ngay
    La Hán rất nhiều không đếm xuể
    Tượng đồng quá nặng chẳng cân tày
    Khen cho thiên phú buôn tài thật
    Lời lãi đâu so được chốn này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thơ hay bác ạ.

      Tôi đã đến Bái Đính và đã nguyện không bao giờ muốn đến lại đó nữa.

      Xóa
  3. Hoan hô Tếu hãy kịp thời lên tiếng những cái gì vong quốc >tiếp thu tinh hoa nhưng phải giữ bản sắc dân tộc ,để có nhiều lớp người học trò thủy thần Như tiền nhân Chu Văn an !

    Trả lờiXóa
  4. Tới Bái Đính, tôi bính... đái !

    Trả lờiXóa
  5. HỠI NHỮNG VỊ LÃNH ĐẠO!?!?!? Các vị có quan điểm và đánh giá như thế nào khi bọn Trung Cộng vác súng qua lãnh thổ nước Việt này xả súng giết hại đồng bào của mình!? sự việc mới diễn ra ngày hôm nay 18/4/2014??? Xin hãy trả lời gấp cho dân!? nhục không thể chịu được!!!

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đã khóc cho nỗi nhục của người con đất Việt!? sao đớn hèn đến là vậy!?
    Sao vì đồng tiền mà nỡ quỳ lụy bọn Tàu đến vậy!? có còn xứng đáng đứng trước liệt tổ liệt tông không hỡi bọn Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc!?!?!? hết chết trong năm 1979 đến năm 2014 vẫn cứ chết tiếp!?
    Mẹ kiếp! tôi thề...gặp bọn tàu ở đâu là tôi khử!?

    Trả lờiXóa
  7. Lạy giời đừng để công ty cổ phần bái đính thứ hai xuất hiện nữa.

    Trả lờiXóa
  8. Tấm ảnh ông GS TS Hoàng Đạo Kính đang phát biểu có thể đoạt giải báo chí đấy!

    Trả lờiXóa
  9. Trùng tu lại để bảo tồn quá khứ hay để làm cái việc “đổi mới” ở đây? Nếu định lặp lại “Bái đính” lần nữa thì nên đi chỗ khác!

    Trả lờiXóa
  10. Ông Kính sở dĩ được người đời biết là dựa hơi ông già và đám báo chí tào lao. Còn như dân kiến trúc trong nước đều biết cả. Ông ta vẫn nổi tiếng với câu nói phản biện tháp Lotte trên đường Liễu Giai rằng." Nếu mà xây cao thế thì người đứng trên đó sẽ bị gió thổi bay" . Đấy kiến thức ông ta đại khái như thế. Ông ta chỉ la liếm ở các hạng mục của nhà nước, chùa chiền, trụ sở UBND huyện, thị thế thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Trời ơi là trời!? vừa NGU vừa NHỤC vừa HÈN là...là ai đây ta!? tôi là thằng nông dân chân bùn đây mà ít nhiều cũng am hiểu về luật pháp một tí!? Chứ ai đời chúng mày vượt biên giới qua lãnh thổ tao trái phép!? rồi không những thế bọn mày lại manh động cướp súng ra tay giết hại 2 làm bị thương 4 người!? Mà...mà chính quyền Việt Nam trao trả nhóm người cho bên Trung Quốc để phối hợp điều tra!?!?!? Mèn đét ơi!? Ngu chi thì cũng ngu vừa vừa thôi chứ!? hèn hạ thì cũng hèn hạ thôi chứ!? phối hợp điều tra hay là để bọn Tàu nó...giao hợp(hiếp) mấy ông!?
    Qua đây tôi xin khẳng định: ĐẤT NƯỚC NÀY ĐÃ MẤT CHỦ QUYỀN THẬT SỰ RỒI!!!

    Trả lờiXóa
  12. Tích cực xây và trùng tu chùa là: VÌ TIỀN
    - Bỏ túi một nửa khi thi công. Chỉ có người mê tín mới sợ phật. Còn người tỉnh táo và cả người tu nữa thì ai sợ phật, vì tiền là tiên là phật, thế chả nhẽ sự tiền à ???
    - Chùa Bái đính sẽ lên bậc nhất ĐNA. Một kiến trúc do con cháu Hoàng Đạo bê của Tàu về hại dân Việt. Thật là vừa dốt vừa mê !!!
    - Tóm lại dân mê là tội ở mấy người có chữ, biết chữ, vẽ bậy, viết bậy làm hỏng cốt cách dân tộc
    - Than ôi ! Tiền là Bạc đấy mấy người ơi !!!

    Trả lờiXóa
  13. Đi Bái đính mới thấy hết , thế nào là các quan + đại gia buôn phật ....kinh !

    Trả lờiXóa
  14. Bái Đính mới có cái xác chứ chưa có hồn
    Hồn TRƯƠNG BA làm sao nhập được vào cái xác thằng hàng thịt !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có bác nào rành về vụ hô thần nhập tượng ở Bái Đính mà không được hay khkoong xin cho ít thông tin.

      Xóa
  15. Với góc độ cảm nhận mỹ thuật từ trái tim thì tôi có cảm giác Bái Đính có phần của lô cốt, có phần của nghĩa địa, có cả vóc dáng nhà tù ....Nếu là chùa thật sự thì phải đường nét cổ kính, nhỏ bé, sâu lắng,huyền bí và linh thiêng chứ?

