Lỗ hổng từ quản lý đến nhận thức
Chủ Nhật, 06/04/2014 11:01
(Thethaovanhoa.vn) - Khi vụ việc của chùa Trăm Gian, làng cổ Đường Lâm, chùa Chàng Sơn vừa lắng xuống thì từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội liên tục xảy ra tình trạng xâm hại di tích. Thời gian ngắn, số lượng vụ xâm hại nhiều với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, khiến người ta đặt câu hỏi về công tác quản lý di tích và nhận thức của những người liên quan.
3 tháng, 5 vụ “lình xình” liên quan di tích
Từ đầu năm đến nay, thời gian vỏn vẹn ba tháng nhưng có tới 5 vụ xâm hại hoặc tác động không tốt đến di tích. Như việc tự ý đưa tượng Phật Dược Sư vào di tích lịch sử Quốc gia chùa Bà Đá (quận Hoàn Kiếm); tự ý đưa và tiếp nhận ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt vào di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm); lấy trộm 4 thanh gỗ sưa ở Quán thờ thôn Cựu Quán (huyện Hoài Đức) đem bán; tự ý thay đổi một số thiết kế và thi công chưa đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật tại đình Quang Húc (huyện Ba Vì) và xây dựng bình phong không đúng mỹ thuật rồi tự ý phá bỏ khi cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng thi công tại lăng Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây).
Nhà 3 tầng ở làng cổ Đường Lâm
Các vụ việc trên không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà chính các cơ quan quản lý văn hóa cũng đau đầu giải trình, rồi sửa sai. Sau đấy, tất cả di tích trên đều đưa về nguyên trạng ban đầu nhưng vẫn như một tấm áo vá vai hoặc để lại vết mờ sau khi đã tẩy rửa.
Lý do không thể phủ nhận là công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn hạn chế, buông lỏng, tạo lỗ hổng để các vi phạm liên tục diễn ra. Theo quyết định 12 của UBND thành phố Hà Nội về điều chỉnh phân cấp một số vấn đề kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố, thì các di tích trên thuộc sự quản lý của các quận, huyện, thị xã. Tại các di tích đều có Ban quản lý với sự tham gia của chính quyền địa phương, các đoàn thể và người trông coi di tích.
Với cơ cấu nhân lực như vậy, cộng với hàng năm quận, huyện, thị xã đều tập huấn Luật Di sản văn hóa, các thông tư, quy định tới những người liên quan thì không thể nói thiếu hành lang bảo vệ di tích. Duy chỉ có điều, vi phạm vẫn cứ xảy ra và đến lúc đấy, các cơ quan chức năng mới giật mình. Điều đó có thể hiểu, chính quyền địa phương thiếu sâu sát trong công tác quản lý, giám sát chưa chặt chẽ khiến các di tích bị xâm hại hoặc bị tác động không tốt.
Pho tượng được giống sư trụ trì Thích Minh Phượng chùa Chân Long tại Chàng Sơn
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về di tích, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng thừa nhận: “Sở cũng có một phần trách nhiệm, bởi khâu tham mưu của ngành với các cơ quan quản lý cao hơn chưa kịp thời, công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, liên tục”.
Khi công tác quản lý còn nhiều lỗ hổng thì nhận thức của những người liên quan trong việc bảo tồn di tích cũng chưa tốt, từ người trong ban quản lý, người trông coi di tích và cả những người dân. Họ nghĩ đơn giản, có người hảo tâm tiến cúng hiện vật thì tiếp nhận, đồ thờ tự muốn thì đưa vào di tích, thay đổi thiết kế trong trùng tu di tích cũng không ảnh hưởng gì… Thế nên, đơn vị thi công đình Quang Húc mới tự ý thay thanh xà ngang với hoa văn tinh xảo bằng một thanh xà mới theo kiến nghị của người dân, thay đôi nghê trên khám thờ bằng nghê mới có kích thước lớn hơn, thay các con kìm bằng đất nung trên mái đình thành con kìm xi măng… Mà những chi tiết này không có trong thiết kế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thỏa thuận.
