Những gánh nặng từ đăng cai sự kiện thể thao - 5 “thảm họa” Olympic
Hãng CNN mới đây đã liệt kê những thành phố từng ngậm “trái đắng” do đăng cai Thế vận hội,
trong đó trường hợp của Hy Lạp thậm chí còn bị tin rằng gánh nặng tài
chính đã góp phần đẩy cả nền kinh tế tới chỗ lụn bại, phải nhờ cứu viện
từ bên ngoài.
Theo CNN, trước khi nhận quyết định đăng cai, các chính trị gia thường tin rằng số tiền thu được từ bán vé, công ăn việc làm tạo ra trong quá trình xây dựng các công trình hạ tầng và sự tăng trưởng của ngành du lịch sẽ bù đắp mọi chi phí bỏ ra, thậm chí còn “ăn ra”. Các quan chức được giao trách nhiệm thì thường củng cố lập luận của họ bằng cách đưa ra những bản nghiên cứu dự báo rằng nước chủ nhà nói chung và thành phố tổ chức Olympic nói riêng sẽ hưởng lợi rất lớn về mặt kinh tế.
Theo CNN, trước khi nhận quyết định đăng cai, các chính trị gia thường tin rằng số tiền thu được từ bán vé, công ăn việc làm tạo ra trong quá trình xây dựng các công trình hạ tầng và sự tăng trưởng của ngành du lịch sẽ bù đắp mọi chi phí bỏ ra, thậm chí còn “ăn ra”. Các quan chức được giao trách nhiệm thì thường củng cố lập luận của họ bằng cách đưa ra những bản nghiên cứu dự báo rằng nước chủ nhà nói chung và thành phố tổ chức Olympic nói riêng sẽ hưởng lợi rất lớn về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế độc lập lại cho rằng cái giá cho việc
đăng cai Olympics phức tạp hơn dự tính nhiều và chắc chắn nó không màu
hồng như miêu tả của các chính trị gia. Dưới đây là 5 thành phố từng
đăng cai Olympic đã giành thắng lợi về mặt thể thao nhưng phải trả giá về mặt kinh tế.
Một trong những sân vận động phục vụ Olympic Athens 2004 không được tiếp tục sử dụng để cỏ dại mọc đầy. |
1.Athens, Hy Lạp
Chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu hoang phí cho việc tổ chức Thế vận hội
2004 và kết quả là thua lỗ hàng tỉ USD. Theo kết quả nghiên cứu của
trường Đại học Kinh doanh Said Oxford, chi phí cho Olympic của Athens đã
vượt quá khả năng chi trả tới 60%. Chính phủ Hy Lạp đã xây dựng quá
nhiều khách sạn với niềm tin vào một viễn cảnh sẽ thu hút được thêm
nhiều khách du lịch sau khi Olympic kết thúc, để rồi sau đó bị vỡ mộng.
Đó là còn chưa kể rất nhiều sân vận động được xây dựng để phục vụ cho
Olympic hiện nay cũng không sử dụng đến.
2.Montreal, Canada
Trước khi Thế vận hội Montreal 1976 diễn ra, Thị trưởng thành phố Jean Drapeau tuyên bố hùng hồn rằng “Olympic không thể lỗ, cũng như một người đàn ông không thể sinh con”.
Nhưng ông thị trưởng đã sai. Sự quản lý yếu kém và chi phí phụ trội so
với dự toán đã để lại cho thành phố này khoản nợ 1,5 tỉ USD và phải mất
đúng ba thập kỷ sau (năm 2006) món nợ cuối cùng mới được trả hết. Vào
thời điểm đó, người dân thành phố này đã mỉa mai gọi trại tên sân vận
động Olympic, vốn bị bỏ hoang và chuyển đổi thành một nơi tập bóng chày,
từ “Big O” (chữ O lớn) thành “Big Owe” (món nợ lớn).
3.Nagano, Nhật Bản
Các nhà tổ chức Thế vận hội Mùa đông Nagano 1998 đã đưa ra lời hứa rất
chắc rằng lượng khách du lịch tới thành phố này sẽ tăng mạnh nhờ việc
đăng cai. Tuy nhiên, sau khi Thế vận hội hạ màn, không mấy khách du lịch
đến thăm nơi này.
Tệ hơn, cũng theo nghiên cứu của Said Oxford, thành phố Nagano đã bị bội
chi 56% so với dự toán ban đầu. Chưa kể, còn có các cáo buộc về tình
trạng tham nhũng và toàn bộ các hộp chứng từ tài chính thì bị cháy. Và
vì vậy “cái giá” của việc “kéo” Thế vận hội về Nagano vẫn chưa được làm
rõ.