    Trả lờiXóa
  16. ĐÓ LÀ CÁI CHỢ BÁI ĐÍNH để kinh doanh chứ chùa chiền chó gì.CHÙA BÁI ĐÍNH trên núi kia mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng tôi cũng thấy vậy từ lâu. đi Bái đính tôi chỉ lên chùa trên núi thôi.

      Xóa
  17. Những người lãnh đạo văn hóa trước hết phải là những nhà văn hóa thực sự. Than ôi, những thảm cảnh xây dựng, trùng tu di tích cứ diễn ra là bởi đã không có những nhà Văn Hóa như vậy cầm cân nảy mực!

    Trả lờiXóa
  18. Tôi chưa đến Bái Đính, nhưng nhìn ảnh Bái đính mới khánh thành tôi đã thốt lên: "Đây không phải là chùa ta mà là chùa Tàu".

    Trả lờiXóa
  19. nghe các chức danh cũng thấy ngộ rồi. qua vụ cải tạo nhà hát lớn kiếm bộn tiền & chẳng để lại một công trình nào cho ra hồn . chức danh, chức tước, chức sắc nhiều vô kể mà làm gì

    Trả lờiXóa
  20. tôi đã đến BAi Đính rồi cài gì cũng to nhất, lớn nhất nhưng toàn xi măng sắt thép thật nặng nề & có phần phản cảm . cái này có lỗi kg chỉ của lãnh đạo TW, địa phương, giáo hội PGVN mà còn của mấy ông KTS trực tiếp làm nên công trình này dưới sự giật dây của một số đại gia giấu mặt.

    Trả lờiXóa
  21. Tiếc cho ông Nguyễn Bá Lăng đã không sống đến ngày hôm nay để cho những kiến trúc sư, những giáo sư này hết bốc phét

    Trả lờiXóa
  22. Có một ngôi chùa Bái đính cũ ở gần chùa mới làm mà, như vậy thì phải là chùa Bái đính mới chứ ?

    Trả lờiXóa
  23. Tiểu đệ không sao mà hiểu được rằng các Bác lại cứ dìm hàng chùa Bái Đính? Rằng tại làm sao mà các Bác không tự hào vì rằng: Đây là một quần thể chùa Phật giáo có hình thức TO XÁC nhất trong lịch sử nước Nam (hình như cả ở Đông Nam Á?), đã được ZIN - LÉT Việt Nam xếp trên 10 kỷ lục(!)
    Về Nội dung thì HÀM SÚC tuyệt đỉnh: kế thừa tinh hoa Văn Hóa của cái nôi Ninh Bình, đã được hết thảy Vương Công tứ trụ chiêm bái, mở hầu bao cúng dàng, vị TRỤ CHÌ tiên khởi là CHƯỞNG NÃO nghị viên đầy quyền thuật Trần Thanh Tứ; vị đương vi CHỤ CHÌ là Cụ Nhiễu ...
    Nơi đây lại còn có bao nhiêu là sá lợi được bao nhiêu xe Khủng và chuyên cơ dước về...
    Sắp tới, nơi đây còn diễn ra kỷ lục đại lễ sinh nhật Đức Phật trong một hội chường đang gấp rút hoàn thành với gần 4.000 chỗ ngồi, có đại biểu đến từ gần 100 nước, chi phí tổng thể trực tiếp và rán tiếp tới hàng ngàn tỷ đồng...
    Chắc Bà Tư Hồng có sống lại cũng chỉ là hàng chút chít...
    Còn mấy chuyện Kiến chúc thì tiểu đệ không có rành.
    Mà hay, Kụ đã bảo: "Tàu thì đã sao??? - Ăn uống đồ Tàu đến như vậy mà đã mấy ai lăn ra chết ngay chưa? ...
    [Nhưng mà chỉ có điều: Những người thật học, có liêm sỉ, ưu thời mẫn thế, chân tu đạo hạnh thì không muốn quay lại chốn ấy lần thứ 2!]

    Trả lờiXóa
  24. Có một thằng đưa cho tôi một tờ card visit và tự giới thiệu hắn là TS - KTS Hoàng Đạo Cương - Cty kiến trúc Hoàng Đạo, tôi vốn cũng chẳng cần biết nó là thằng nào. Tuy nhiên vì công việc nên cũng đã đọc qua tấm card. Thì ra còn là GV trường ĐH Kiến trúc. Hỡi ơi! thương cho nhiều thế hệ sinh viên không may phải ngồi nghe thằng này nói nhảm! Cung cách hành xử, lời ăn tiếng nói thật là quá vô văn hóa, tướng tá như đầu gấu vô học. Có dịp gặp cả vợ cả chồng, vợ là Phương, cũng không thua kém chồng về món văn hóa lùn. Tặc lưỡi cái, cũng cho là chắc nó có kiến thức chỉ vô văn hóa thôi, nay lại gặp bài viết này, thật đúng là thằng này vô học mất gốc 2 đời rồi!

    Trả lờiXóa
  25. Thằng này bây giờ chạy chọt về làm Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích rồi các bác ạ!

    Trả lờiXóa