Rồi chuyện đưa ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt vào đền Phù Đổng được xin phép UBND xã Phù Đổng mà xã lại không báo cáo lên huyện Gia Lâm nên cả huyện, thành phố và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không biết. Trong khi đó đền Phù Đổng là di tích cấp Quốc gia đặc biệt, việc đưa hiện vật vào di tích phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ. Hay ông Trưởng thôn, Ban khánh tiết và thủ từ trông nom Quán thờ thôn Cựu Quán dỡ mái Quán thờ lấy bốn thanh gỗ sưa bán với giá 1,2 tỷ đồng không công khai dân chủ, thống nhất với nhân dân trong thôn.
Giải pháp nào hạn chế sự xâm hại di tích
Di tích vốn là nơi chứa đựng tín ngưỡng tâm linh của nhân dân, do vậy, các vụ việc xâm hại đến di tích thời gian qua không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến di tích, vi phạm Luật Di sản Văn hóa còn gây bức xúc trong nhân dân. Để bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: Tới đây, Sở tham mưu cho thành phố quản lý tốt hơn các di tích trên địa bàn, thực hiện tuyên truyền rộng rãi Luật Di sản Văn hóa cho chính quyền cơ sở, cộng đồng dân cư để nhân dân cùng hiểu, cùng nhau bảo tồn di tích.
Tượng Phật Dược Sư vào di tích lịch sử Quốc gia chùa Bà Đá (quận Hoàn Kiếm)
Trong quá trình tuyên truyền Luật, cần điều chỉnh nội dung, chọn nội dung liên quan đến quản lý di tích để các xã, phường, thị trấn và người trông nom di tích, người dân hiểu rõ hơn nghĩa vụ của mình. Làm thế nào để vận động nhân dân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di tích và đó cũng là mục tiêu quan trọng trong bảo tồn di tích. “Tới đây chúng tôi cũng tham mưu cho Thành phố ban hành nội dung cụ thể về quản lý di tích, trách nhiệm của sở, ngành, quận, huyện, thị xã, phường, xã để triển khai đồng bộ trên toàn thành phố” – Ông Trương Minh Tiến nhấn mạnh.
Qua các sự việc trên, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần tăng cường hơn nữa việc quản lý di tích, tiếp nhận, tu sửa đồ thờ tự trong di tích. Sở sẽ phối hợp với các địa phương kiểm kê, xác nhận từng di tích về hiện trạng để cố gắng giữ lại yếu tố gốc. Trong khi chờ quy chế nâng cao hiệu quả quản lý di tích trên địa bàn, Sở cũng yêu cầu các địa phương không tiếp nhận hiện vật mới khi chưa biết hiện vật đó có phù hợp với di tích hay không, địa phương nào cố tình vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp trong tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, cung tiến hiện vật cũng cần tìm hiểu việc mình làm có phù hợp với giá trị di tích, phù hợp với Luật Di sản Văn hóa hay không?
“Con thú lạ” trên bình phong ở lăng Ngô Quyền. Ảnh: Phạm Mỹ
Đinh Thị Thuận
Đây là sự suy đồi về đạo đức trong thời đại này , dẫn đến sự sai lệc về bảo tồn di tích văn hóa .Những nhà chức trach phải chịu trách nhiệm về chuyện này và cũng chính là họ là người đã phá đi và làm hư hỏng lệch lạc . Thật là một việc đáng báo động , đáng nguyền rủa !
Trả lờiXóa"DO LỖ HỔNG NHẬN THỨC"!!!??? Tôi đố quý vị tra từ điển cho ra được đấy?
Trả lờiXóaDưới thời XHCN này sao xuất hiện nhiều từ MỚI và LẠ quá đi (chưa kể viết tắt)!? toàn là ngôn ngữ ngụy biện của kẻ...thất học!