4.Lake Placid, bang New York, Mỹ
Thị trấn Lake Placid thuộc bang New York, Mỹ, là nơi diễn ra Thế vận hội
Mùa đông 1980. Thời điểm đó, ngân sách chi cho Olympic còn rất khiêm
tốn so với hiện nay nhưng không vì thế mà thị trấn này thoát khỏi tình
trạng chi phí vượt trội so với dự toán. Theo các nhà nghiên cứu của Đại
học Said Oxford, khi sự kiện thể thao kết thúc là lúc tổng chi phí đã
vượt 320% so với dự toán ban đầu. Cân đối thu chi bị âm 8 triệu USD, một
khoản tiền rất lớn đối với một thị trấn tại thời điểm đó. Vì vậy, họ đã
phải cần đến khoản cứu trợ của chính quyền bang New York.
5.Albertville, Pháp
Thị trấn Albertville tươi đẹp của Pháp là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa
đông 1992 và cũng bị rơi vào tình trạng “thu không đủ chi”, dẫn đến
khoản thâm hụt ngân sách 57 triệu USD. Một thành viên trong Ban tổ chức
nói: “Đương nhiên là chúng tôi cũng có đôi chút hối tiếc. Chúng tôi
đã trù liệu và mong muốn một phương án cân bằng ngân sách hoàn hảo nhưng
nó vẫn bị vượt tới 135%. Nhưng may mà đã không có một sai lầm lớn nào”.
Chính phủ Pháp sau đó đã phải đứng ra thanh toán một phần của khoản nợ.
Báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Said Oxford kết luận bội chi đã trở thành một phần của đăng cai Olympic. “100%
các kỳ Thế vận hội đều bội chi ngân sách. Không có loại dự án lớn nào
khác liên tục bội chi như vậy. Có những loại dự án khác rất điển hình về
việc hết lần này đến lần khác đều đúng dự toán, nhưng đó không phải là
Olympic”.
Theo Ngọc Du - Báo Tin Tức
May là Việt Nam mình chưa "đặt cọc"!
Giờ chỉ đợi xem Chính phủ này có còn biết thương dân hay không thôi!
Chứ quan chức cứ vục mặt ăn chả từ cái gì, thì chết cái đất nước này!
Hủy đăng cai vẫn kịp!
VOV chiều nay đưa tin:
Asiad 18: Việt Nam chưa "đặt cọc" để đăng cai
VOV.VN - Hiện chưa quyết định Việt Nam có đăng cai Asiad 18 hay không nên chưa có nhà đầu tư cụ thể nào.
Trả lời câu hỏi của phóng viên VOV.VN
tại họp báo Chính phủ chiều nay (1/4) về nhà đầu tư, nguồn tiền cho
Asiad 18 dự kiến tổ chức tại Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Trong 150 triệu USD để đầu tư cho
Asiad 18 đã có phần xã hội hoá chứ không phải chỉ Nhà nước. Ngành thể
thao đã tính được cả phần đầu tư ngoài nhà nước.
“Chúng ta chưa quyết định có tổ chức Asiad 18 hay không nên chưa biết nhà đầu tư cụ thể nào. Tuy nhiên, đã có 1 số nhà đầu tư ngành thể thao cũng sẵn sàng làm. Chỉ khi nào quyết định có hay không tổ chức Asiad thì nước chủ nhà mới dám nhận nhà đầu tư” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết.
“Chúng ta chưa quyết định có tổ chức Asiad 18 hay không nên chưa biết nhà đầu tư cụ thể nào. Tuy nhiên, đã có 1 số nhà đầu tư ngành thể thao cũng sẵn sàng làm. Chỉ khi nào quyết định có hay không tổ chức Asiad thì nước chủ nhà mới dám nhận nhà đầu tư” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Nên: Asiad 18 là một sự kiện thể thao lớn.
Thông thường đăng cai sự kiện này là do: được phân công; do quốc gia đó
thấy có thể đăng cai để đạt những mục đích khác như nâng tầm thể thao,
phát triển du lịch…
Với Asiad 18, từ năm 2010, Bộ VH-TT và
DL đã trình kế hoạch, lúc đó Chính phủ đã bàn bạc, có chủ trương để đăng
cai sự kiện vào năm 2019. Sau khi được đồng ý chủ trương này, Bộ đã
phối hợp với các địa phương rà soát các điều kiện để chuẩn bị cho việc
đăng cai.
Sau khi Ủy ban thể thao châu Á đồng ý
cho Việt Nam đăng cai, Chính phủ giao Bộ VH-TT và DL cùng các bộ ngành,
địa phương đã ráo riết chuẩn bị, rà soát các mặt để báo cáo Chính phủ
xem Việt Nam có đủ năng lực để đăng cai hay không. Với quy trình đó, Bộ
VH-TT và DL đã chuẩn bị, liên tục có những báo cáo. Sau phiên giải trình
trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc
hội, những ngày qua, có nhiều ý kiến của toàn thể xã hội, từ các chuyên
gia, người dân rất quan tâm, có những ý kiến đóng góp, phân tích rất sâu
sắc, góp phần để Chính phủ đưa ra quyết định về vấn đề này.