Làm dở thì nói làm dở cho rồi! ít học nên không kham nổi về văn hóa thì nghỉ quách cho rồi ở đó mà chống chế! chỉ có được là giỏi...ĂN!!!
À... Nếu bạn gọi vợ là "Nhà tôi", đương nhiên "căn nhà" đó có "lỗ hổng" - kiểu vậy...
XóaVan hoa da dot thi di tich cang nat hon . Cac quan chuc nay khong he co kien thuc ve di tich di san van hoa. Ho chi la nhung nguoi duoc dat len de chi cho ma u u cac cac nhu nhung con vit . Co cho cac quan chuc nay di hoc cung chi ton tien ma thoi . Di hoc la co hoi de ho di choi cho het thoi gian roi lanh bang, lanh giqy chung nhan de hop thuc hoa dia vi , cho cai ghe cua ho them chac ma thoi chu khong ich gi ve kien thuc !
Xóabác Tễu ơi tôi dốt về di tích lắm nhưng tôi muốn bác về xem chùa âu vàng ở Đặng xá Gia lâm mà xem tôi thấy ghi biển di tích được xếp hạng nhưng họ đã phá đi toàn bộ và đang xây xong tầng 1 trông y hệt như tháp canh của vạn lý trường thành cũng màu ghi đá mộc như thế và còn chuẩn bị lên tầng 2 . Nhìn phối cảnh toàn phần thì chẳng giống ai . Chủ đầu tư là một vị sư đấy . Bác về luôn đi cách Hn có 13 cây thôi . Tôi chờ đọc thông tin của bác
Trả lờiXóađầu óc có LỖ HỔNG NHẬN THỨC đồng nghiã là mất trí ? nghĩ một đàng làm một nẽo là bệnh thần kinh rồi đấy.
Trả lờiXóaTrước tiên, phải có sự vật, sự việc mới có "lỗ hổng" của nó. Còn không có, làm sao "hổng" được?!
Trả lờiXóaCán bộ hôm nay mà có "nhận thức", tôi chết liền!
Lỗ hổng nhận thức bắt đầu bằng lỗ hổng trong cái túi tham.Nhét chữ thánh hiền thì rớt,nhét chữ tiền thì không bao giờ đầy.Phương thức chữa tốt nhất là"cách mạng" theo kiểu AQ của Lỗ Tấn chứ đừng vận dụng theo cách mạng XHCN mãi càng thêm hổng
Trả lờiXóaSao không nói "Không có nhận thức và không biết quản lý" cho nó rõ ràng tiếng Việt nhỉ? Cứ thích nói những cụm từ Hán Việt mà không biết mình nói dốt?
Trả lờiXóaÔng bà nói cấm có sai - điếc hay ngóng, ngọng hay nói! (Các "nhà báo" bây giờ cũng hay phang "vị tha" với nghĩa "tha thứ", mà không biết rằng "vị tha" chính là "sống vì người khác" - "vị - vì"; "tha - người ta, người khác."
Quan chức ngu dốt, có tiền mua ghế để tham nhũng. Chúng nó biết gì đến văn hóa.
Trả lờiXóaCư có cái bằng dại học tại chức, rồi cao cấp chính trị ngồi đâu cũng được, làm quan nhớn quan bé đều làm được tuốt tuột.
Trả lờiXóaThông cảm. Trình độ đảng viên chỉ thế thôi.
Trả lờiXóaTất cả đều do lòng tham, bày vẽ để vơ vét. Nếu không vơ vét được, bọn chúng sẽ bỏ mặc không quan tâm đâu.
Trả lờiXóaTối qua không hiểu sao chồng tôi nói trong bóng đêm: "Em mà không có lỗ hổng thì gay cho anh"?
Trả lờiXóaGiờ đọc bài này mới hiểu. Anh chồng tôi "đểu" thế...