Tại phiên họp hôm nay, Thủ tướng đã chỉ
đạo tuần sau Bộ trưởng Bộ VH-TT và DL báo cáo về vấn đề này, để Thủ
tướng nghe và quyết định. “Chúng ta tin tưởng từ những thông tin, những
luận cứ, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, Thủ tướng sẽ có quyết định phù
hợp”, ông Nên nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi về việc Việt Nam phải
đặt cọc một số tiền nhất định mới có quyền đăng cai sự kiện này, ông
Nguyễn Văn Nên khẳng định: “Đến thời điểm này, tôi được biết là chưa đặt
cọc đồng nào cả. Chỉ là đăng ký số tiền bỏ ra cho sự kiện này là 150
triệu USD. Có ý kiến nói chúng ta đang trong tình trạng “tiến thoái
lưỡng nan”, nhưng tôi cho là không có vấn đề gì ở đây, vì tiền lệ đã có 2
nước vì điều kiện khách quan đã trả lại quyền đăng cai. Dĩ nhiên trả
lại thì phải có điều kiện, tôi chưa nghiên cứu kỹ nhưng được biết là
chưa có chế tài xử phạt”.
Về câu chuyện còn nhiều luồng ý kiến
khác nhau liên quan đến việc có tổ chức Asiad 18 hay không, Bộ trưởng
Nguyễn Văn Nên cho rằng: Chúng ta không trách Bộ VH-TT và DL vì đây là
cơ hội để họ có thể nâng tầm thể thao, du lịch. Vì vậy họ bảo vệ ý kiến
của họ, không phải là không có lý. “Khi Thủ tướng nghe báo cáo thì sẽ
nghe rất kỹ ý kiến thẩm định từ các bộ ngành, địa phương để đưa ra quyết
định cuối cùng” – người Phát ngôn của Chính phủ khẳng định.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng:
“Nếu tính về kinh tế, chưa ai tổ chức đại hội thể thao mà có lãi, nhưng
còn nhiều vấn đề khác không thể đong đếm được. Khả thi hay không thì
cuộc họp tới đây Chính phủ sẽ cân nhắc tất cả các mặt để quyết định”./.
Vũ Hạnh/VOV online
Các quan chức VN , quan chức TĐ Hà Nội vốn chiu chơi và chơi chịu để NSNN phải trả ! Cứ xem Bùi Tiến Dũng của PMU 18 đến Dương chí Dũng của Vinalines thì VN chịu chơi tới mức nào . Các quan chức VN chơi cho sướng tay chứ có phải chiu trách nhiệm lỗ lã đâu ! Lỗ thì không tính hay xù chứ lời lãi thì nhất định phải tính cho các quan chức đấy !
Trả lờiXóaNga chi hơn 50 tỷ đô để " Làm " Olimpic Sochi , mới có hơn một tháng mà đã như thành phố hoang rồi vì chẳng có ma nào đến ở .
Trả lờiXóaĐể gió cuốn đi
Những người quyết đăng cai Asiad hôm nay (2014), liệu còn mấy người "cầm cự" đến năm 2019 ?
Trả lờiXóaLúc ấy, những người kế nhiệm lãnh đủ.
Khó dừng Asiad lắm! Trong khi KT xuống cấp thì nhìn vào đâu để kiếm bây giờ gả? Chỉ còn chờ vào túi dân thôi. "Của đồng chia ba, của nhà chia đôi" - Đây là tiền thuế của dân, tức là của nhà, Vậy cứ 50/50 là "ổn" mà. QUYẾT !!!
Trả lờiXóaNguồn thu lớn nhất và cũng là duy nhất cho ÁSIAD là từ quảng cáo của các DN, nhưng có đến hàng trăm nghìn DN bị phá sản hoặc đang ngắc ngoải , chỉ còn một số DN FDI còn khỏe thì làm sao mà có lãi hay hòa được? Bộ Văn-Thể chỉ thích làm vì đây là cơ hội để "cá kiếm" . Nhưng CP làm gì còn "xiền"? Ông Nên cho dân biết thế là minh bạch. Còn CP cứ quyết làm thì,....hãy đợi đấy! (Xụp đổ hẳn cho dân nhờ)
Trả lờiXóaNếu quan chức nào đồng ý đăng cai ASiad thì hãy bỏ tiền túi ra, các quan nhà ta giầu sụ mà, khoản này 'muỗi' !
Trả lờiXóaCó thể sau ASIAD kỳ này sẽ "khai sinh" Việt Nam mới đấy. Trong họa có phước!
Trả lờiXóaMột ngịch lý trớ trêu - Các cô giáo sẽ phải chui vào túi ni lông để qua suối - mục đích xuống đồng bằng để tham dự cổ vũ cho ngày hội ASIAD , mà chi phí của nó ko giới 1 tỷ USD - theo tôi nếu đăng cai hãy tăng thêm bộ môn QUA SUỐI CHUI VÀO TÚI NI LÔNG có lẽ đoàn VN ẵm bộ môn này huy chương vàng là cái chắc
Trả lờiXóaHay :
XóaViệt Nam mình mà bổ sung hai môn vượt sông bằng cáp đu và vượt bằng túi ni lông ở các cự ly thì hai bộ huy chương này đoàn Việt Nam cầm chắc trong tay
Chưa đặt cọc thì bùng ?
Trả lờiXóa